https://kevesko.vn/20220629/phan-ung-cua-viet-nam-ve-tuyen-bo-cua-tong-thu-ky-lhq-antonio-guterres-15978724.html
Phản ứng của Việt Nam về tuyên bố của Tổng Thư ký LHQ António Guterres
Phản ứng của Việt Nam về tuyên bố của Tổng Thư ký LHQ António Guterres
Sputnik Việt Nam
Đại diện Việt Nam đã lên tiếng về tuyên bố kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. 29.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-29T14:51+0700
2022-06-29T14:51+0700
2022-06-29T14:51+0700
antonio guterres
việt nam
chính trị
ngừng bắn
hội đồng bảo an lhq
phản ứng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/1d/15979809_0:0:1200:675_1920x0_80_0_0_0712daa4569dbe3b458d44083fb45d94.jpg
Theo đó, Việt Nam ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ António Guterres và đề nghị giải quyết “nguyên nhân gốc rễ của xung đột”, thúc đẩy tiến trình xây dựng hòa bình, tăng cường khả năng chống chịu dài hạn để ứng phó với những thách thức mới.Hàng triệu người phải tha hương vì xung độtThông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 28/6, Việt Nam lên tiếng tái khẳng định ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres.Ông Guterres lên tiếng kêu gọi ngừng ngay tiếng súng trên khắp hành tinh tại phiên đối thoại mang chủ đề “Từ lời nói đến hành động: Ngừng bắn toàn cầu sau đại dịch COVID-19” diễn ra tại trụ sở LHQ tại New York.Hồi tháng 5, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) báo cáo cho biết, hệ lụy từ hàng loạt cuộc xung đột đã khiến khoảng 59,1 triệu người phải di dời trong nội bộ phạm vi đất nước của họ, nhiều hơn 4 triệu người so với năm 2020. Đây là con số kỷ lục.Tình trạng phải bỏ xứ mà đi là kết quả của những xung đột kéo dài, biến đổi khí hậu, bạo lực và vi phạm nhân quyền. Đặc biệt, một bộ phận những người di cư đến từ các nước châu Phi đã quen với nhiều năm xung đột vũ trang kéo dài liên tục.Báo cáo Toàn cầu về Dịch chuyển Nội bộ (GRID) của Trung tâm Giám sát Dịch chuyển Nội bộ (IDMC) tiết lộ rằng con số này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng di cư của gần 7 triệu người chỉ trong ba tháng do ảnh hưởng của tình hình xung đột giữa Nga và Ukraina.Báo cáo năm nay cũng đặc biệt tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên trong hoàn cảnh phải di dời trong nước, vốn đại diện cho hơn 40% tổng số người phải di dời vào năm 2021.Báo cáo đánh giá những tác động của việc di dời trong nước đối với hạnh phúc và tương lai của chính nhóm dân số này và lấp đầy những khoảng trống về dữ liệu và kiến thức rất quan trọng để tìm ra các giải pháp lâu dài giải quyết các rủi ro và tác động của việc di dời đối với trẻ em và thanh niên, và cuối cùng là góp phần xây dựng các xã hội bền vững và linh hoạt hơn.Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầuPhiên đối thoại lần này do Malaysia, Bangladesh, Ecuador, Ai Cập, Jamaica, Nhật Bản, Oman, Senegal, Slovenia và Thụy Điển đồng chủ trì tổ chức.Tham dự sự kiện có Trợ lý Tổng thư ký LHQ Khaled Khiari, Chủ tịch Viện hòa bình quốc tế Zeid Ra’ad Al Hussein, Trưởng Phái đoàn quan sát viên Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tại LHQ Laetitia Marie Isabelle Courtois cùng đại diện các nước thành viên Liên Hợp Quốc có chung tiếng nói yêu chuộng hòa bình.Gửi thông điệp tới phiên đối thoại, bày tỏ quan ngại về việc tình trạng xung đột tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, Tổng Thư ký LHQ António Guterres cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các cách thức mới để giảm thiểu căng thẳng và chấm dứt chiến sự, thúc đẩy các thỏa thuận ngừng bắn mới cũng như duy trì thỏa thuận đã có.Các ý kiến phát biểu cũng như đại diện nhiều nước thành viên LHQ đã thảo luận về những thách thức và biện pháp thúc đẩy thực hiện lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký António Guterres trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng các biến động, xung đột chính trị như hiện nay.Đặc biệt, lời kêu gọi này đã được Hội đồng Bảo an LHQ ủng hộ tại các Nghị quyết 2532 và 2565.Cũng tại phiên đối thoại, đại diện các quốc gia cùng nhau thảo luận về các biện pháp củng cố ngăn ngừa xung đột và cách thức lồng ghép chương trình nghị sự về xây dựng hòa bình và phát triển vào các tiến trình hòa bình tại những nơi còn vang tiếng súng và tồn tại những bất đồng chưa thể giải quyết.Việt Nam nói gì về lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ?Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Trà, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhắc nhở các nước rằng, đại dịch Covid-19 tiếp tục đe dọa các nỗ lực hòa bình và phát triển.Trong bối cảnh đó, Đại biện lâm thời của Việt Nam cho rằng, cộng đồng quốc tế cần đặt ưu tiên cao trong việc bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.Hà Nội nêu rõ quan điểm, LHQ và cộng đồng quốc tế cần khẳng định lại vai trò của chủ nghĩa đa phương và các thể chế đa phương với LHQ là trung tâm.Để thúc đẩy ngừng bắn, theo đại diện chính quyền Hà Nội, cần tăng cường việc tuân thủ các Nghị quyết 2532, 2565 và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ.Trong đó, Việt Nam đề xuất có thể xem xét thành lập một khuôn khổ để giám sát hiệu quả các thỏa thuận ngừng bắn đạt được ở các khu vực xung đột hiện nay.Nêu quan điểm tại phiên thảo luận, Đại biện lâm thời Việt Nam tại LHQ nhắc lại nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết 2573 về bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu đối với cuộc sống của người dân.Đáng chú ý, đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, thúc đẩy xây dựng hòa bình và tăng cường khả năng chống chịu dài hạn để ứng phó với các thách thức trong tương lai.Đây là lưu ý đáng ghi nhận để mỗi quốc gia tự có kế hoạch ứng phó với những “cú sốc” tương tự như Covid-19 hay tránh được các hệ lụy không mong muốn khi xung đột phát sinh.Như đã biết, trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021 của mình, Việt Nam đã chủ trì soạn thảo Nghị quyết 2573 của Hội đồng Bảo an (được thông qua vào tháng 4/2021) về bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu đối với sự sống của người dân.Nghị quyết và đề xuất của Việt Nam được đánh giá cao và ủng hộ rộng rãi do có nhiều nội dung thực chất, tích cực trong lĩnh vực rất bức thiết đối với người dân trong xung đột.Nghị quyết được hơn 60 nước thành viên LHQ đồng bảo trợ, trong đó có tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an.
https://kevesko.vn/20220628/kiev-yeu-cau-trieu-tap-cuoc-hop-khan-cap-cua-hoi-dong-bao-an-lhq-ve-ukraina-15950578.html
https://kevesko.vn/20220622/tai-lhq-chi-ra-am-muu-lam-ngo-cua-phuong-tay-truoc-hanh-dong-ban-pha-donbass-15821642.html
https://kevesko.vn/20220609/ngay-cang-duoc-the-gioi-ne-trong-viet-nam-se-nham-den-cac-vi-tri-cao-hon-o-lhq-15561324.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/1d/15979809_181:0:1081:675_1920x0_80_0_0_6d56e1958bf71819bb4ffbdda9a9cf23.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
antonio guterres, việt nam, chính trị, ngừng bắn, hội đồng bảo an lhq, phản ứng
antonio guterres, việt nam, chính trị, ngừng bắn, hội đồng bảo an lhq, phản ứng
Phản ứng của Việt Nam về tuyên bố của Tổng Thư ký LHQ António Guterres
Đại diện Việt Nam đã lên tiếng về tuyên bố kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.
Theo đó,
Việt Nam ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ António Guterres và đề nghị giải quyết “nguyên nhân gốc rễ của xung đột”, thúc đẩy tiến trình xây dựng hòa bình, tăng cường khả năng chống chịu dài hạn để ứng phó với những thách thức mới.
Hàng triệu người phải tha hương vì xung đột
Thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 28/6, Việt Nam lên tiếng tái khẳng định ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres.
Ông Guterres lên tiếng kêu gọi ngừng ngay tiếng súng trên khắp hành tinh tại phiên đối thoại mang chủ đề “Từ lời nói đến hành động: Ngừng bắn toàn cầu sau
đại dịch COVID-19” diễn ra tại trụ sở LHQ tại New York.
Hồi tháng 5, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) báo cáo cho biết, hệ lụy từ hàng loạt
cuộc xung đột đã khiến khoảng 59,1 triệu người phải di dời trong nội bộ phạm vi đất nước của họ, nhiều hơn 4 triệu người so với năm 2020. Đây là con số kỷ lục.
Tình trạng phải bỏ xứ mà đi là kết quả của những xung đột kéo dài, biến đổi khí hậu, bạo lực và vi phạm nhân quyền. Đặc biệt, một bộ phận những người di cư đến từ
các nước châu Phi đã quen với nhiều năm xung đột vũ trang kéo dài liên tục.
Báo cáo Toàn cầu về Dịch chuyển Nội bộ (GRID) của Trung tâm Giám sát Dịch chuyển Nội bộ (IDMC) tiết lộ rằng con số này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng di cư của gần 7 triệu người chỉ trong ba tháng do ảnh hưởng của tình hình xung đột giữa
Nga và Ukraina.
Báo cáo năm nay cũng đặc biệt tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên trong hoàn cảnh phải di dời trong nước, vốn
đại diện cho hơn 40% tổng số người phải di dời vào năm 2021.
Báo cáo đánh giá những tác động của việc di dời trong nước đối với hạnh phúc và tương lai của chính nhóm dân số này và lấp đầy những khoảng trống về dữ liệu và kiến thức
rất quan trọng để tìm ra các giải pháp lâu dài giải quyết các rủi ro và tác động của việc di dời đối với trẻ em và thanh niên, và cuối cùng là góp phần xây dựng các xã hội bền vững và linh hoạt hơn.
Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu
Phiên đối thoại lần này do Malaysia, Bangladesh, Ecuador, Ai Cập, Jamaica,
Nhật Bản, Oman, Senegal, Slovenia và Thụy Điển đồng chủ trì tổ chức.
Tham dự sự kiện có Trợ lý Tổng thư ký LHQ Khaled Khiari, Chủ tịch Viện hòa bình quốc tế Zeid Ra’ad Al Hussein, Trưởng Phái đoàn quan sát viên Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tại LHQ Laetitia Marie Isabelle Courtois cùng đại diện các nước thành viên
Liên Hợp Quốc có chung tiếng nói yêu chuộng hòa bình.
Gửi thông điệp tới phiên đối thoại, bày tỏ quan ngại về việc tình trạng xung đột tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, Tổng Thư ký LHQ António Guterres cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục
nỗ lực tìm kiếm các cách thức mới để giảm thiểu căng thẳng và chấm dứt chiến sự, thúc đẩy các thỏa thuận ngừng bắn mới cũng như duy trì thỏa thuận đã có.
“Chúng ta có trách nhiệm phải hành động”, - Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh.
Các ý kiến phát biểu cũng như đại diện nhiều nước thành viên LHQ đã thảo luận về
những thách thức và biện pháp thúc đẩy thực hiện lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký António Guterres trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng các biến động, xung đột chính trị như hiện nay.
Đặc biệt, lời kêu gọi này đã được Hội đồng Bảo an LHQ ủng hộ tại các Nghị quyết 2532 và 2565.
Cũng tại phiên đối thoại, đại diện các quốc gia cùng nhau thảo luận về
các biện pháp củng cố ngăn ngừa xung đột và cách thức lồng ghép chương trình nghị sự về xây dựng hòa bình và phát triển vào các tiến trình hòa bình tại những nơi còn vang tiếng súng và tồn tại những bất đồng chưa thể giải quyết.
Việt Nam nói gì về lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ?
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Trà, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhắc nhở các nước rằng, đại dịch Covid-19 tiếp tục đe dọa các nỗ lực hòa bình và
phát triển.
“Trong khi đó, tình trạng xung đột diễn ra tại nhiều khu vực khiến dân thường thương vong và các thách thức nhân đạo gia tăng”, - Đại sứ Nguyễn Phương Trà lưu ý.
Trong bối cảnh đó, Đại biện lâm thời của Việt Nam cho rằng,
cộng đồng quốc tế cần đặt ưu tiên cao trong việc bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.
Hà Nội nêu rõ quan điểm, LHQ và cộng đồng quốc tế cần khẳng định lại vai trò của chủ nghĩa đa phương và các thể chế đa phương với LHQ là trung tâm.
Để thúc đẩy ngừng bắn, theo
đại diện chính quyền Hà Nội, cần tăng cường việc tuân thủ các Nghị quyết 2532, 2565 và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong đó, Việt Nam đề xuất có thể xem xét thành lập một khuôn khổ để giám sát
hiệu quả các thỏa thuận ngừng bắn đạt được ở các khu vực xung đột hiện nay.
Nêu quan điểm tại phiên thảo luận, Đại biện lâm thời Việt Nam tại LHQ nhắc lại nỗ lực của
Việt Nam trong việc thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết 2573 về bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu đối với cuộc sống của người dân.
“Vấn đề này cũng như việc bảo đảm an toàn cho quá trình phân phối vaccine trong các bối cảnh xung đột, cần được thực hiện nghiêm túc”, - Đại sứ Nguyễn Phương Trà nhấn mạnh về việc đảm bảo sức khỏe và yếu tố bình đẳng trong tiếp cận vaccine.
Đáng chú ý, đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, thúc đẩy xây dựng hòa bình và tăng cường khả năng chống chịu dài hạn để
ứng phó với các thách thức trong tương lai.
Đây là lưu ý đáng ghi nhận để mỗi quốc gia tự
có kế hoạch ứng phó với những “cú sốc” tương tự như Covid-19 hay tránh được các hệ lụy không mong muốn khi xung đột phát sinh.
Như đã biết, trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021 của mình, Việt Nam đã chủ trì soạn thảo Nghị quyết 2573 của
Hội đồng Bảo an (được thông qua vào tháng 4/2021) về bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu đối với sự sống của người dân.
Nghị quyết và đề xuất của Việt Nam được đánh giá cao và
ủng hộ rộng rãi do có nhiều nội dung thực chất, tích cực trong lĩnh vực rất bức thiết đối với người dân trong xung đột.
Nghị quyết được hơn 60 nước thành viên LHQ đồng bảo trợ, trong đó có tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an.