https://kevesko.vn/20220719/thuc-hu-tin-coca-cola-viet-nam-va-campuchia-sap-duoc-chu-moi-swire-pacific-thau-tom-16448563.html
Thực hư tin Coca-Cola Việt Nam và Campuchia sắp được chủ mới Swire Pacific thâu tóm
Thực hư tin Coca-Cola Việt Nam và Campuchia sắp được chủ mới Swire Pacific thâu tóm
Sputnik Việt Nam
Thông tin Coca-Cola Việt Nam và Campuchia sắp đổi chủ và được Swire Pacific thâu tóm đang gây xôn xao về tính xác thực của thương vụ. 19.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-19T16:36+0700
2022-07-19T16:36+0700
2022-07-19T16:36+0700
việt nam
coca-cola
doanh nghiệp
kinh tế
campuchia
trung quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0b/10929675_0:122:3211:1928_1920x0_80_0_0_e3a57204912bd387f7f9001ad11eafb5.jpg
Theo Bloomberg, Nikkei, Swire Pacific được cho là có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola Việt Nam và Campuchia với giá thâu tóm vào khoảng 1,015 tỷ USD. Thực hư thông tin Coca-Cola Việt Nam và Campuchia sắp đổi chủ là như thế nào?Swire Pacific thâu tóm Coca-Cola Việt Nam và Campuchia?Các hãng tin tài chính kinh tế lớn của thế giới và khu vực đều đưa tin đồng loạt về thương vụ đáng chú ý giữa Swire Pacific và Coca-Cola Việt Nam, Campuchia.Coca-Cola Việt Nam và Campuchia sẽ được Swire Pacific mua lại thông qua hai công ty con 100% vốn là Swire Beverage Holdings và Swire Coca-Cola. Đồng thời, khoản đầu tư đầu tiên của Swire vào thị trường đồ uống đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, chẳng hạn SCMP nhấn mạnh.Swire là tập đoàn của Anh có trụ sở ở London và Hong Kong, được thành lập từ năm 1816 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là dệt may và hoạt động chủ yếu ở Anh khi mới khởi tạo.Tuy nhiên, cuộc cách mạng đã được lãnh đạo cấp cao của Swire tiến hành với sự thay đổi lớn định hướng thị phần kinh doanh được mở rộng sang các khu vực khác của thế giới nhất là ở châu Á – Thái Bình Dương với sự ra đời của Swire Pacific Limited.Doanh nghiệp chuyển dần sang kinh doanh sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ dệt may, bất động sản đến hàng không, hàng hải, thương mại, công nghiệp, đồ uống, hệ sinh thái thực phẩm và dịch vụ đa dạng.Trong thông cáo công bố ngày 18/7, Tập đoàn Swire cho biết họ sẽ mua lại hoạt động đóng gói và phân phối của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia.Mở rộng lãnh thổTập đoàn Hong Kong Swire Pacific đang tiến hành thương vụ mua lại các hoạt động đóng chai của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia. Đây là động thái sẽ mở rộng sự hiện diện của Swire tại thị trường đồ uống Đông Nam Á đang phát triển ngày càng nhanh chóng.Theo thỏa thuận được truyền thông đưa tin, Tập đoàn Swire sẽ chi 1,015 tỷ USD tiền mặt cho Công ty Coca-Cola Indochina để thực hiện thương vụ này.Đồng thời, dự kiến, giao dịch sẽ được hoàn thành trong vòng 6 tháng, tùy thuộc vào sự thỏa thuận chống độc quyền giữa hai bên.Lãnh đạo Swire Coca-Cola nhấn mạnh thêm rằng đã đầu tư xây dựng hệ thống đóng chai đẳng cấp thế giới trong 57 năm qua.Hiện, Coca-Cola hiện là công ty nước giải khát có ga số một ở Việt Nam và Campuchia. Với cơ cấu dân số trẻ, xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng GDP (trước đại dịch) trên 7%/năm, Việt Nam và Campuchia mở ra cơ hội đáng kể cho Swire Coca-Cola với thương vụ đầy triển vọng này.Ong Karen So, Giám đốc điều hành Swire Coca-Cola cho hay, là đối tác chiến lược lâu dài với Coca-Cola, “chúng tôi rất vui mừng khi đạt được thoả thuận này”, và chính thức gia nhập thị trường đồ uống với tiềm năng tăng trưởng to lớn tại Việt Nam và Campuchia.Theo Bloomberg, trước thương vụ thâu tóm Coca-Cola Indochina, Tập đoàn Swire và Công ty Coca-Cola đã có sẵn mối quan hệ khá thân thiết và lâu dài với nhau.