https://kevesko.vn/20220719/viet-nam-quan-ly-no-cong-nhu-the-nao-16450128.html
Việt Nam quản lý nợ công như thế nào?
Việt Nam quản lý nợ công như thế nào?
Sputnik Việt Nam
Tình hình nợ công của Việt Nam cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2021, bợ Chính phủ lên đến hơn 3,1 triệu tỷ đồng, trong đó, vay nước ngoài hơn 1,1 triệu tỷ... 19.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-19T17:59+0700
2022-07-19T17:59+0700
2022-07-19T17:59+0700
việt nam
kinh tế
nợ công
chiến lược phát triển kinh tế
chính phủ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1c/14430292_0:0:3640:2048_1920x0_80_0_0_c5919ca5bef73230e9ef1a6229547615.jpg
Tuy nhiên, Việt Nam có chiến lược quản lý nợ công rõ ràng với kế hoạch giữ mức nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030, đặc biệt, nợ nước ngoài cần giữ dưới mức trần 45% GDP.Điều quan trọng trong điều hành nợ công của Việt NamTrả lời cử tri thành phố Hồ Chí Minh về việc cần có chính sách nới trần nợ công. Bộ Tài chính cho biết, việc huy động nợ công cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách và nợ công trong trung, dài hạn.Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, tại kế hoạch tài chính ngân sách và vay trả nợ công 5 năm 2021-2025, Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt mức trần nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP.Đồng thời, ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công khoảng 55% GDP và nợ chính phủ khoảng 45% GDP.Bộ Tài chính cũng nhắc lại về chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm không vượt quá 25%.Bộ này cũng cho biết, Quốc hội đã phê duyệt tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước bình quân cả giai đoạn là 3,7% GDP.Cụ thể, Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước bình quân cả giai đoạn là 3,7% GDP. Theo đó, đến năm 2025 chỉ tiêu nợ công dự báo khoảng 45,3% GDP, nợ chính phủ khoảng 41,6% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN cao nhất cả giai đoạn rơi vào năm 2021 là khoảng 24,8%.Khi nào cần lưu ý đến rủi ro nợ công?Bộ khẳng định rằng, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội, đi đôi với việc đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế.Chương trình này bao gồm các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19. Điều kiện thực thi chương trình phải đảm bảo sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.Trong trường hợp nâng mức bội chi ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 sẽ làm tăng tương ứng dư nợ công, nợ chính phủ và ảnh hướng tới các chi tiêu an toàn nợ được Quốc hội phê duyệt.Theo đó chỉ tiêu nợ chính phủ so với GDP tiến sát, có khả năng vượt ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt (45%).Từ đó, kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn trước là việc tăng bội chi, nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, mở rộng bảo lãnh Chính phủ để chống suy giảm kinh tế trong giai đoạn 2008-2011 đã khiến cho quy mô nợ công tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân lên đến 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015, tạo ra vòng xoáy đảo nợ và áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn.Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW để từng bước kiềm chế tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2016-2020.Tình hình nợ công của Việt Nam như thế nào?Vừa qua, Thứ trưởng Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030, do Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ cho hay, mục tiêu của Việt Nam tới năm 2030 nợ công không quá 60% GDP.Báo cáo của Bộ Tài chính trước đó cũng cho biết, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2020, nợ công tương đương 55,9% GDP, nợ nước ngoài chiếm 47,3% GDP.Bản tin công nợ số 13 thống kê tình hình nợ công của Việt Nam tính đến hết tháng 6/2021 của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, nợ công của Việt Nam là hơn 3,5 triệu tỷ đồng.Trong số này, nợ của Chính phủ là hơn 3,1 triệu tỷ đồng (vay nước ngoài là 1,1 triệu tỷ đồng, vay trong nước là 2 triệu tỷ đồng). So với năm 2017, nợ của Chính phủ tăng thêm hơn 533 nghìn tỷ đồng. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là hơn 338 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với thời điểm năm 2017 (năm 2017 là 455 nghìn tỷ đồng) do Chính phủ những năm gần đây siết việc cấp bảo lãnh. Nợ của Chính quyền địa phương là hơn 46 nghìn tỷ đồng.Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 333 nghìn tỷ, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 33 nghìn tỷ, 32 nghìn tỷ, 14 nghìn tỷ.Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới (WB) đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 382 nghìn tỷ, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với hơn 193 nghìn tỷ.Các chủ nợ tư nhân cho Việt Nam vay là hơn 26 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với con số hơn 1,8 nghìn tỷ đồng của năm 2019.
https://kevesko.vn/20220523/moi-nguoi-viet-dang-ganh-bao-nhieu-tien-no-cong-15320976.html
https://kevesko.vn/20220329/hon-1-trieu-ty-no-cong-vao-nam-2024-viet-nam-lam-the-nao-de-tra-14441755.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1c/14430292_542:0:3273:2048_1920x0_80_0_0_22e30f3dbcaf9c6c27bc4b2a51dd78dc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, nợ công, chiến lược phát triển kinh tế, chính phủ
việt nam, kinh tế, nợ công, chiến lược phát triển kinh tế, chính phủ
Việt Nam quản lý nợ công như thế nào?
Tình hình nợ công của Việt Nam cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2021, bợ Chính phủ lên đến hơn 3,1 triệu tỷ đồng, trong đó, vay nước ngoài hơn 1,1 triệu tỷ đồng, vay trong nước hơn 2 triệu tỷ đồng, vay tư nhân cũng tăng nhanh lên mức hơn 26 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, Việt Nam có chiến lược quản lý nợ công rõ ràng với kế hoạch giữ mức nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030, đặc biệt, nợ nước ngoài cần giữ dưới mức trần 45% GDP.
Điều quan trọng trong điều hành nợ công của Việt Nam
Trả lời cử tri thành phố Hồ Chí Minh về việc cần có chính sách nới trần nợ công. Bộ Tài chính cho biết, việc huy động nợ công cho
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách và nợ công trong trung, dài hạn.
Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, tại kế hoạch tài chính ngân sách và vay trả nợ công 5 năm 2021-2025, Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt mức trần nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP.
Đồng thời, ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công khoảng 55% GDP và nợ chính phủ khoảng 45% GDP.
Bộ Tài chính cũng nhắc lại về chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm không vượt quá 25%.
Bộ này cũng cho biết, Quốc hội đã phê duyệt tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước bình quân cả giai đoạn là 3,7% GDP.
“Theo đó, đến năm 2025 chỉ tiêu nợ công dự báo khoảng 45,3% GDP, nợ chính phủ khoảng 41,6% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN cao nhất cả giai đoạn rơi vào năm 2021 là khoảng 24,8%”, - Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Cụ thể, Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước bình quân cả giai đoạn là 3,7% GDP. Theo đó, đến năm 2025 chỉ tiêu nợ công dự báo khoảng 45,3% GDP, nợ chính phủ khoảng 41,6% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN cao nhất cả giai đoạn rơi vào năm 2021 là khoảng 24,8%.
Khi nào cần lưu ý đến rủi ro nợ công?
Bộ khẳng định rằng, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội, đi đôi với
việc đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế.
Chương trình này bao gồm các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19. Điều kiện thực thi chương trình phải đảm bảo sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Trong trường hợp nâng mức bội chi ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 sẽ làm tăng tương ứng dư nợ công, nợ chính phủ và ảnh hướng tới các chi tiêu an toàn nợ được Quốc hội phê duyệt.
Theo đó chỉ tiêu nợ chính phủ so với GDP tiến sát, có khả năng vượt ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt (45%).
“Trường hợp tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu đề ra hay xảy ra các cú sốc vĩ mô đòi hòi phải tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa, các chỉ tiêu an toàn nợ có khả năng vượt các mức ngưỡng quy định, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng bền vững nợ, an ninh tài chính quốc gia”, - Bộ Tài chính lý giải.
Từ đó, kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn trước là việc tăng bội chi, nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, mở rộng bảo lãnh Chính phủ để
chống suy giảm kinh tế trong giai đoạn 2008-2011 đã khiến cho quy mô nợ công tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân lên đến 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015, tạo ra vòng xoáy đảo nợ và áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn.
Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW để từng bước kiềm chế tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2016-2020.
“Việc huy động nợ công cho chương trình trong thời gian tới cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách nhà nước, nợ công trong trung, dài hạn”, - Bộ nhấn mạnh.
Tình hình nợ công của Việt Nam như thế nào?
Vừa qua, Thứ trưởng Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030, do Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ cho hay, mục tiêu của Việt Nam tới năm 2030 nợ công không quá 60% GDP.
“Nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Trên cơ sở đó, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước”, - ông Tạ Anh Tuấn thông tin.
Báo cáo của Bộ Tài chính trước đó cũng cho biết, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2020, nợ công tương đương 55,9% GDP, nợ nước ngoài chiếm 47,3% GDP.
Bản tin công nợ số 13 thống kê tình hình nợ công của Việt Nam tính đến hết tháng 6/2021 của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, nợ công của Việt Nam là hơn 3,5 triệu tỷ đồng.
Trong số này, nợ của Chính phủ là hơn 3,1 triệu tỷ đồng (vay nước ngoài là 1,1 triệu tỷ đồng, vay trong nước là 2 triệu tỷ đồng). So với năm 2017, nợ của Chính phủ tăng thêm hơn 533 nghìn tỷ đồng. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là hơn 338 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với thời điểm năm 2017 (năm 2017 là 455 nghìn tỷ đồng) do Chính phủ những năm gần đây siết
việc cấp bảo lãnh. Nợ của Chính quyền địa phương là hơn 46 nghìn tỷ đồng.
Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 333 nghìn tỷ, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 33 nghìn tỷ, 32 nghìn tỷ, 14 nghìn tỷ.
Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới (WB) đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 382 nghìn tỷ, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với hơn 193 nghìn tỷ.
Các chủ nợ tư nhân cho Việt Nam vay là hơn 26 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với con số hơn 1,8 nghìn tỷ đồng của năm 2019.