https://kevesko.vn/20220610/viet-nam-se-tiep-tuc-the-hien-la-thanh-vien-tich-cuc-cua-lien-hop-quoc-15593074.html
Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc
Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc
Sputnik Việt Nam
Trên cương vị Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77, mục tiêu của Việt Nam là tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm, mang tính xây dựng, toàn... 10.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-10T17:10+0700
2022-06-10T17:10+0700
2022-06-10T17:10+0700
liên hợp quốc
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
chính trị
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/71/87/718708_0:177:3072:1905_1920x0_80_0_0_7cd0ba308c16ab0306d65b6485409c3d.jpg
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 7/6 vừa qua đã tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch của Đại hội đồng khóa 77. Cuộc họp đã đồng thuận bầu Việt Nam là một trong 17 Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này kể từ ngày 13/9/2022, nhiệm kỳ một năm.Việt Nam - thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên Hợp QuốcNgày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.Trong 45 năm qua, Việt Nam đã gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.Trong hơn 20 năm gần đây, Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, thể hiện mình là một thành viên có trách nhiệm đối với Liên Hợp Quốc.Trong 20 năm trở lại đây, Việt Nam được các quốc gia tín nhiệm bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021). Việt Nam là thành viên luân phiên Hội đồng chấp hành Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2000-2002); được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (2014-2016); được bầu vào Hội đồng kinh tế xã hội (nhiệm kỳ 2016-2018); là thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017-2021); là thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (2019-2025); là nước đề xuất lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Thế giới phòng chống dịch bệnh, được 100% các quốc gia thành viên Liên Hơp Quốc tán thành (2020); được bầu làm thành viên Hội đồng Thống đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA (2021-2023); là thành viên Hội đồng khai thác Liên minh Bưu chính quốc tế (2022-2025).v.v…Việt Nam sẽ tham gia toàn diện, đồng bộ vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đại hội đồng Liên Hợp QuốcNgày 7/6 vừa qua, Việt Nam đã vinh dự trúng cử và trở thành một trong 17 Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77. Nhiệm kỳ của Việt Nam sẽ kéo dài một năm kể từ ngày 13/9 tới.Việc Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 ngay sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một lần nữa cho thấy mức độ tín nhiệm rất cao của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.Theo Bộ ngoại giao Việt Nam, với tư cách là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng LHQ Việt Nam sẽ tham gia điều hành các hoạt động của Đại hội đồng, sẽ tham gia tổ chức các sự kiện cấp cao và các sự kiện khác của Đại hội đồng, tham gia dẫn dắt và điều hành các văn kiện, các sáng kiến của Đại hội đồng, xử lý khác biệt giữa các quốc gia, tạo dựng đồng thuận. Mục tiêu của Việt Nam là tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm, mang tính xây dựng, tham gia toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
https://kevesko.vn/20220523/khong-de-ben-thu-ba-lam-sut-me-tinh-anh-em-viet-nam---campuchia-15322921.html
https://kevesko.vn/20220609/ngay-cang-duoc-the-gioi-ne-trong-viet-nam-se-nham-den-cac-vi-tri-cao-hon-o-lhq-15561324.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/71/87/718708_274:0:2814:1905_1920x0_80_0_0_06d18bc7b699162e66926aaee429f9f5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
liên hợp quốc, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, chính trị, thế giới
liên hợp quốc, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, chính trị, thế giới
Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc
Trên cương vị Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77, mục tiêu của Việt Nam là tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm, mang tính xây dựng, toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 7/6 vừa qua đã tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch của Đại hội đồng khóa 77. Cuộc họp đã đồng thuận bầu Việt Nam là một trong 17 Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này kể từ ngày 13/9/2022, nhiệm kỳ một năm.
Việt Nam - thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
Trong 45 năm qua, Việt Nam đã gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.
"Ngay cả trong quãng thời gian 15 năm (1979-1994) bị Mỹ và các đồng minh bao vây, cấm vận do “lỗi” đã giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary, Việt Nam vẫn không vì thế mà lơ là sự đóng góp của mình cho Liên Hợp Quốc trong điều kiện hết sức khó khăn, ngặt nghèo", - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
Trong hơn 20 năm gần đây, Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, thể hiện mình là một thành viên có trách nhiệm đối với Liên Hợp Quốc.
"Từ việc đưa ra các sáng kiến hòa bình, xây dựng sự tin cậy chính trị, củng cố vai trò của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn đến việc cử quân đội tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và nhiều sáng kiến khác. Những đóng góp đó đã giúp uy tín của Việt Nam được nâng cao đáng kể trong con mắt các thành viên Liên Hợp quốc, trong đó có cả những quốc gia trước đây đã từng coi Việt Nam như kẻ thù”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik.
Trong 20 năm trở lại đây, Việt Nam được các quốc gia
tín nhiệm bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021). Việt Nam là thành viên luân phiên Hội đồng chấp hành Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2000-2002); được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (2014-2016); được bầu vào Hội đồng kinh tế xã hội (nhiệm kỳ 2016-2018); là thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017-2021); là thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (2019-2025); là nước đề xuất lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Thế giới phòng chống dịch bệnh, được 100% các quốc gia thành viên Liên Hơp Quốc tán thành (2020); được bầu làm thành viên Hội đồng Thống đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA (2021-2023); là thành viên Hội đồng khai thác Liên minh Bưu chính quốc tế (2022-2025).v.v…
Việt Nam sẽ tham gia toàn diện, đồng bộ vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Ngày 7/6 vừa qua, Việt Nam đã vinh dự trúng cử và trở thành một trong 17 Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77. Nhiệm kỳ của Việt Nam sẽ kéo dài một năm kể từ ngày 13/9 tới.
"Chúng ta đều biết rằng, Đại hội đồng LHQ là một trong 6 cơ quan chính của LHQ và là cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện của tất cả thành viên. Đại hội đồng LHQ có thẩm quyền rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc bất kỳ vấn đề nào thuộc thẩm quyền của các cơ quan của LHQ, nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Sự kiện Việt Nam giữ một trong các vị trí Phó Chủ tịch có ý nghĩa lớn, đặc biệt là năm nay Việt Nam kỷ niệm 45 năm gia nhập Liên hiệp quốc – tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này", - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Việc Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 ngay sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một lần nữa cho thấy
mức độ tín nhiệm rất cao của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
"Sự kiện này mở đường cho những những đóng góp, những sáng kiến có giá trị hơn mà Việt Nam sẵn sàng đề xuất với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, góp phần xây dựng và củng cố vai trò của Liên Hợp Quốc cũng như làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Hợp Quốc và các thành viên", - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
Theo Bộ ngoại giao Việt Nam, với tư cách là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng LHQ Việt Nam sẽ tham gia điều hành các hoạt động của Đại hội đồng, sẽ tham gia tổ chức các sự kiện cấp cao và các sự kiện khác của Đại hội đồng, tham gia dẫn dắt và điều hành các văn kiện, các sáng kiến của Đại hội đồng, xử lý khác biệt giữa các quốc gia, tạo dựng đồng thuận. Mục tiêu của Việt Nam là tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm, mang tính xây dựng, tham gia toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.