https://kevesko.vn/20220705/lieu-myanmar-co-the-phuc-dap-ba-ky-vong-cua-trung-quoc-16115329.html
Liệu Myanmar có thể phúc đáp «ba kỳ vọng» của Trung Quốc?
Liệu Myanmar có thể phúc đáp «ba kỳ vọng» của Trung Quốc?
Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với Myanmar, bất chấp một số rủi ro đối với sự an toàn của những dự án chung. Bắc Kinh cảnh báo về việc phương Tây tác động... 05.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-05T17:41+0700
2022-07-05T17:41+0700
2022-07-05T17:41+0700
thế giới
tác giả
quan điểm-ý kiến
trung quốc
myanmar
asean
chính trị
phương tây
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/02/10754549_0:162:3067:1887_1920x0_80_0_0_37bfca93f105ad2f00f6296a655b27b1.jpg
Trung Quốc sẵn sàng phát triển thương mại, mở rộng hợp tác kinh tế và tài chính với Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cam đoan với người đồng cấp Myanmar Wunna Maung Lwin về điều này tại cuộc hội đàm ở Bagan hôm Chủ nhật. Cụ thể, Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn những nông sản chất lượng cao, cũng như tăng số đường bay thẳng dành hỗ trợ các sinh viên trở lại Trung Quốc tiếp tục khoá học sau đợt cách ly phong toả chống dịch. Các Ngoại trưởng cũng nhất trí đẩy nhanh việc xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar, thực hiện hiệp định về lưới điện xuyên biên giới và đảm bảo dòng chảy liên tục của dầu và khí đốt thông qua đường ống từ Vịnh Bengal đến biên giới với Trung Quốc.Các Ngoại trưởng thoả thuận phát triển liên hệ thương mại vào thời điểm khi hầu hết các công ty của phương Tây và Nhật Bản đã rời Myanmar sau những biến đổi chính trị ở nước này hồi tháng 2 năm ngoái. Đây là một trong những kết quả chính của cuộc đàm phán.Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ MyanmarTrung Quốc sẽ tiếp tục giúp Myanmar khắc phục hậu quả của các lệnh trừng phạt và cô lập mà Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản coi là hình phạt vì phái quân sự lên nắm quyền. Cuộc hội đàm tại Bagan khẳng định rằng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại đáng tin cậy của Myanmar, bất kể một số rủi ro đối với sự an toàn của các dự án chung.Khi thảo luận về tình hình ở Myanmar, ông Vương Nghị nhận định rằng Trung Quốc chân thành hy vọng vào sự ổn định chính trị và xã hội ở Myanmar. Ngoại trưởng kêu gọi duy trì «tham vấn hợp lý» giữa các bên trong cuộc xung đột để đạt tới hòa giải chính trị và ổn định lâu dài. Ông Vương cũng thảo luận về tình hình Myanmar tại cuộc gặp Ngoại trưởng Campuchia, Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar Prak Sokhonn. Ngoại trưởng Trung Quốc đánh giá cao vai trò trung gian hòa giải tích cực của Campuchia ở vị trí Chủ tịch ASEAN trong năm nay. Đồng thời, ông Vương lưu ý người đối thoại về những gì Trung Quốc trông đợi từ chính ASEAN trong việc giải quyết khủng hoảng Myanmar.Trung Quốc kỳ vọng giữ vững «phương thức ASEAN», các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, phối hợp nhằm mục tiêu đạt được đồng thuận, thống nhất và vai trò lãnh đạo của ASEAN.Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, TSKH Lịch sử Viktor Sumsky chuyên gia từ Trung tâm ASEAN thuộc MGIMO đánh giá tuyên bố này là lời cảnh báo nâng cao sự tỉnh táo thận trọng trước những nỗ lực ngày càng ráo riết nhằm phá hoại tính thống nhất của ASEAN. Chuyên gia Viktor Sumsky lưu ý:Cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc và người đồng cấp Myanmar đã củng cố những tiếp xúc chính trị song phương. Đó vừa là tín hiệu cho phương Tây về dự định của Trung Quốc, vừa là sự ủng hộ tinh thần mạnh mẽ dành cho ASEAN. Sự hỗ trợ này rất quan trọng ở bối cảnh hiện hữu những chỉ trích gay gắt trong nội bộ ASEAN và các cuộc tấn công nghiêm trọng từ bên ngoài vì không đạt tiến bộ thực sự trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
https://kevesko.vn/20220614/trung-quoc-va-anh-cai-nhau-om-toi-viet-nam-neu-dieu-can-lam-ngay-voi-myanmar-15651942.html
trung quốc
myanmar
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/02/10754549_167:0:2898:2048_1920x0_80_0_0_d8fcc3b5b37241ecc18c943c72b61e72.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
thế giới, tác giả, quan điểm-ý kiến, trung quốc, myanmar, asean, chính trị, phương tây
thế giới, tác giả, quan điểm-ý kiến, trung quốc, myanmar, asean, chính trị, phương tây
Liệu Myanmar có thể phúc đáp «ba kỳ vọng» của Trung Quốc?
Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với Myanmar, bất chấp một số rủi ro đối với sự an toàn của những dự án chung. Bắc Kinh cảnh báo về việc phương Tây tác động làm lỏng lẻo tính thống nhất của ASEAN. Lập trường của Trung Quốc về khôi phục Myanmar nhằm đáp ứng lợi ích của ASEAN và bản thân Myanmar.
Trung Quốc sẵn sàng phát triển thương mại, mở rộng hợp tác kinh tế và tài chính với Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cam đoan với người đồng cấp Myanmar Wunna Maung Lwin về điều này tại cuộc hội đàm ở Bagan hôm Chủ nhật. Cụ thể, Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn những nông sản chất lượng cao, cũng như tăng số đường bay thẳng dành hỗ trợ các sinh viên trở lại Trung Quốc tiếp tục khoá học sau đợt cách ly phong toả chống dịch. Các Ngoại trưởng cũng nhất trí đẩy nhanh việc xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar, thực hiện hiệp định về
lưới điện xuyên biên giới và đảm bảo dòng chảy liên tục của dầu và khí đốt thông qua đường ống từ Vịnh Bengal đến biên giới với Trung Quốc.
Các Ngoại trưởng thoả thuận phát triển liên hệ thương mại vào thời điểm khi hầu hết các công ty của phương Tây và Nhật Bản đã rời Myanmar sau những biến đổi chính trị ở nước này hồi tháng 2 năm ngoái. Đây là một trong những kết quả chính của cuộc đàm phán.
Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ Myanmar
Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp Myanmar khắc phục hậu quả của các lệnh trừng phạt và cô lập mà Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản coi là hình phạt vì phái quân sự lên nắm quyền. Cuộc hội đàm tại Bagan khẳng định rằng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại đáng tin cậy của Myanmar, bất kể một số rủi ro đối với sự an toàn của các dự án chung.
Khi thảo luận về tình hình ở Myanmar, ông Vương Nghị nhận định rằng Trung Quốc chân thành hy vọng vào sự ổn định chính trị và xã hội ở Myanmar. Ngoại trưởng kêu gọi duy trì «tham vấn hợp lý» giữa các bên trong cuộc xung đột để đạt tới hòa giải chính trị và ổn định lâu dài. Ông Vương cũng thảo luận về tình hình Myanmar tại cuộc gặp Ngoại trưởng Campuchia, Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar Prak Sokhonn. Ngoại trưởng Trung Quốc đánh giá cao vai trò trung gian hòa giải tích cực của Campuchia ở vị trí Chủ tịch ASEAN trong năm nay. Đồng thời, ông Vương lưu ý người đối thoại về những gì Trung Quốc trông đợi từ chính ASEAN trong việc giải quyết khủng hoảng Myanmar.
Trung Quốc kỳ vọng giữ vững
«phương thức ASEAN», các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, phối hợp nhằm mục tiêu đạt được đồng thuận, thống nhất và vai trò lãnh đạo của ASEAN.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, TSKH Lịch sử Viktor Sumsky chuyên gia từ Trung tâm ASEAN thuộc MGIMO đánh giá tuyên bố này là lời cảnh báo nâng cao sự tỉnh táo thận trọng trước những nỗ lực ngày càng ráo riết nhằm phá hoại tính thống nhất của ASEAN. Chuyên gia Viktor Sumsky lưu ý:
"Tập thể phương Tây đang làm như vậy với tất cả khả năng và toàn bộ lực lượng của họ. Những sự kiện ở Myanmar được chủ động khai thác nhằm phân tách ASEAN thành hai phe, chia rẽ các nước trong Hiệp hội theo những bên khác nhau. Phương Tây đang cố gắng để nếu như không phải là toàn thể ASEAN, thì cũng là phần lớn các thành viên Hiệp hội ngả về lập trường mà phương Tây có thể chấp nhận. Như vậy thực sự dẫn đến chia rẽ trong ASEAN. Trung Quốc phát tín hiệu rõ ràng cho các đối tác, rằng Bắc Kinh quan tâm khắc phục những bất đồng trong ASEAN với Myanmar. Trung Quốc phản đối mưu toan kích động làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng xung quanh Myanmar, là tình trạng mà phương Tây đang cố đẩy ASEAN sa vào. Trái lại, Trung Quốc trông đợi rằng ASEAN nỗ lực tạo lập tiền đề thuận lợi để tháo gỡ khủng hoảng. Lập trường như vậy của Trung Quốc thực sự phát huy tác dụng, đồng thời duy trì tính thống nhất của ASEAN - là đặc điểm mà nếu thiếu thì Hiệp hội không thể hoàn thành vai trò trung tâm điều tiết như cộng đồng thế giới mong dợi ở ASEAN".
Cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc và người đồng cấp Myanmar đã củng cố những tiếp xúc chính trị song phương. Đó vừa là tín hiệu cho phương Tây về dự định của Trung Quốc, vừa là
sự ủng hộ tinh thần mạnh mẽ dành cho ASEAN. Sự hỗ trợ này rất quan trọng ở bối cảnh hiện hữu những chỉ trích gay gắt trong nội bộ ASEAN và các cuộc tấn công nghiêm trọng từ bên ngoài vì không đạt tiến bộ thực sự trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.