https://kevesko.vn/20220715/danh-bat-ca-o-bien-dong--van-de-chinh-tri-16367511.html
Đánh bắt cá ở Biển Đông – vấn đề chính trị
Đánh bắt cá ở Biển Đông – vấn đề chính trị
Sputnik Việt Nam
Ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung đã tổ chức phiên họp lần thứ 14 tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trưởng phái đoàn Việt Nam là Phó Thủ tướng Phạm... 15.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-15T17:22+0700
2022-07-15T17:22+0700
2022-09-13T02:14+0700
biển đông
thế giới
tác giả
chính trị
việt nam
trung quốc
tranh chấp lãnh thổ
quảng tây
xung đột
cấm đánh bắt cá
https://cdn.img.kevesko.vn/img/648/39/6483964_1:0:1000:562_1920x0_80_0_0_eda035c206ab929db59ce3f1ac3abe59.jpg
Thảo luận thẳng thắnBan Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung là cơ chế quan trọng để duy trì mối quan hệ tương tác giữa hai quốc gia láng giềng. Tại các cuộc họp của ủy ban, các vấn đề quan trọng nhất của hợp tác được thảo luận, bao gồm cả những khó khăn, khách quan hay chủ quan, và thường là từ những tình huống tranh chấp, đề ra các giải pháp được cả hai bên chấp nhận.Lần này, phía Việt Nam đã thẳng thắn trao đổi về những vấn đề nảy sinh gần đây trong lĩnh vực thương mại song phương. Theo phía Việt Nam, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có vấn đề, cán bộ hải quan Trung Quốc có lúc ngăn cản việc nhập trái cây Việt Nam sang Trung Quốc. Với lý do chống đại dịch coronavirus, chính quyềnTrung Quốc đã dừng các chuyến bay đến Việt Nam và hiện vẫn chưa nối lại. Ông Phạm Bình Minh cho biết tại buổi làm việc rằng Hà Nội mong muốn Bắc Kinh duy trì các điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.Trưởng đoàn Trung Quốc tại cuộc gặp rất thân thiện. Ông Vương Nghị cho biết chính phủ sẵn sàng mở lại các điểm vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam, nối lại các chuyến bay thương mại và một lần nữa tiếp nhận sinh viên Việt Nam sang học tại các trường đại học ở Trung Quốc.Vấn đề đánh cá không nên ảnh hưởng đến tình hữu nghịTrong số các đề xuất được đưa ra thảo luận trong cuộc họp lần thứ 14, có nội dung sau đây thu hút sự chú ý: Vương Nghị đề xuất nhanh chóng tạo "đường dây nóng" để giải quyết các tình huống xung đột có thể nảy sinh giữa ngư dân hai nước. Đụng độ giữa ngư dânViệt Nam và Trung Quốc khi ra khơi đánh cá là chuyện thường tình. Ai sẽ đánh bắttrong vùng biển lãnh hải của mìnhvà ai đánh bắt trênbiển của nước khác?Nhưng nếu vấn đề này đã tồn tại từ lâu, tại sao đại diện Trung Quốc lại vội vàng đưa vấn đề này vào cơ chế giải quyết hiện tại?Thực tế là phương Tây, trước hết là Hoa Kỳ, trong chính sách gần đây đã quyết định tấn công Trung Quốc với những lời chỉ trích về vi phạm của nước này trên biển. Họ cáo buộc tàu cá Trung Quốc đánh bắt trong lãnh hải của các quốc gia khác, bao gồm cả những nước ở cách xa Trung Quốc, ngoài khơi biển xa, chẳng hạn như Tây Phi hoặc ở Nam Thái Bình Dương. Vào tháng 5, tại hội nghị thượng đỉnh QUAD, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ lên tiếng về sự cần thiết phải chống lại "sự đen tối" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây là tên gọi để chỉ các kỹ thuật hành nghề của một số thuyền trưởng Trung Quốc khi họ không khai báo với lực lượng tuần duyên nước ngoài. Mỹ đặc biệt coi trọng việc kiểm soát ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông. Họ lên kế hoạch cho một loạt hoạt động về chủ đề này, bao gồm cả việc triển khai các tàu tuần duyên Mỹ đến Biển Đông. “Đường dây nóng” giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản có thể làm giảm đáng kể tính hợp pháp của sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vấn đề này. Giờ đây, chính các nước láng giềng sẽ có thể nhanh chóng giải quyết các tranh chấp trên biển mà không cần sự can thiệp của nước thứ ba.Không lớn tiếng về vấn đề các đảo tranh chấpĐối với tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc về quyền sở hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai ông Phạm Bình Minh và Vương Nghị đã không phóng đại chủ đề này trong cuộc họp hiện tại. Cả hai quan chức chính phủ đều khẳng định sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trước đó tại các cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao hai nước, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, không bi kịch hóa tình hình, không gia tăng lời lẽ xung quanh vấn đề này.Vì vậy, có mọi lý do để tin rằng cuộc họp tại Quảng Tây đã diễn ra trong bầu không khí tin cậy lẫn nhau và tình láng giềng tốt đẹp. Đối với hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, các vấn đề của nền kinh tế, trong đó có thương mại, là quan trọng nhất hiện nay.
https://kevesko.vn/20220707/bo-ngoai-giao-viet-nam-neu-quan-diem-ve-viec-my-tang-cuong-hop-tac-chong-danh-bat-trai-phep-16165591.html
https://kevesko.vn/20220628/my-bat-tay-voi-viet-nam-dep-loan-tau-ca-trung-quoc-vet-sach-bien-dong-15958957.html
biển đông
trung quốc
quảng tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/648/39/6483964_126:0:875:562_1920x0_80_0_0_b4ae6af63818b598c3df8fb2c1c3c759.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
thế giới, tác giả, chính trị, việt nam, trung quốc, tranh chấp lãnh thổ, quảng tây, xung đột, cấm đánh bắt cá, quan điểm-ý kiến
thế giới, tác giả, chính trị, việt nam, trung quốc, tranh chấp lãnh thổ, quảng tây, xung đột, cấm đánh bắt cá, quan điểm-ý kiến
Đánh bắt cá ở Biển Đông – vấn đề chính trị
17:22 15.07.2022 (Đã cập nhật: 02:14 13.09.2022) Ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung đã tổ chức phiên họp lần thứ 14 tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trưởng phái đoàn Việt Nam là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, còn dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc là Ngoại trưởng Vương Nghị, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết trong bài báo.
Ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung là cơ chế quan trọng để duy trì mối quan hệ tương tác giữa hai quốc gia láng giềng. Tại các cuộc họp của ủy ban, các vấn đề quan trọng nhất của hợp tác được thảo luận, bao gồm cả những khó khăn, khách quan hay chủ quan, và thường là từ những tình huống tranh chấp, đề ra các giải pháp được cả hai bên chấp nhận.
Lần này, phía Việt Nam đã thẳng thắn trao đổi về những vấn đề nảy sinh gần đây trong lĩnh vực thương mại song phương. Theo phía Việt Nam, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có vấn đề, cán bộ hải quan Trung Quốc có lúc ngăn cản việc nhập trái cây Việt Nam sang Trung Quốc. Với lý do chống đại dịch coronavirus, chính quyềnTrung Quốc đã dừng các chuyến bay đến Việt Nam và hiện vẫn chưa nối lại. Ông Phạm Bình Minh cho biết tại buổi làm việc rằng Hà Nội mong muốn Bắc Kinh duy trì các điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Trưởng đoàn Trung Quốc tại cuộc gặp rất thân thiện. Ông Vương Nghị cho biết chính phủ sẵn sàng mở lại các điểm vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam, nối lại các chuyến bay thương mại và một lần nữa tiếp nhận sinh viên Việt Nam sang học tại các trường đại học ở Trung Quốc.
Vấn đề đánh cá không nên ảnh hưởng đến tình hữu nghị
Trong số các đề xuất được đưa ra thảo luận trong cuộc họp lần thứ 14, có nội dung sau đây thu hút sự chú ý: Vương Nghị đề xuất nhanh chóng tạo
"đường dây nóng" để giải quyết các tình huống xung đột có thể nảy sinh giữa ngư dân hai nước. Đụng độ giữa ngư dânViệt Nam và Trung Quốc khi ra khơi đánh cá là chuyện thường tình. Ai sẽ đánh bắttrong vùng biển lãnh hải của mìnhvà ai đánh bắt trênbiển của nước khác?
Nhưng nếu vấn đề này đã tồn tại từ lâu, tại sao đại diện Trung Quốc lại vội vàng đưa vấn đề này vào cơ chế giải quyết hiện tại?
Thực tế là phương Tây, trước hết là Hoa Kỳ, trong chính sách gần đây đã quyết định tấn công Trung Quốc với những lời chỉ trích về vi phạm của nước này trên biển. Họ cáo buộc tàu cá Trung Quốc đánh bắt trong lãnh hải của các quốc gia khác, bao gồm cả những nước ở cách xa Trung Quốc, ngoài khơi biển xa, chẳng hạn như Tây Phi hoặc ở Nam Thái Bình Dương. Vào tháng 5, tại hội nghị thượng đỉnh QUAD, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ lên tiếng về sự cần thiết phải chống lại
"sự đen tối" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây là tên gọi để chỉ các kỹ thuật hành nghề của một số thuyền trưởng Trung Quốc khi họ không khai báo với lực lượng tuần duyên nước ngoài. Mỹ đặc biệt coi trọng việc kiểm soát ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông. Họ lên kế hoạch cho một loạt hoạt động về chủ đề này, bao gồm cả việc triển khai các tàu tuần duyên Mỹ đến Biển Đông. “Đường dây nóng” giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản có thể làm giảm đáng kể tính hợp pháp của sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vấn đề này. Giờ đây, chính các nước láng giềng sẽ có thể nhanh chóng giải quyết các tranh chấp trên biển mà không cần sự can thiệp của nước thứ ba.
Không lớn tiếng về vấn đề các đảo tranh chấp
Đối với tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc về quyền sở hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai ông Phạm Bình Minh và Vương Nghị đã không phóng đại chủ đề này trong cuộc họp hiện tại.
Cả hai quan chức chính phủ đều khẳng định sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trước đó tại các cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao hai nước, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, không bi kịch hóa tình hình, không gia tăng lời lẽ xung quanh vấn đề này.
Vì vậy, có mọi lý do để tin rằng cuộc họp tại Quảng Tây đã diễn ra trong bầu không khí tin cậy lẫn nhau và tình láng giềng tốt đẹp. Đối với hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, các vấn đề của nền kinh tế, trong đó có thương mại, là quan trọng nhất hiện nay.