Nhật Bản phản đối việc tàu Trung Quốc đi vào vùng biển ngoài khơi Senkaku

CC BY-SA 2.0 / Al Jazeera English / Senkaku/DiaoyuĐảo Điếu Ngư (Senkaku) ở Biển Hoa Đông.
Đảo Điếu Ngư (Senkaku) ở Biển Hoa Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Chính phủ Nhật Bản gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao về việc tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết tại một cuộc họp báo.

"Hoạt động của các tàu tuần duyên Trung Quốc trước hết là sự vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã gửi công hàm phản đối kiên quyết thông qua các kênh ngoại giao và kêu gọi họ rút ngay tàu khỏi đó. Việc xâm phạm vùng biển của chúng tôi ở gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư - chú thích biên tập) là cực kỳ đáng buồn và không thể chấp nhận được", - ông Matsuno lưu ý.

Ông Matsuno cũng nhấn mạnh rằng các nhà chức trách Nhật Bản có ý định "tiếp tục giám sát chặt chẽ khu vực xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) Và thực hiện các động thái đáp trả đối với phía Trung Quốc một cách hòa bình".
Theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, hai tàu Trung Quốc đã đi vào lãnh hải thuộc khu vực quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) vào sáng thứ Ba, đây là sự cố thứ 12 thuộc loại này kể từ đầu năm đến nay.
nhóm đảo Senkaku - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2022
Có khả năng tàu Trung Quốc đã tiến hành giám sát đặc khu kinh tế Nhật Bản

Tranh chấp lãnh thổ

Quần đảo Senkaku (tên tiếng Trung là Điếu Ngư đảo) là đối tượng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tokyo khẳng định rằng phía Nhật Bản đã sở hữu quần đảo từ năm 1895, còn Bắc Kinh nhắc rằng trên bản đồ Nhật Bản năm 1783 và 1785 thì các hòn đảo này có chỉ định là lãnh thổ của Trung Quốc. Sau Thế chiến II, Senkaku thuộc sự kiểm soát của Hoa Kỳ và Washington đã chuyển giao cho Nhật Bản vào năm 1972.
Đài Loan và Trung Hoa đại lục tuyên bố rằng Nhật Bản đang chiếm giữ đảo một cách bất hợp pháp. Về phía mình, Tokyo cho rằng Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu nêu tham vọng chủ quyền với quần đảo này từ những năm 1970, khi hiểu ra rằng vùng biển quanh quần đảo rất phong phú khoáng sản hữu ích.
Tranh chấp lãnh thổ thậm chí trở nên trầm trọng hơn sau khi Chính phủ Nhật Bản mua lại 3 trong số 5 hòn đảo của quần đảo này từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật vào năm 2012, bằng cách đó nhấn mạnh quy chế quốc gia của Senkaku.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала