https://kevesko.vn/20220615/cac-nha-lap-phap-hoa-ky-ung-ho-bien-phap-kiem-che-muc-dau-tu-vao-trung-quoc-15678531.html
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp kiềm chế mức đầu tư vào Trung Quốc
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp kiềm chế mức đầu tư vào Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất sẽ trao cho chính phủ Hoa Kỳ quyền hạn mới để chặn hàng tỷ USD đầu tư vào Trung Quốc như một phần trong dự luật tăng... 15.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-15T18:53+0700
2022-06-15T18:53+0700
2022-06-15T19:21+0700
hoa kỳ
kinh tế
trung quốc
quan điểm-ý kiến
đầu tư
đầu tư nước ngoài
chính trị
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0f/15679309_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_9da710cb71dff589efb9f885453e4bf0.jpg
Cơ chế mới giả định rằng, chính phủ sẽ kiểm tra và từ chối các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc. Sáng kiến mới được đưa ra như một phương tiện hữu hiệu để Washington chống lại việc rò rỉ công nghệ của Mỹ sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ tỏ ra nghi ngờ về sáng kiến này, họ cho rằng, nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ.Các doanh nghiệp sẽ phải báo cáo kế hoạch của họSáng kiến này được đề xuất bởi hai thượng nghị sĩ Bob Casey và John Cornyn, cũng như các hạ nghị sĩ Rosa DeLauro, Bill Pascrell, Michael McCaul, Brian Fitzpatrick và Victoria Spartz. Theo đề xuất của các thượng nghị sĩ, chính phủ Mỹ sẽ có quyền kiểm tra các khoản đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc, xem có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia hay không. Các doanh nghiệp sẽ phải báo cáo với Ủy ban về khả năng quan trọng quốc gia (NCCC) kế hoạch mở rộng ra nước ngoài (chưa có tin về việc cơ quan nào sẽ đóng vai trò chủ đạo trong ủy ban này). Ủy ban NCCC sẽ kiểm tra các dự án đầu tư và cấm thực hiện dự án mới nếu có nghi ngờ về các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và sự an toàn của sở hữu trí tuệ.Các biện pháp như vậy đã được thảo luận ở Washington từ lâu, nhưng giờ đây dự luật được đề xuất (như một phần của dự luật rộng hơn về cạnh tranh với Trung Quốc) phần nào thu hẹp phạm vi các ngành và danh sách các công nghệ cụ thể mà các khoản đầu tư vào chúng có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Ví dụ, Ủy ban NCCC có thể xem xét cả các khoản đầu tư Greenfield (đầu tư mới/đầu tư xanh) cũng như các dự án thành lập công ty liên doanh với nước ngoài và thậm chí cả việc đầu tư mạo hiểm. Các ngành sẽ phải tuân theo cơ chế sàng lọc đầu tư nằm trong danh sách "chuỗi cung ứng quan trọng" đã được chính quyền Biden xác định trước đó. Chính phủ cũng sẽ giám sát kỹ lưỡng các khoản đầu tư vào các công nghệ mới quan trọng nhất, vốn cũng được Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NSTC) và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ xác định là rất quan trọng để duy trì vị thế siêu cường hàng đầu của Hoa Kỳ. Ví dụ, trong danh sách các công nghệ quan trọng nhất có chất bán dẫn, pin dung lượng cao, dược phẩm, kim loại đất hiếm, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, công nghệ siêu thanh, các hệ thống tự trị như robot và thiết bị dưới nước không người lái.Càng gần đến cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, càng có nhiều sáng kiến như vậy, - chuyên gia cao cấp Zhou Rong từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Theo ông, có sự đồng thuận của lưỡng đảng ở Washington về sự cần thiết phải thúc đẩy chính sách cứng rắn nhất đối với Trung Quốc. Mặc dù chính sách này có thể tác động tiêu cực, nhưng, bất kỳ động thái nới lỏng nào liên quan đến Trung Quốc sẽ quá độc hại cho cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trước thềm bầu cử, chuyên gia Zhou Rong lưu ý.Giới doanh nghiệp Mỹ cảm thấy lo ngại trước sáng kiến nàyHội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ quan đại diện cho lợi ích của các công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc, gọi đề xuất này là "chưa từng có trong toàn bộ lịch sử 250 năm của Hoa Kỳ". Hội đồng kinh doanh nhấn mạnh rằng, các biện pháp như vậy chỉ làm trầm trọng thêm tình hình bất ổn và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ. Đại diện của ngành đầu tư mạo hiểm cũng cho rằng, nhà nước đã đi quá xa trong mong muốn quản lý các quy trình kinh doanh. Các đề xuất trước đây của Thượng viện Mỹ nhằm hạn chế hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã nhiều lần bị chỉ trích là quá rộng. Tuy nhiên, giờ đây, các nhà lập pháp lại khẳng định rằng, nếu dự luật được thông qua, nó sẽ chỉ ảnh hưởng đến các công ty sản xuất công nghệ quan trọng. Một ví dụ là thương vụ của Advanced Micro Devices với các đối tác Trung Quốc, khi một nhà sản xuất Mỹ giúp thiết lập quy trình công nghệ tương ứng ở Trung Quốc.Các chính trị gia phản đối việc đưa kế hoạch đó vào dự luật cũng chỉ ra rằng, ngay cả nếu dự luật này được thông qua, vẫn chưa rõ liệu có bất kỳ cơ chế hiệu quả nào để kiểm soát việc thực thi luật hay không. Ví dụ, vào năm 2018, Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật tăng cường kiểm soát xuất khẩu. Tuy nhiên, một số công ty Mỹ đã tìm mọi cách để lách luật này và tiếp tục cung cấp các sản phẩm cần thiết cho các đối tác Trung Quốc. Bất chấp các lệnh trừng phạt, xuất khẩu chip của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng 25 tỷ USD vào năm ngoái. Do đó, ngay cả sau khi dự luật được thông qua, hoàn toàn không rõ liệu cơ chế sàng lọc được đề xuất có hoạt động hay không, - chuyên gia Zhou Rong nói. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, những sáng kiến như vậy vẫn sẽ xuất hiện, vì tình hình chính trị bên trong Hoa Kỳ tạo bầu không khí thuận lợi cho những đề xuất tương tự.Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ phần lớn chip và các công nghệ tiên tiến khác bán ra thị trường thế giới, vì thế các nhà sản xuất cũng như các nhà đầu tư của Mỹ đều muốn tận dụng các cơ hội thị trường. Kể từ đầu năm 2020, chi nhánh Trung Quốc của quỹ đầu tư Mỹ Sequoia Capital đã đầu tư vào khoảng 40 dự án chip của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong dự luật mới hầu như không có kẽ hở. Nó gợi ý rằng, không chỉ các công ty mẹ của Mỹ, mà tất cả các chi nhánh của họ đều nằm trong diện sàng lọc. Do đó, lời “biện hộ” mà Sequoia Capital sử dụng trong mấy năm liền rằng, công ty con ở Trung Quốc của họ là một cơ cấu riêng biệt với đội ngũ nhân viên riêng sẽ khó chấp nhận. Nếu dự luật được thông qua, các công ty sẽ phải thông báo cho các nhà chức trách Hoa Kỳ trước ít nhất 45 ngày về thỏa thuận đầu tư được đề xuất. Trong cùng thời gian, các nhà chức trách sẽ đưa ra phán quyết của họ. Giao dịch có thể bị dừng bất cứ lúc nào nếu nó chưa được báo cáo theo đúng thủ tục đã thỏa thuận.
https://kevesko.vn/20220613/trung-quoc-nhac-nho-my-ve-su-that-kho-noi-trong-quan-he-voi-cac-nuoc-lang-gieng-15625774.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/0f/15679309_119:0:2850:2048_1920x0_80_0_0_2f33b4d6925ec2bc1906dc1c32d3093b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
hoa kỳ, kinh tế, trung quốc, quan điểm-ý kiến, đầu tư, đầu tư nước ngoài, chính trị, tác giả
hoa kỳ, kinh tế, trung quốc, quan điểm-ý kiến, đầu tư, đầu tư nước ngoài, chính trị, tác giả
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp kiềm chế mức đầu tư vào Trung Quốc
18:53 15.06.2022 (Đã cập nhật: 19:21 15.06.2022) Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất sẽ trao cho chính phủ Hoa Kỳ quyền hạn mới để chặn hàng tỷ USD đầu tư vào Trung Quốc như một phần trong dự luật tăng cường khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Cơ chế mới giả định rằng, chính phủ sẽ kiểm tra và từ chối các dự án đầu tư của
các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc. Sáng kiến mới được đưa ra như một phương tiện hữu hiệu để Washington chống lại việc rò rỉ công nghệ của Mỹ sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ tỏ ra nghi ngờ về sáng kiến này, họ cho rằng, nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ.
Các doanh nghiệp sẽ phải báo cáo kế hoạch của họ
Sáng kiến này được đề xuất bởi hai thượng nghị sĩ Bob Casey và John Cornyn, cũng như các hạ nghị sĩ Rosa DeLauro, Bill Pascrell, Michael McCaul, Brian Fitzpatrick và Victoria Spartz. Theo đề xuất của các thượng nghị sĩ, chính phủ Mỹ sẽ có quyền kiểm tra các khoản đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc, xem có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia hay không. Các doanh nghiệp sẽ phải báo cáo với Ủy ban về khả năng quan trọng quốc gia (NCCC) kế hoạch mở rộng ra nước ngoài (chưa có tin về việc cơ quan nào sẽ đóng vai trò chủ đạo trong ủy ban này). Ủy ban NCCC sẽ kiểm tra các dự án đầu tư và cấm thực hiện dự án mới nếu có nghi ngờ về các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và sự an toàn của sở hữu trí tuệ.
Các biện pháp như vậy đã được thảo luận ở Washington từ lâu, nhưng giờ đây dự luật được đề xuất (như một phần của dự luật rộng hơn về cạnh tranh với Trung Quốc) phần nào thu hẹp phạm vi các ngành và danh sách các công nghệ cụ thể mà các khoản đầu tư vào chúng có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Ví dụ, Ủy ban NCCC có thể
xem xét cả các khoản đầu tư Greenfield (đầu tư mới/đầu tư xanh) cũng như các dự án thành lập công ty liên doanh với nước ngoài và thậm chí cả việc đầu tư mạo hiểm. Các ngành sẽ phải tuân theo cơ chế sàng lọc đầu tư nằm trong danh sách "chuỗi cung ứng quan trọng" đã được chính quyền Biden xác định trước đó. Chính phủ cũng sẽ giám sát kỹ lưỡng các khoản đầu tư vào các công nghệ mới quan trọng nhất, vốn cũng được Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NSTC) và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ xác định là rất quan trọng để duy trì vị thế siêu cường hàng đầu của Hoa Kỳ. Ví dụ, trong danh sách các công nghệ quan trọng nhất có chất bán dẫn, pin dung lượng cao, dược phẩm, kim loại đất hiếm, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, công nghệ siêu thanh, các hệ thống tự trị như robot và thiết bị dưới nước không người lái.
Càng gần đến cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, càng có nhiều sáng kiến như vậy, - chuyên gia cao cấp Zhou Rong từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Theo ông, có sự đồng thuận của lưỡng đảng ở Washington về sự cần thiết phải thúc đẩy chính sách cứng rắn nhất đối với Trung Quốc. Mặc dù chính sách này có thể tác động tiêu cực, nhưng, bất kỳ động thái nới lỏng nào liên quan đến Trung Quốc sẽ quá độc hại cho cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trước thềm bầu cử, chuyên gia Zhou Rong lưu ý.
Giới doanh nghiệp Mỹ cảm thấy lo ngại trước sáng kiến này
Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ quan đại diện cho lợi ích của các công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc, gọi đề xuất này là "chưa từng có trong toàn bộ lịch sử 250 năm của Hoa Kỳ". Hội đồng kinh doanh nhấn mạnh rằng, các biện pháp như vậy chỉ làm trầm trọng thêm tình hình bất ổn và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ. Đại diện của ngành đầu tư mạo hiểm cũng cho rằng, nhà nước đã đi quá xa trong mong muốn quản lý các quy trình kinh doanh. Các đề xuất trước đây của Thượng viện Mỹ nhằm hạn chế hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã nhiều lần bị chỉ trích là quá rộng. Tuy nhiên, giờ đây, các nhà lập pháp lại khẳng định rằng, nếu dự luật được thông qua, nó sẽ chỉ ảnh hưởng đến các công ty sản xuất công nghệ quan trọng. Một ví dụ là thương vụ của Advanced Micro Devices với các đối tác Trung Quốc, khi một nhà sản xuất Mỹ giúp thiết lập quy trình công nghệ tương ứng ở Trung Quốc.
Các chính trị gia phản đối việc đưa kế hoạch đó vào dự luật cũng chỉ ra rằng, ngay cả nếu dự luật này được thông qua, vẫn chưa rõ liệu có bất kỳ cơ chế hiệu quả nào để kiểm soát việc thực thi luật hay không. Ví dụ, vào năm 2018, Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật tăng cường kiểm soát xuất khẩu. Tuy nhiên, một số công ty Mỹ đã tìm mọi cách để lách luật này và tiếp tục cung cấp các sản phẩm cần thiết cho các đối tác Trung Quốc. Bất chấp các lệnh trừng phạt, xuất khẩu chip của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng 25 tỷ USD vào năm ngoái. Do đó, ngay cả sau khi dự luật được thông qua, hoàn toàn không rõ liệu cơ chế sàng lọc được đề xuất có hoạt động hay không, - chuyên gia Zhou Rong nói. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, những sáng kiến như vậy vẫn sẽ xuất hiện, vì tình hình chính trị bên trong Hoa Kỳ tạo bầu không khí thuận lợi cho những đề xuất tương tự.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ phần lớn chip và các công nghệ tiên tiến khác bán ra thị trường thế giới, vì thế các nhà sản xuất cũng như các nhà đầu tư của Mỹ đều muốn tận dụng các cơ hội thị trường. Kể từ đầu năm 2020, chi nhánh Trung Quốc của quỹ đầu tư Mỹ Sequoia Capital đã đầu tư vào khoảng 40 dự án chip của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong dự luật mới hầu như không có kẽ hở. Nó gợi ý rằng, không chỉ các công ty mẹ của Mỹ, mà tất cả các chi nhánh của họ đều nằm trong diện sàng lọc. Do đó, lời “biện hộ” mà Sequoia Capital sử dụng trong mấy năm liền rằng, công ty con ở Trung Quốc của họ là một cơ cấu riêng biệt với đội ngũ nhân viên riêng sẽ khó chấp nhận. Nếu dự luật được thông qua, các công ty sẽ phải thông báo cho các nhà chức trách Hoa Kỳ trước ít nhất 45 ngày về thỏa thuận đầu tư được đề xuất. Trong cùng thời gian, các nhà chức trách sẽ đưa ra phán quyết của họ. Giao dịch có thể bị dừng bất cứ lúc nào nếu nó chưa được báo cáo theo đúng thủ tục đã thỏa thuận.