Đồng thời, Swire Pacific cũng đã từng mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại miền nam Trung Quốc vào năm 2016.Tại thời điểm đó, chi nhánh của Tập đoàn Swire đã điều hành nhà máy Coca-Cola lớn nhất thế giới của Trung Quốc.Như vậy, với thương vụ này, theo truyền thông, hiện Tập đoàn Swire đang sở hữu thương hiệu Swire Coca-Cola Limited, vốn là đối tác lớn thứ 5 của Công ty Coca-Cola.Đặc biệt, đây cũng là thương hiệu hợp tác chặt chẽ với Công ty Coca-Cola trong việc tiếp thị và phân phối nước giải khát ở Trung Quốc, miền Tây nước Mỹ, Hong Kong và Đài Loan.Coca-Cola Việt Nam nói gì?Coca-Cola có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 và có 3 nhà máy. Hiện tại, hoạt động của thương hiệu này ở Việt Nam thuộc Tập đoàn BIG.Ngày 19/7, trao đổi với báo NLĐ, phía đại diện Coca-Cola Việt Nam khẳng định rằng, về việc một số báo chí nước ngoài đưa tin tập đoàn Swire Pacific của Anh có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá 1,015 tỉ USD, Coca-Cola Việt Nam cho biết thông tin này “chưa chính xác”.Theo đại diện Coca-Cola Việt Nam, đối tác mua lại “phần đóng gói và phân phối” vẫn là thành viên cùng chung hệ thống Coca-Cola, họ cũng có cổ phần trong tập đoàn Coca-Cola toàn cầu.Do đó, đây thực chất là việc chuyển giao trong nội bộ để thuận lợi cho việc phát triển thị trường mục tiêu mà cả hai đối tác hướng tới.Chuyên gia phân tích nhìn từ thương vụ mua lại Sài Gòn Cola của Tư HườngĐối với việc Coca-Cola Việt Nam và Swire Pacific đạt thỏa thuận chuyển nhượng phần đóng gói và phân phối sản phẩm ở Việt Nam cũng như Campuchia, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang thông tin rằng, thực ra, giới sản xuất, kinh doanh ngành hàng đồ uống hoàn toàn không bất ngờ về việc Coca Cola Việt Nam sắp có chủ mới.Điều này, theo vị chuyên gia là vì Tập đoàn Coca Cola chỉ sở hữu trực tiếp một số nhà máy sản xuất trên toàn cầu, còn lại đều bán lại nhà máy tại các thị trường họ đặt nhà máy sản xuất.Tuy vậy, Coca-Cola bán nhà máy và hệ thống phân phối nhưng kiểm soát chặt về chất lượng, thương hiệu, quảng cáo và truyền thông để bảo đảm tính xuyên suốt và nhất quán trên toàn cầu.
https://kevesko.vn/20220428/elon-musk-doa-se-mua-cong-ty-tiep-theo-la-coca-cola--14969640.html
https://kevesko.vn/20210811/sat-thu-bai-bien-cong-ty-coca-cola-hung-gach-da-chi-trich-vi-bao-bi-10929688.html
campuchia
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0b/10929675_239:0:2970:2048_1920x0_80_0_0_946f0cbabeb36c9ae34640e3e7c641dc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, coca-cola, doanh nghiệp, kinh tế, campuchia, trung quốc
việt nam, coca-cola, doanh nghiệp, kinh tế, campuchia, trung quốc
Theo Bloomberg, Nikkei, Swire Pacific được cho là có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola Việt Nam và Campuchia với giá thâu tóm vào khoảng 1,015 tỷ USD. Thực hư thông tin Coca-Cola Việt Nam và Campuchia sắp đổi chủ là như thế nào?
Swire Pacific thâu tóm Coca-Cola Việt Nam và Campuchia?
Các hãng tin tài chính kinh tế lớn của thế giới và khu vực đều đưa tin đồng loạt về thương vụ đáng chú ý giữa
Swire Pacific và Coca-Cola Việt Nam, Campuchia.
Coca-Cola Việt Nam và Campuchia sẽ được Swire Pacific mua lại thông qua hai công ty con 100% vốn là Swire Beverage Holdings và Swire Coca-Cola. Đồng thời, khoản đầu tư đầu tiên của Swire vào thị trường đồ uống đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, chẳng hạn SCMP nhấn mạnh.
Swire là tập đoàn của Anh có trụ sở ở London và Hong Kong, được thành lập từ năm 1816 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là dệt may và hoạt động chủ yếu ở Anh khi mới khởi tạo.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng đã được lãnh đạo cấp cao của Swire tiến hành với sự thay đổi lớn định hướng thị phần kinh doanh được mở rộng sang các khu vực khác của thế giới nhất là ở châu Á – Thái Bình Dương với sự ra đời của Swire Pacific Limited.
Doanh nghiệp chuyển dần sang kinh doanh sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ dệt may, bất động sản đến hàng không, hàng hải, thương mại, công nghiệp, đồ uống, hệ sinh thái thực phẩm và dịch vụ đa dạng.
Trong thông cáo công bố ngày 18/7, Tập đoàn Swire cho biết họ sẽ mua lại hoạt động đóng gói và phân phối của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia.
Tập đoàn Hong Kong Swire Pacific đang tiến hành thương vụ mua lại các hoạt động đóng chai của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia. Đây là động thái sẽ mở rộng sự hiện diện của Swire tại thị trường đồ uống Đông Nam Á đang phát triển ngày càng nhanh chóng.
Theo thỏa thuận được truyền thông đưa tin, Tập đoàn Swire sẽ chi 1,015 tỷ USD tiền mặt cho Công ty Coca-Cola Indochina để thực hiện thương vụ này.
Đồng thời, dự kiến, giao dịch sẽ được hoàn thành trong vòng 6 tháng, tùy thuộc vào sự thỏa thuận chống độc quyền giữa hai bên.
“Thương vụ mua lại này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Swire Coca-Cola, mở rộng đáng kể quy mô hoạt động sang một khu vực mới”, - ông Patrick Healy, Chủ tịch Swire Coca-Cola cho biết.
Lãnh đạo Swire Coca-Cola nhấn mạnh thêm rằng đã đầu tư xây dựng hệ thống đóng chai đẳng cấp thế giới trong 57 năm qua.
“Việc mở rộng lãnh thổ này là một phần của chiến lược mở rộng quy mô toàn cầu, khối lượng và doanh thu từ hoạt động kinh doanh đóng chai của chúng tôi”, - ông Healy nói.
Hiện, Coca-Cola hiện là công ty nước giải khát có ga số một ở Việt Nam và Campuchia. Với cơ cấu dân số trẻ, xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng GDP (trước đại dịch) trên 7%/năm, Việt Nam và Campuchia mở ra cơ hội đáng kể cho Swire Coca-Cola với thương vụ đầy triển vọng này.
Ong Karen So, Giám đốc điều hành Swire Coca-Cola cho hay, là đối tác chiến lược lâu dài với Coca-Cola, “chúng tôi rất vui mừng khi đạt được thoả thuận này”, và chính thức gia nhập thị trường đồ uống với tiềm năng tăng trưởng to lớn tại Việt Nam và Campuchia.
