Tô Vĩ Hoàn và 9 người tung tin tỷ phú Phạm Nhật Vượng của Vingroup bị cấm xuất cảnh là ai?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Phạm Nhật Vượng.
Ông Phạm Nhật Vượng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2022
Đăng ký
Chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau khi xuất hiện tin đồn ‘tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup) bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là ‘cấm xuất cảnh’, Bộ Công an Việt Nam đã tìm ra được kẻ tung tin đồn gây ảnh hưởng đến cá nhân ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup.
Theo Bộ Công an, lực lượng chức năng đã xác minh và tiến hành xử lý người tung tin đồn thất thiệt liên quan Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng là Tô Vĩ Hoàn (sinh năm 1984, trú Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Bộ Công an đã chuyển hồ sơ và danh tính của Tô Vĩ Hoàn đến Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đã xác minh kẻ tung tin tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh

Rất nhanh, chiều ngày 11/7, chỉ vài tiếng sau khi tin đồn về việc Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng “bị cấm xuất cảnh” lan truyền trên mạng xã hội, Bộ Công an đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ fake new và tìm ra kẻ phát tán thông tin sai sự thật.
Chiều 11/7, theo Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, người phát ngôn của Bộ Công an, Bộ đã xác minh làm rõ một đối tượng có hành vi tung tin thất thiệt liên quan Tập đoàn Vingroup.
Đặc biệt, Bộ Công an cũng đã xác minh được 9 cá nhân đưa tin Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng “bị áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất cảnh”.
Tướng Tô Ân Xô tiết lộ danh tính của kẻ tung tin đồn về tỷ phú Phạm Nhật Vượng là Tô Vĩ Hoàn (sinh năm 1984), trú tại phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

“Lực lượng chức năng của Bộ Công an đã xác minh, làm rõ, chuyển hồ sơ sang Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội xử lý theo quy định của pháp luật đối với Tô Vĩ Hoàn vì có hành vi đưa thông tin thất thiệt liên quan Tập đoàn Vingroup”, - Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2022
Ông Phạm Nhật Vượng có biến động tài sản, Công an tìm kẻ tung tin về ‘cấm xuất cảnh’

Sẽ làm rõ, xử lý 9 người đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh

Theo người phát ngôn Bộ Công an, hành vi phát tán fake new của Tô Vĩ Hoàn gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp (Vingroup), tác động xấu đến thị trường chứng khoán.

“Lực lượng chức năng đang xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật đối với 9 cá nhân tại 7 tỉnh, thành khác đưa thông tin thất thiệt về ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup bị áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất cảnh”, - Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh.

Tin đồn tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh

Ngày 11/7, trên mạng xã hội Facebook bắt đầu lan truyền thông tin và hình ảnh cho rằng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật (cấm xuất cảnh).
Tuy nhiên, Trung tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an đã lên tiếng chỉ rõ, đây chỉ là tin đồn thất thiệt. Bộ Công an hoàn toàn không cấm xuất cảnh ông Phạm Nhật Vượng.
Theo tướng Xô, Bộ Công an khẳng định những thông tin do một số tài khoản mạng xã hội nêu trên là tin đồn thất thiệt, không chính xác.
Chánh Văn phòng Bộ Công an cũng khẳng định Cục nghiệp vụ của Bộ đang tiến hành xác minh, làm rõ người có hành vi tung tin đồn thất thiệt để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an đề nghị mọi người dân không tin, không nghe, không lan truyền các thông tin thất thiệt, đồng thời tiếp nhận các thông tin chính thống từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Phát tán tin giả mạo bị xử lý như thế nào?

Như vậy, với cáo buộc có "hành vi đưa tin thất thiệt liên quan Tập đoàn Vingroup" của Tô Vĩ Hoàn sẽ bị xử lý ra sao?
Cần khẳng định, Tô Vĩ Hoàn là người đã bịa đặt thông tin người đứng đầu những tập đoàn, doanh nghiệp lớn bị bắt, bị cấm xuất cảnh, mà theo cơ quan chức năng, hành vi này để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế, làm thiệt hại cho nhiều tổ chức, cá nhân và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Về quy định xử lý hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội, Bộ Công an cho biết, theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022), quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân,… thì tùy vào hành vi khách quan, khách thể, chủ thể của hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra mà Bộ luật Hình sự 2015 điều chỉnh, quy định trong nhiều điều luật với các tội phạm cụ thể.
Trong đó có các tội như Tội vu khống (Điều 156); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331); Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337).
Ngoài ra, còn có các tội như Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338); Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361); Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362)
Bộ Công an cho biết, khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phát hành 525 triệu USD trái phiếu quốc tế

Về tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng, sinh năm 1968, quê Hà Tĩnh là doanh nhân và tỷ phú nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.
Ông Vượng sang Nga du học tại Đại học Thăm dò địa chất LB Nga, sau đó chuyển sang Kharkov, Ukraina cùng vợ là bà Phạm Thu Hương khởi nghiệp, bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu "Mivina". Sau đó, ông Vượng bán lại doanh công ty chế biến thực phẩm (mì ăn liền, khoai tây nghiền…) cho Nestle S.A của Thụy Sĩ.
Ông Phạm Nhật Vượng về Việt Nam và thành lập tập đoàn Vingroup, đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu của Việt Nam.
Hiện tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam (theo xếp hạng của Forbes với khối tài sản 5,1 tỷ USD (cập nhật ngày 11/7/2022) và cũng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt với khối lượng tài sản ở mức 156.519 tỷ đồng (sở hữu trực tiếp 985,5 triệu cổ phiếu và gián tiếp 1,17 tỷ cổ phiếu VIC).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала