https://kevesko.vn/20220624/so-thich-an-thit-ech-se-dan-den-tham-hoa-sinh-thai-15863466.html
Sở thích ăn thịt ếch sẽ dẫn đến thảm họa sinh thái
Sở thích ăn thịt ếch sẽ dẫn đến thảm họa sinh thái
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Việc EU nhập khẩu hàng triệu đùi ếch đang đe dọa quần thể loài lưỡng cư này ở các nước cung cấp, tổ chức Pro Wildlife cảnh báo. 24.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-24T08:54+0700
2022-06-24T08:54+0700
2022-06-24T08:54+0700
khoa học
thảm họa
sinh thái
ếch
eu
môi trường
https://cdn.img.kevesko.vn/img/338/10/3381003_0:66:1620:977_1920x0_80_0_0_c29c1f1809226fd0c4ae5d8d8b73a78b.jpg
Theo báo cáo dẫn số liệu của cơ quan thống kê Eurostat, từ năm 2010 đến năm 2019 EU đã nhập khẩu hơn 40 nghìn tấn đùi ếch. Những nước nhập khẩu chính là Bỉ, Pháp, Hà Lan, Ý và Tây Ban Nha. Khoảng 74% lượng nhập khẩu mặt hàng này của EU đến từ Indonesia, 4% từ Thổ Nhĩ Kỳ và 0,7% từ Albania.Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng Hoa Kỳ cũng nhập khẩu ếch với số lượng lớn, nhưng chủ yếu là loại ếch được nuôi trong các trang trại riêng. Không giống như Mỹ, EU nhập khẩu ếch đánh bắt tự nhiên, làm tăng nguy cơ dẫn đến thảm họa môi trường.Các nhà hoạt động bảo vệ động vật tỏ ý lo ngại rằng quần thể ếch khổng lồ Java (Limnonectes macrodon) của Indonesia đã cạn kiệt đến mức nguy hiểm khi nước này dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với loài động vật lưỡng cư này.Nghiên cứu cũng cho thấy số lượng ếch ở Thổ Nhĩ Kỳ đang suy giảm đến mức đáng báo động. Theo báo cáo, loài ếch ở bán đảo Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ tuyệt chủng trước năm 2032 nếu tốc độ đánh bắt hiện tại tiếp diễn.Tại Albania, nước cung cấp ếch lớn thứ tư của EU, loài ếch nước Albania đặc hữu (Pelophylax shqipericus) cũng đang bị đe dọa tuyệt chủng.Các tác giả báo cáo lưu ý đến vai trò quan trọng của loài ếch đối với hệ sinh thái toàn cầu trong việc diệt côn trùng. Cụ thể hiện nay do số lượng quần thể loài động vật này trên thế giới suy giảm nên việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng độc hại ngày càng gia tăng.
https://kevesko.vn/20190707/neu-ten-nhung-mon-dac-san-nguy-hiem-nhat-7747426.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/338/10/3381003_179:0:1619:1080_1920x0_80_0_0_e5c8fc267d8ed8218f282d3cae1137d5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, thảm họa, sinh thái, ếch, eu, môi trường
khoa học, thảm họa, sinh thái, ếch, eu, môi trường
Sở thích ăn thịt ếch sẽ dẫn đến thảm họa sinh thái
MOSKVA (Sputnik) - Việc EU nhập khẩu hàng triệu đùi ếch đang đe dọa quần thể loài lưỡng cư này ở các nước cung cấp, tổ chức Pro Wildlife cảnh báo.
Theo báo cáo dẫn số liệu của cơ quan thống kê Eurostat, từ năm 2010 đến năm 2019 EU đã nhập khẩu hơn 40 nghìn tấn đùi ếch. Những nước nhập khẩu chính là Bỉ, Pháp, Hà Lan, Ý và Tây Ban Nha. Khoảng 74% lượng nhập khẩu mặt hàng này của EU đến từ Indonesia, 4% từ Thổ Nhĩ Kỳ và 0,7% từ Albania.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng Hoa Kỳ cũng nhập khẩu ếch với số lượng lớn, nhưng chủ yếu là loại ếch được nuôi trong các trang trại riêng. Không giống như Mỹ, EU nhập khẩu ếch đánh bắt tự nhiên, làm tăng nguy cơ dẫn đến thảm họa môi trường.
Các nhà hoạt động bảo vệ động vật tỏ ý lo ngại rằng quần thể ếch khổng lồ Java (Limnonectes macrodon) của Indonesia đã cạn kiệt đến mức nguy hiểm khi nước này dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với loài động vật lưỡng cư này.
Nghiên cứu cũng cho thấy số lượng ếch ở Thổ Nhĩ Kỳ đang suy giảm đến mức đáng báo động. Theo báo cáo, loài ếch ở bán đảo Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ tuyệt chủng trước năm 2032 nếu tốc độ đánh bắt hiện tại tiếp diễn.
Tại Albania, nước cung cấp ếch lớn thứ tư của EU,
loài ếch nước Albania đặc hữu (Pelophylax shqipericus) cũng đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Các tác giả báo cáo lưu ý đến vai trò quan trọng của loài ếch đối với hệ sinh thái toàn cầu trong việc diệt côn trùng. Cụ thể hiện nay do số lượng quần thể loài động vật này trên thế giới suy giảm nên việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng độc hại ngày càng gia tăng.