Nga muốn nội địa hóa sản phẩm dệt may tại Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh Namngành công nghiệp dệt may Việt Nam
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2022
Đăng ký
Liên bang Nga mong muốn nội địa hóa sản phẩm dệt may tại Việt Nam để tăng cường xuất khẩu vào khối ASEAN.
Cần nhắc lại, Việt Nam là một trong 3 nước xuất khẩu hàng may sẵn hàng đầu thế giới. Hàng dệt may Việt Nam nổi bật nhờ sự kết hợp giữa chất lượng cao và giá thành phải chăng. Việt Nam cũng là nhà cung cấp lớn cho thị trường Nga nhiều sản phẩm, trong đó có các sản phẩm dệt may. Dư địa là rất lớn.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga Dương Hoàng Minh, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để cung cấp các sản phẩm với chất lượng cao và giá cả phù hợp với thị trường Nga.

Xúc tiến thương mại trong lĩnh vực dệt may giữa Việt Nam và Nga

Ngày 28/6, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, Phòng Thương mại và Công nghiệp Primorye cùng các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Liên bang Nga mang chủ đề “Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực dệt may”.
Đây là một phần trong những nỗ lực nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên nền tảng tin cậy chính trị ngày càng được tăng cường giữa Hà Nội và Moskva.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương bày tỏ sự hài lòng với sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước đối với Hội nghị về xúc tiến thương mại trong lĩnh vực dệt may và tin tưởng rằng, chương trình giao thương sẽ thành công tốt đẹp.
Theo ông Chiến, hội nghị là một trong những hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022.

“Đây là một hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga kết nối, trao đổi trực tuyến về khả năng hợp tác, kinh doanh và tiến tới giao dịch trực tiếp trong điều kiện cho phép”, - VOV dẫn lời Phó Cục trưởng Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho hay.

Việt Nam đủ sức đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Nga

Nêu thông tin về tình hình hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong bối cảnh dịch Covid-19 mà trọng tâm lĩnh vực dệt may, ông Dương Hoàng Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga cho hay, hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong Khối ASEAN và đứng thứ 5 trong Khu vực APEC.

“Việt Nam cũng là nhà cung cấp lớn cho thị trường Nga nhiều sản phẩm, trong đó có các sản phẩm dệt may”, - Tham tán Dương Hoàng Minh cho biết.

Cụ thể, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga chủ yếu là các sản phẩm gia công cho các thương hiệu thời trang, hoặc thể thao của nước ngoài như Zara, Mango, Uniqlo, Nike, Adidas, Puma…
Tuy nhiên, Tham tán Dương Hoàng Minh cũng đánh giá, tiềm năng phát triển lĩnh vực dệt may giữa Việt Nam và Nga chưa tương xứng với tiềm năng.

Các sản phẩm được xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga trên cơ sở hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Nga, mặc dù có tăng trưởng khá trong thời gian gần đây, nhưng còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nga. Có thể thấy, thương mại hàng dệt may giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng trong thời gian tới”, - ông Minh nhấn mạnh.

Tham tán Thương mại Dương Hoàng Minh cũng khẳng định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để cung cấp các sản phẩm với chất lượng cao và giá cả phù hợp với thị trường Nga.
Tại phiên hỏi đáp tại hội nghị đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các các diễn giả, đại biểu trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp hai bên chủ động đặt câu hỏi, tìm hiểu những vấn đề về hỗ trợ tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đối tác, và những chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng như hoạt động xúc tiến đầu tư công nghiệp trong bối cảnh xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina vẫn còn diễn biến căng thẳng.
Trong khi đó, ở phiên giao thương cùng ngày, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, chương trình giao thương đã kết nối trực tuyến cho khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga.
Buổi Giao thương sẽ được tiếp tục diễn ra vào ngày 29/6, với dự kiến khoảng 20 cặp doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga do Ban tổ chức sắp xếp.
Thị trưởng Yakutsk Evgeny Grigoriev tiếp đoàn Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Thị trưởng Yakutsk thuộc LB Nga hội kiến với Tổng Lãnh sự CHXHCN Việt Nam

Việt Nam là 1 trong 3 nước xuất khẩu hàng may sẵn hàng đầu thế giới

Phát biểu tại Hội nghị, ông Andrey Pecherin, Trưởng ban Kinh tế, Cơ quan Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam đánh giá cao quy mô cũng như chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam.

