https://kevesko.vn/20220625/lieu-viet-nam-co-the-som-thanh-cong-xuong-the-gioi-thay-the-trung-quoc-15892680.html
Liệu Việt Nam có thể sớm thành công xưởng thế giới thay thế Trung Quốc?
Liệu Việt Nam có thể sớm thành công xưởng thế giới thay thế Trung Quốc?
Sputnik Việt Nam
Mối quan hệ với các nước lớn nhỏ, tình hình kinh tế và chương trình hiện đại hóa quân đội - đây là những chủ đề chính của các bài báo và phóng sự về Việt... 25.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-25T06:24+0700
2022-06-25T06:24+0700
2022-06-25T06:24+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
việt nam trên báo chí nước ngoài
việt nam
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/19/15892841_0:99:3293:1951_1920x0_80_0_0_eee52ca18076744e456ee3b74573b31a.jpg
Sputnik dành bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” cho các nội dung này.Việt Nam phản đối, hợp tác và giúp đỡViệt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa. Phát ngôn viên Bộ Ngoái giao Việt Nam nhấn mạnh, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, Asia News đưa tin. Trang Stars and Stripes của Mỹ kể về chuyến thăm Việt Nam của tàu bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ Mercy cùng với 600 thủy thủ và nhân viên từ Úc, Nhật Bản và Anh trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022 (PP22) kéo dài 5 tháng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhân viên y tế của tàu sẽ thực hiện các hoạt động nhân đạo, khám chữa bệnh, trao đổi chuyên môn cả trên tàu và tại các cơ sở y tế của Việt Nam. Borneo Bulletin thông báo về việc Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Mozambique bảo đảm an ninh lương thực và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao như đã nêu tại cuộc gặp của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Chủ tịch Quốc hội Mozambique Esperanca Laurinda Francisco Nhiuane Bias. Tờ Netherlands and You viết về sự hợp tác của Việt Nam với Hà Lan trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng và nâng cấp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hà Lan và Đồng bằng sông Cửu Long là những đồng bằng dễ bị tổn thương với nhiều vấn đề tương tự, và quốc gia châu Âu này quyết tâm giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề này. Và Coingeek viết về cách công ty blockchain Nhật Bản Soramitsu đang giúp Việt Nam tạo ra các loại tiền điện tử của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC). Các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh công việc này để đáp ứng với sự phổ biến ngày càng tăng của đồng nhân dân tệ và đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, đồng thời hy vọng rằng, CBDC sẽ giúp cải thiện khả năng sử dụng đồng nội tệ của họ và bảo đảm an ninh kinh tế.Việt Nam - điểm đến ưa thích của những gã khổng lồ công nghệ thông tinTờ South China Morning Post đăng một bài báo dài về thành công của Việt Nam, nước giữ thế tăng trưởng xuất khẩu, về làn sóng chuyển công ty khỏi Trung Quốc. Tác giả bài viết suy đoán rằng, Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc thành một trung tâm sản xuất mới. Các chuyên gia được tác giả phỏng vấn đều cho rằng, Trung Quốc sẽ duy trì vị trí “công xưởng thế giới” trong ít nhất 30 năm tới và việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang Đông Nam Á cho phép người tiêu dùng Trung Quốc hưởng lợi từ hàng hóa rẻ hơn, trong khi ngành công nghiệp Trung Quốc có năng lực được giải phóng để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa. Thị trường tiêu dùng siêu lớn của Trung Quốc cũng như quá trình đổi mới ngày càng tăng và hiệu quả tổng thể mạnh mẽ vẫn thu hút các công ty đa quốc gia, tác giả nhận xét. Nikkei Asia tiếp tục chủ đề này khi đưa tin rằng, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù việc mua một số nguyên liệu đã chậm lại do các biện pháp kiểm dịch kéo dài ở Trung Quốc, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng nhờ nhiều hiệp định thương mại tự do, bao gồm cả với EU, cũng như tư cách thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Digitimes cho biết thêm rằng, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc cho nhiều công ty CNTT cấp 1. Họ đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Và lệnh phong tỏa vì COVID-19 gần đây ở các thành phố Đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc càng thúc đẩy các công ty, đặc biệt là Apple, tăng tốc chuyển nơi khác. TechCrunch. European Rubber Journal (Tạp chí Cao su Châu Âu) cho biết rằng, Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng (Danang Rubber Joint Stock Co) đang gia tăng sản lượng và giới thiệu chương trình Marketing sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất săm lốp. Trang PR News Wire đưa tin rằng, Flamingo Group - công ty chủ chốt trên thị trường bất động sản Việt Nam - đã chiến thắng ở hai hạng mục quan trọng tại giải thưởng bất động sản danh giá và uy tín bậc nhất trên thế giới International Property Awards (IPA) năm 2022- hạng mục "Dự án Kiến trúc Cảnh quan đẹp nhất Châu Á Thái Bình Dương" và "Dự án kiến trúc tích hợp tốt nhất tại Châu Á Thái Bình Dương” - với dự án Flamingo Hải Tiến - thiên đường tiện ích 5 sao mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt với giữa biển xanh, cát trắng, nắng vàng, với vô vàn giải trí và ẩm thực tuyệt vời.Năng lượng gió hay khí gas?Báo chí nước ngoài tiếp tục dành sự quan tâm lớn đến ngành năng lượng Việt Nam. Power Technology đưa tin rằng, công ty điện gió ngoài khơi Corio Generation (Hà Lan) và công ty xây dựng FECON của Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác phát triển một dự án điện gió ngoài khơi 500 MW nằm cách bờ biển 25 - 30 km tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam. Climate Change News viết rằng, lợi ích kinh doanh của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đang thúc đẩy các chính trị gia Việt Nam vận động hành lang để thúc đẩy chính phủ cho phép và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống hạ tầng mới để có thể nhập khẩu LNG. Phân tích của Carbon Tracker cho thấy rằng, đầu tư vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió rẻ hơn so với khí đốt, và việc tăng đầu tư vào khí đốt sẽ làm tăng thêm hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng và khiến cơ sở hạ tầng bị mắc kẹt. EcoBusiness viết về triển vọng và cơ hội cho ngành năng lượng điện gió tại Việt Nam, và tờ The Star viết về xu hướng tất yếu xây dựng tòa nhà cao sử dụng hệ thống tiết kiệm năng lượng để giảm tác động tiêu cực đến môi trường.Thiết bị cũ vẫn hoạt động tốtTạp chí Nga Voennoye Obozreniye viết rằng, các mục tiêu chính của quân đội Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa Lục quân là chuyển đổi sang các hệ thống tên lửa sản xuất trong nước, tái trang bị các loại súng trường thế hệ mới dựa trên súng trường tấn công Galil ACE cho lực lượng bộ binh và đổi mới đội xe tăng thông qua việc mua lại những chiếc xe tăng T-90 mới và hiện đại hóa các chiếc xe tăng cũ. Đồng thời, việc cải tiến đội xe bọc thép dùng để vận chuyển và hỗ trợ hỏa lực bộ binh không được đặt lên hàng đầu, và Việt Nam vẫn tích cực sử dụng các loại xe bọc thép chở quân do Liên Xô sản xuất trong thập niên 60-70.
https://kevesko.vn/20220617/viet-nam-muon-an-do-chu-y-hon-den-hoa-binh-o-bien-dong-15735766.html
https://kevesko.vn/20220620/cac-cong-ty-chau-au-muon-roi-trung-quoc-hang-loat-15793420.html
https://kevesko.vn/20220616/apple-va-pegatron-se-lap-rap-iphone-o-viet-nam-15696704.html
https://kevesko.vn/20220614/nguy-co-khung-hoang-nang-luong-dang-de-doa-viet-nam-15658240.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/19/15892841_281:0:3012:2048_1920x0_80_0_0_404aa6ac701748bc610d0e6360a337d5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam trên báo chí nước ngoài, việt nam, chính trị
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam trên báo chí nước ngoài, việt nam, chính trị
Liệu Việt Nam có thể sớm thành công xưởng thế giới thay thế Trung Quốc?
Mối quan hệ với các nước lớn nhỏ, tình hình kinh tế và chương trình hiện đại hóa quân đội - đây là những chủ đề chính của các bài báo và phóng sự về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài.
Sputnik dành bài tổng quan truyền thống
“Việt Nam trên báo chí nước ngoài” cho các nội dung này.
Việt Nam phản đối, hợp tác và giúp đỡ
Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa. Phát ngôn viên Bộ Ngoái giao Việt Nam nhấn mạnh, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, Asia News đưa tin. Trang Stars and Stripes của Mỹ kể về chuyến thăm Việt Nam của tàu bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ Mercy cùng với 600 thủy thủ và nhân viên từ Úc, Nhật Bản và Anh trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022 (PP22) kéo dài 5 tháng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhân viên y tế của tàu sẽ thực hiện các hoạt động nhân đạo, khám chữa bệnh, trao đổi chuyên môn cả trên tàu và tại các cơ sở y tế của Việt Nam.
Borneo Bulletin thông báo về việc Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Mozambique bảo đảm an ninh lương thực và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao như đã nêu tại cuộc gặp của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Chủ tịch Quốc hội Mozambique Esperanca Laurinda Francisco Nhiuane Bias. Tờ
Netherlands and You viết về sự hợp tác của Việt Nam với Hà Lan trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng và nâng cấp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hà Lan và Đồng bằng sông Cửu Long là những đồng bằng dễ bị tổn thương với nhiều vấn đề tương tự, và
quốc gia châu Âu này quyết tâm giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề này. Và
Coingeek viết về cách công ty blockchain Nhật Bản Soramitsu đang giúp Việt Nam tạo ra các loại tiền điện tử của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC). Các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh công việc này để đáp ứng với sự phổ biến ngày càng tăng của đồng nhân dân tệ và đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, đồng thời hy vọng rằng, CBDC sẽ giúp cải thiện khả năng sử dụng đồng nội tệ của họ và bảo đảm an ninh kinh tế.
Việt Nam - điểm đến ưa thích của những gã khổng lồ công nghệ thông tin
Tờ
South China Morning Post đăng một bài báo dài về thành công của Việt Nam, nước giữ thế tăng trưởng xuất khẩu, về làn sóng chuyển công ty khỏi Trung Quốc. Tác giả bài viết suy đoán rằng, Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc thành một trung tâm sản xuất mới. Các chuyên gia được tác giả phỏng vấn đều cho rằng, Trung Quốc sẽ duy trì vị trí “công xưởng thế giới” trong ít nhất 30 năm tới và
việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang Đông Nam Á cho phép người tiêu dùng Trung Quốc hưởng lợi từ hàng hóa rẻ hơn, trong khi ngành công nghiệp Trung Quốc có năng lực được giải phóng để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa. Thị trường tiêu dùng siêu lớn của Trung Quốc cũng như quá trình đổi mới ngày càng tăng và hiệu quả tổng thể mạnh mẽ vẫn thu hút các công ty đa quốc gia, tác giả nhận xét.
Nikkei Asia tiếp tục chủ đề này khi đưa tin rằng, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù việc mua một số nguyên liệu đã chậm lại do các biện pháp kiểm dịch kéo dài ở Trung Quốc, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng nhờ nhiều hiệp định thương mại tự do, bao gồm cả với EU, cũng như tư cách thành viên
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Digitimes cho biết thêm rằng, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc cho nhiều công ty CNTT cấp 1. Họ đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Và lệnh phong tỏa vì COVID-19 gần đây ở các thành phố Đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc càng thúc đẩy các công ty, đặc biệt là Apple, tăng tốc chuyển nơi khác.
TechCrunch. European Rubber Journal (Tạp chí Cao su Châu Âu) cho biết rằng, Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng (Danang Rubber Joint Stock Co) đang gia tăng sản lượng và giới thiệu chương trình Marketing sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất săm lốp. Trang PR News Wire đưa tin rằng, Flamingo Group - công ty chủ chốt trên thị trường bất động sản Việt Nam - đã chiến thắng ở hai hạng mục quan trọng tại giải thưởng bất động sản danh giá và uy tín bậc nhất trên thế giới International Property Awards (IPA) năm 2022- hạng mục "Dự án Kiến trúc Cảnh quan đẹp nhất Châu Á Thái Bình Dương" và "Dự án kiến trúc tích hợp tốt nhất tại Châu Á Thái Bình Dương” - với dự án Flamingo Hải Tiến - thiên đường tiện ích 5 sao mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt với giữa biển xanh, cát trắng, nắng vàng, với vô vàn giải trí và ẩm thực tuyệt vời.
Năng lượng gió hay khí gas?
Báo chí nước ngoài tiếp tục dành sự quan tâm lớn đến
ngành năng lượng Việt Nam.
Power Technology đưa tin rằng, công ty điện gió ngoài khơi Corio Generation (Hà Lan) và công ty xây dựng FECON của Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác phát triển một dự án điện gió ngoài khơi 500 MW nằm cách bờ biển 25 - 30 km tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam.
Climate Change News viết rằng, lợi ích kinh doanh của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đang thúc đẩy các chính trị gia Việt Nam vận động hành lang để thúc đẩy chính phủ cho phép và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống hạ tầng mới để có thể nhập khẩu LNG. Phân tích của Carbon Tracker cho thấy rằng, đầu tư vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió rẻ hơn so với khí đốt, và việc tăng đầu tư vào khí đốt sẽ làm tăng thêm hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng và khiến cơ sở hạ tầng bị mắc kẹt.
EcoBusiness viết về triển vọng và cơ hội cho ngành năng lượng điện gió tại Việt Nam, và tờ
The Star viết về xu hướng tất yếu xây dựng tòa nhà cao sử dụng hệ thống tiết kiệm năng lượng để giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Thiết bị cũ vẫn hoạt động tốt
Tạp chí Nga Voennoye Obozreniye viết rằng, các mục tiêu chính của quân đội Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa Lục quân là chuyển đổi sang các hệ thống tên lửa sản xuất trong nước, tái trang bị các loại súng trường thế hệ mới dựa trên súng trường tấn công Galil ACE cho lực lượng bộ binh và đổi mới đội xe tăng thông qua việc mua lại những chiếc xe tăng T-90 mới và hiện đại hóa các chiếc xe tăng cũ. Đồng thời, việc cải tiến đội xe bọc thép dùng để vận chuyển và hỗ trợ hỏa lực bộ binh không được đặt lên hàng đầu, và Việt Nam vẫn tích cực sử dụng các loại xe bọc thép chở quân do Liên Xô sản xuất trong thập niên 60-70.