“Hai thị trường đang được định giá trên 6 tỷ USD và dự báo sẽ tăng trưởng trên 6% CAGR 3 cho đến năm 2036”, - vị này tiết lộ.
Theo Bloomberg, trước thương vụ thâu tóm Coca-Cola Indochina, Tập đoàn Swire và Công ty Coca-Cola đã có sẵn mối quan hệ khá thân thiết và lâu dài với nhau.
Đồng thời, Swire Pacific cũng đã từng mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại miền nam Trung Quốc vào năm 2016.
Tại thời điểm đó, chi nhánh của Tập đoàn Swire đã điều hành
nhà máy Coca-Cola lớn nhất thế giới của Trung Quốc.
Như vậy, với thương vụ này, theo truyền thông, hiện Tập đoàn Swire đang sở hữu thương hiệu Swire Coca-Cola Limited, vốn là đối tác lớn thứ 5 của Công ty Coca-Cola.
Đặc biệt, đây cũng là thương hiệu hợp tác chặt chẽ với Công ty Coca-Cola trong việc tiếp thị và phân phối nước giải khát ở Trung Quốc, miền Tây nước Mỹ, Hong Kong và Đài Loan.
Coca-Cola Việt Nam nói gì?
Coca-Cola có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 và có 3 nhà máy. Hiện tại, hoạt động của thương hiệu này ở Việt Nam thuộc Tập đoàn BIG.
Ngày 19/7, trao đổi với báo NLĐ, phía đại diện Coca-Cola Việt Nam khẳng định rằng, về việc một số báo chí nước ngoài đưa tin tập đoàn Swire Pacific của Anh có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá 1,015 tỉ USD, Coca-Cola Việt Nam cho biết thông tin này “chưa chính xác”.
“Việt Nam có thị trường nước giải khát ổn định và phát triển. Do đó, không có lý do gì Coca-Cola Việt Nam phải thay đổi chủ sở hữu”, - Coca-Cola Việt Nam nhấn mạnh.
Theo đại diện Coca-Cola Việt Nam, đối tác mua lại “phần đóng gói và phân phối” vẫn là thành viên cùng chung hệ thống Coca-Cola, họ cũng có cổ phần trong tập đoàn Coca-Cola toàn cầu.
Do đó, đây thực chất là việc chuyển giao trong nội bộ để thuận lợi cho việc phát triển thị trường mục tiêu mà cả hai đối tác hướng tới.
Chuyên gia phân tích nhìn từ thương vụ mua lại Sài Gòn Cola của Tư Hường
Đối với việc Coca-Cola Việt Nam và Swire Pacific đạt thỏa thuận chuyển nhượng phần đóng gói và phân phối sản phẩm ở Việt Nam cũng như Campuchia, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang thông tin rằng, thực ra, giới sản xuất, kinh doanh ngành hàng đồ uống hoàn toàn không bất ngờ về việc Coca Cola Việt Nam sắp có chủ mới.
Điều này, theo vị chuyên gia là vì Tập đoàn Coca Cola chỉ sở hữu trực tiếp một số nhà máy sản xuất trên toàn cầu, còn lại đều bán lại nhà máy tại các thị trường họ đặt nhà máy sản xuất.
Tuy vậy, Coca-Cola bán nhà máy và hệ thống phân phối nhưng kiểm soát chặt về chất lượng, thương hiệu, quảng cáo và truyền thông để bảo đảm tính xuyên suốt và nhất quán trên toàn cầu.
“Coca-Cola vào Việt Nam theo đường đầu tư trực tiếp thông qua thương vụ mua lại nhà máy Sài Gòn Cola của nữ doanh nhân Tư Hường năm 1994. Chỉ 5 năm sau, công ty đã đấu thầu để sang nhượng lại toàn bộ vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam và chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”, - ông Quang tiết lộ.