“Việt Nam là 1 trong 3 nước xuất khẩu hàng may sẵn hàng đầu thế giới. Hàng dệt may Việt Nam nổi bật nhờ sự kết hợp giữa chất lượng cao và giá thành phải chăng”, - ông Pecherin nói.

Trưởng ban Kinh tế, Cơ quan Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cũng cho biết, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nga đang cân nhắc lựa chọn nội địa hóa các cơ sở sản xuất của họ tại Việt Nam.
Ông Pecherin cũng bày tỏ rằng, trong bối cảnh một số thương hiệu quần áo và giày dép lớn trên toàn cầu rút lui khỏi thị trường Nga, việc phát triển hợp tác thành lập các liên doanh về may mặc càng trở nên phù hợp hơn, mở ra cơ hội lớn cho các công ty Nga.

“Một trong những cơ hội đó là sử dụng các ưu đãi của Việt Nam và tái xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN”, - ông Andrey Pecherin kỳ vọng.

Tuyến vận tải hàng hóa trực tiếp từ Việt Nam sang Nga

Phát biểu tại Hội nghị, đánh giá về tiềm năng cũng như cơ hội hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may với vùng Viễn Đông, ông Veselov Mikhail Vitalievich, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp vùng Primorye cho biết, Viễn Đông là vùng có vị trí địa lý hoàn toàn ở châu Á, nằm gần với các quốc gia Bắc Á thịnh vượng là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, đặc biệt có vị trí trọng yếu trong hành lang giao thông tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.

“Đặc biệt, tuyến đường vận tải hàng hóa trực tiếp giữa Việt Nam và Nga (từ TP.HCM - Hải Phòng - Vladivostok) đã đi vào hoạt động từ tháng 5 năm nay, giúp thông thương hàng hóa giữa hai nước trong thời gian ngắn nhất (từ 9-12 ngày) sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp dệt may thúc đẩy xuất nhập khẩu, giao thương với các doanh nghiệp khu vực này”, - ông Veselov vui mừng nói và tin tưởng vào tiềm năng trao đổi thương mại song phương thời gian tới.

Kaspersky Lab. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2022
Hãng bảo mật của Nga: Việt Nam an toàn nhất Đông Nam Á trước đe dọa tấn công tài chính

Những tín hiệu lạc quan

Như Sputnik đưa tin, tham chiếu dữ liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga đầu năm 2022 về những tín hiệu lạc quan trong hợp tác kinh tế Việt – Nga, theo đó, hợp tác thương mại Việt Nam - Liên bang Nga đã đạt được những bước phát triển tích cực trong thời gian qua.
Kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng trung bình 12,6% trong giai đoạn 2015-2020.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga.
Như Tham tán Dương Hoàng Minh đề cập, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản).
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Liên bang Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga).
Đặc biệt, Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỷ USD trong năm 2021. Trong khi đó, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Nga gồm điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, nông sản, thủy sản, hàng dệt may, da giày.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga các loại sắt thép, than các loại, phân bón, sản phẩm từ dầu mỏ, hóa chất, chất dẻo, gỗ và sản phẩm từ gỗ, lúa mỳ, thịt, thủy sản.
Nếu trước đây, dầu khí, năng lượng là các mặt hàng cơ bản, quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Nga, thì nay đã xuất hiện những ngành và lĩnh vực hợp tác mới như nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa, chế biến các sản phẩm sữa, công nghiệp chế biến, hình thành các chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực thủy sản, hợp tác trong lĩnh vực thông tin, vật liệu xây dựng mới.
Bên cạnh đó, hiệ nay, doanh nghiệp Việt Nam đã có hơn 15 dự án đầu tư vào Nga với số vốn khoảng 3 tỷ USD. Nhiều dự án hợp tác, đầu tư đã mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và cả hai nước như Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại Nga của Tập đoàn TH True Milk hay Dự án Thăm dò khai thác dầu khí tại Nhenhetxky.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga Gennady Bezdetko - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
“Nga luôn là người bạn thân thiết của Việt Nam”
Liên bang Nga hiện chiếm vị trí 25 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 150 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 953,7 triệu USD, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực năng lượng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала