Đề nghị Bộ Chính trị quan tâm chuyện ai sẽ là Chủ tịch Hà Nội?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpXây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Đăng ký
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị Thành ủy Hà Nội kiến nghị Bộ Chính trị quan tâm tới chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sau thời các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Đức Chung.
Đặc biệt, đề nghị công khai các cơ sở đã di dời ra khỏi nội đô và những cơ sở đã trả lại diện tích đất, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, các con sông, các khu xử lý rác và công tác thu gom rác thái.

Đề nghị Bộ Chính trị quan tâm chức danh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý nhất được đề cập tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI hôm nay.
Theo đó, sáng nay 5/7, phát biểu tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội trình bày thông báo kết quả tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2022 với nhiều vấn đề được cử tri thủ đô quan tâm.
Bà Hương cho biết, hiện nay, cử tri và nhân dân rất quan tâm đến việc lựa chọn, giới thiệu, kiện toàn Chủ tịch UBND Thành phố.

“Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đề nghị HĐND, UBND Thành phố tham mưu với Thành ủy kiến nghị với Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ quan tâm công tác cán bộ đối với Hà Nội, đặc biệt là chức danh Chủ tịch UBND Thành phố”, - bà Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh.

Như Sputnik thông tin, đến nay, chiếc “ghế nóng” Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vẫn để trống sau khi 2 đời cựu Chủ tịch Hà Nội liên tiếp là các ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Đức Chung đều vướng vòng lao lý.
Đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 23/6 vừa qua khi tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng đã nhấn mạnh rằng, lần này, sẽ không vội vàng chọn Chủ tịch Hà Nội khi người dân băn khoăn lãnh đạo thủ đô bị “kỷ luật cách chức thì ai làm”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn cho rằng, “vắng ông trưởng thì ông phó tạm quyền”, nhân sự là vấn đề quan trọng, do đó, sẽ không vội vàng mà cần chuẩn bị người thay thế “đúng và chính xác”.

“Tôi nói là con chị nó đi thì con dì nó lớn, vắng ông trưởng thì phó cứ tạm quyền đi rồi chuẩn bị người thay. Quan trọng là phải chọn người đúng, chính xác chứ không vội vàng. Vì vội vàng đưa người nào đó kế tục ngay nếu không chín chắn thì lại chọn không chính xác, nhỡ tiêu cực thì sao”, - người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại, việc kỷ luật cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh hay cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long “không ai thích thú gì” vì đều là “đồng chí, đồng đội”, nhưng đây là việc phải làm, là bài học chung răn đe, cảnh tỉnh, cảnh cáo những người khác “đừng đi vào vết xe đổ”.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpXây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Dân lo giá cả thị trường tăng theo giá xăng dầu

Phát biểu sáng nay, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương cũng đề cập rằng, cử tri và nhân dân đề cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố trong việc thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội...
Tuy vậy, cử tri và nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về tình hình giá cả thị trường tăng cao do ảnh hưởng của tăng giá xăng, dầu.

“Việc này làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân, nhất là người lao động có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn cần có các giải pháp bình ổn thị trường”, - bà Hương nhấn mạnh.

Do đó, UBND Thành phố cần sớm có giải pháp ổn định giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.
Theo bà Hương, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhân dân mong muốn Thành phố tiếp tục có nhiều giải pháp phòng, chống và kiểm soát dịch.

“Việc thiếu thiết bị, vật tư y tế tại một số bệnh viện, việc người dân còn thờ ơ đối với tiêm vaccine mũi 4 và tiêm vaccine cho trẻ em cần quan tâm và có giải pháp tháo gỡ”, - vị lãnh đạo lưu ý.

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpXây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Chuyện sách giáo khoa “lãng phí và bức xúc dư luận”

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu quy định thống nhất một bộ sách giáo khoa dùng cho các cấp học trên địa bàn Thành phố.

Cần tránh tình trạng mỗi trường, mỗi quận, huyện lựa chọn một bộ sách gây lãng phí và bức xúc trong dư luận”, - bà Hương nói.

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cũng đề nghị HĐND Thành phố tăng cường công tác giám sát trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, tiến độ thực hiện các dự án, giao thông, ô nhiễm môi trường, các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, phòng cháy chữa cháy trong các khu chung cư cũ...
Cụ thể, đề nghị Thành phố xem xét điều chỉnh chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và lợi ích của nhân dân.
Ngoài ra, người dân cũng quan tâm tới tình trạng quá tải ở các bãi rác của thành phố, tình trạng ngập úng tại các quận nội thành làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân cần có biện pháp xử lý.

“Đề nghị UBND Thành phố kiến nghị với Chính phủ sớm phê duyệt phương án di dời các cơ sở nhà máy gây ô nhiễm khỏi khu vực nội đô”, - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kiến nghị.

Hà Nội cần khắc phục tình trạng ngập úng

Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công; có chính sách đặc thù thực hiện các công trình trọng điểm như dự án đường Vành đai 4, đề án xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ; đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Việc chậm sửa đổi Luật Đất đai; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các xã, huyện được chuyển thành phường, quận; tiến độ giao đất dịch vụ trên địa bàn TP, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng... Các tiêu chí trong việc xây dựng huyện trở thành quận còn bất cập, có nội dung chưa phù hợp cần có giải pháp khắc phục”, - bà Hương lưu ý.

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đề nghị UBND Thành phố rà soát, có giải pháp thu hồi các dự án chậm triển khai, các dự án vi phạm sử dụng đất công, đất công ích; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường giao thông, trường học, chợ dân sinh, hệ thống thủy lợi, hệ thống xử lý nước thải...
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2022
Nguyên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo dính đến vụ băm nát quy hoạch đường Lê Văn Lương?
Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng có phương án khắc phục tình trạng ngập úng tại các quận nội thành; chỉ đạo Sở Y tế có phương án khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, vật tư y tế ở các bệnh viện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiêm vaccine mũi 4 và việc tiêm vaccine đối với trẻ em.
Tình trạng mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công nghệ cao, cho vay nặng lãi (tín dụng đen), nạn bạo hành trẻ em, cháy nổ tại các khu dân cư vẫn xảy ra làm nhân dân lo lắng cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала