Tổng thống Indonesia hy vọng đạt được điều gì ở Nga?

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo
Tổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Đăng ký
Tổng thống Indonesia Joko Widodo dự kiến thăm Nga để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau chuyến thăm Kiev hôm thứ Tư, South China Morning Post đưa tin.
Ông đã tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 hôm thứ Hai tại Munich, và việc dừng chân ở Mokva và Kiev khiến ông trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên hội đàm trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky kể từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Donbass.

Xung đột phải được chấm dứt và các chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu phải được tái khởi động”, - Tổng thống Widodo phát biểu trước khi rời Jakarta vào Chủ nhật.

Tờ South China Morning Post viết rằng điều này khiến một số người tự hỏi liệu tổng thống Indonesia có thể đạt được thành công trong khi những người khác đã thất bại và cuối cùng mang lại hòa bình cho quan hệ Nga-Ukraina hay không.
Tổng thống Joko Widodo sẽ đến thủ đô Nga vào thứ Năm.
Tổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2022
Tổng thống Indonesia muốn mời các ông Putin và Zelensky đối thoại

Đối với Indonesia, tầm quan trọng chiến lược của Nga là gì?

Indonesia có quan hệ lịch sử chặt chẽ với Nga bắt đầu từ khi Liên Xô ủng hộ Indonesia độc lập khỏi Hà Lan vào năm 1945.

“Tổng thống đầu tiên của Indonesia, Sukarno, có mối quan hệ thân thiết với Liên Xô vào thời điểm giành lại độc lập, có nghĩa là Indonesia hiện có mối quan hệ thân thiết với Nga. Ông Widodo sẽ tìm cách giúp Nga và Ukraina tìm ra giải pháp hòa bình”, - Kosman Samosir, giảng viên luật quốc tế tại Đại học Công giáo Santo Tomas ở Indonesia, cho biết.

Trong quá khứ, Nga cũng là nước xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự quan trọng sang Indonesia, hơn nữa nước này mua xe bọc thép và máy bay từ Nga. Mặc dù Gilang Kembara, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói rằng mối quan hệ hiện nay đang “tương đối trì trệ” do sự tập trung ngày càng tăng vào Mỹ với tư cách là một nhà xuất khẩu vũ khí.

“Tuy nhiên, người Indonesia có cảm giác nhớ nước Nga. Theo tinh thần của quá khứ, Jokowi sẽ muốn giúp đỡ”, - ông nói.

Chính phủ Indonesia cũng cho biết ông Widodo sẽ thảo luận về xuất khẩu từ Nga và Ukraina tương ứng trong chuyến công du của ông với Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, hôm Chủ nhật, ông nói rằng “cần phải bảo đảm một hành lang ngũ cốc từ Ukraina và mở cửa xuất khẩu thực phẩm và phân bón từ Nga ".
Tổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Indonesia xác nhận Tổng thống Widodo sẽ tới thăm Nga và Ukraina
Theo ý kiến của Kembara, nhà lãnh đạo Indonesia có thể tập trung vào khía cạnh này hơn là cố gắng đàm phán thỏa thuận hòa bình ở một khu vực mà ông không biết rõ.

“Widodo thực dụng. Ông không phải là người theo chủ nghĩa lý tưởng. Sẽ rất khó để ông trở thành “sứ giả hòa bình” khi ông không thông thạo bối cảnh lịch sử, mặc dù nó sẽ là một chiến thắng rất lớn cho chúng tôi nếu ông ấy thành công”, - Kembara nói.

Quan điểm của Jakarta đối với chiến dịch đặc biệt ở Ukraina là gì?

Indonesia là thành viên sáng lập của Phong trào Không liên kết (NAM) năm 1961 cùng với Ai Cập và Ấn Độ. Phong trào Không liên kết là một tổ chức thống nhất 120 quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc không tham gia vào các khối quân sự trong Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Indonesia vẫn tiếp tục hướng dẫn tinh thần của Phong trào Không liên kết, theo cái mà nước này gọi là cách tiếp cận bebas-aktif trong chính sách đối ngoại.
Bebas có nghĩa là độc lập và do đó trung lập hoặc không liên kết với bất kỳ khối quyền lực lớn nào, trong khi aktif đề cập đến vai trò tích cực của Indonesia trong các vấn đề quốc tế, bao gồm chuyến thăm của tổng thống Indonesia tới Moskva và Kiev.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2022
Tổng thống Indonesia sẽ thăm Đức, Nga và Ukraina

“Ông ấy sẽ xem xét chuyến thăm từ quan điểm vì hòa bình thế giới, và ông ấy nên đóng một vai trò trong đó trong khi vẫn giữ thái độ trung lập. Ông Widodo cũng sẽ suy nghĩ về vai trò của mình với tư cách là người đứng đầu G20 vì ông ấy sẽ muốn đảm bảo sự thành công của hội nghị thượng đỉnh G20 và điều này cũng mang lại cho ông ấy cơ hội tiếp cận Nga từ góc độ đó”, - Samosir nói.

Hiện nay, Indonesia là chủ tịch G20, nhóm liên chính phủ gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu, sẽ nhóm họp tại Bali vào tháng 11 này để đàm phán kinh tế.
Một số thành viên, chẳng hạn như Mỹ, đe dọa tẩy chay sự kiện này nếu Tổng thống Putin và các đại biểu từ Moskva được phép tham dự, mặc dù ông Widodo cho biết cả hai ông Putin và Zelensky đều được mời. Zelensky có kế hoạch tham dự thông qua liên kết video.
Hôm thứ Hai, phát ngôn viên Điện Kremlin xác nhận rằng Nga đã chấp nhận lời mời của Indonesia.
Chuyên gia Kembara nói rằng: Widodo cũng sẽ đưa ra các vấn đề kinh tế rộng lớn hơn cùng với xung đột đang diễn ra trong cuộc hội đàm của ông với cả hai nhà lãnh đạo.

Tổng thống Putin có thể mong đợi điều gì ở ông Jokowi?

Tổng thống Nga có thể sẽ cố gắng thuyết phục ông Widodo rằng chiến dịch đặc biệt ở Donbas là chính đáng, - Yohanes Sulaiman, giảng viên về quan hệ quốc tế tại Đại học Jenderal Achmad Yani ở Indonesia, cho biết.
Trong khi phương Tây tương đối đoàn kết chống lại Nga, Putin muốn các quốc gia khác, đặc biệt là các nước như Indonesia, không tham gia phong tỏa hoặc có thể hy vọng tham gia “liên minh” chống phương Tây của ông ấy hay còn gọi là “G8 mới’’ của Nga.
Retno Marsudi  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ngoại trưởng Indonesia: Tình hình ở Ukraina là triệu chứng của những vấn đề nghiêm trọng
Chính Hoa Kỳ đã tạo điều kiện để một số quốc gia cùng với Nga thành lập một "G8" mới trên cơ sở đối thoại bình đẳng, - Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cho biết trên kênh telegram cá nhân. Ông cho rằng cần phải kể đến các quốc gia chưa áp đặt trừng phạt đối với Nga, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Indonesia, Brazil, Mexico, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, Sulaiman cho biết có rất ít khả năng "G8" mới thực sự được chấp nhận bởi những thành viên được gọi là của nó.

“Mặc dù Widodo sẽ không tham gia G8 mới, nhưng việc ông ấy tới Moskva có nghĩa là ông Putin không bị cô lập đến mức như vậy. Các quốc gia lớn thuộc Thế giới thứ ba như Ấn Độ và Indonesia vẫn sẵn sàng làm việc với tổngthống Nga”, - Sulaiman nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала