https://kevesko.vn/20220725/ngoai-giao-sau-rieng-trung-quoc-dung--trai-cay-vua-de-tang-cuong-quan-he-voi-dong-nam-a-16588579.html
Ngoại giao sầu riêng? Trung Quốc dùng "trái cây vua" để tăng cường quan hệ với Đông Nam Á
Ngoại giao sầu riêng? Trung Quốc dùng "trái cây vua" để tăng cường quan hệ với Đông Nam Á
Sputnik Việt Nam
Được mệnh danh là "Vua của các loại trái cây", sầu riêng chiếm vị trí trung tâm trong đợt thúc đẩy quan hệ mới nhất của Trung Quốc vào Đông Nam Á. 25.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-25T18:59+0700
2022-07-25T18:59+0700
2022-07-25T18:59+0700
thế giới
việt nam
trung quốc
quan hệ thương mại
kinh tế
sầu riêng
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/1e/13515420_0:115:2001:1240_1920x0_80_0_0_7661f26f5a89eb794f3e6519d7e563bc.jpg
Cụ thể, Bắc Kinh hứa sẽ nhập khẩu nhiều sầu riêng hơn từ các nước láng giềng để củng cố mối quan hệ với khu vực có tầm quan trọng chiến lược, trong bối cảnh cạnh tranh với Hoa Kỳ ngày càng gia tăng, tờ South China Morning Post viết.Bánh sầu riêng và tăng cường mối quan hệ Mã Lai - Trung QuốcBộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề cao loại quả này trong chuyến thăm Kuala Lumpur gần đây của ông.Vương Nghị cũng nói Trung Quốc "sẵn sàng nhập khẩu thêm dầu cọ, trái cây nhiệt đới và các sản phẩm nông nghiệp khác" từ Malaysia.Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt NamNgày hôm sau, tại thành phố Nam Ninh, miền nam Trung Quốc, ông Vương Nghị đã cùng với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, công bố một thỏa thuận cho phép xuất khẩu sầu riêng tươi của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, sau gần bốn năm đàm phán.Ông Vương Nghị cũng nói Trung Quốc "coi trọng sự quan tâm của Việt Nam trong việc tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và cá sang Trung Quốc", theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong khi ông Phạm Bình Minh thúc giục Bắc Kinh cho phép nhập khẩu nhiều trái cây hơn nữa.Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và khoảng 70% trái cây và rau quả của nước này được bán cho Trung Quốc.Không đề cập đến thương vụ sầu riêng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai bên nhất trí "tìm hiểu khả năng thiết lập cơ chế thúc đẩy sản xuất, chuỗi cung ứng và tăng cường xây dựng cảng để tạo thuận lợi cho thương mại song phương".Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu chanh dây từ Việt Nam trong tháng này, và theo cổng thông tin VnExpress, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào tuần trước cho biết các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ không còn bị cấm xuất khẩu tạm thời nếu phát hiện coronavirus trong container của họ.Công cụ cưỡng bức bằng kinh tếHai nước có mối quan hệ rạn nứt vì tranh chấp lãnh thổ lâu đời, và tuần trước, ông Phạm Bình Minh bày tỏ sự thất vọng về "tiến độ chậm chạp" trong việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt Nam. Việt Nam cũng bị chỉ trích là "quá mức cần thiết" khi đóng cửa biên giới sau vụ dịch Covid-19 vào tháng 12, chỉ được dỡ bỏ vài tháng sau đó.Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS - Yusof Ishak ở Singapore, cho biết việc đóng cửa biên giới, khiến hàng nghìn xe tải nông sản tươi sống không thể giao hàng, sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức của người Việt Nam về Trung Quốc.Việt Nam bắt đầu chuẩn bịNông dân trồng sầu riêng ở Việt Nam dường như chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường Trung Quốc - theo TTXVN, có tổng cộng 123 cơ sở trồng sầu riêng và 57 nhà máy đóng gói đã tham gia khóa đào tạo 3 ngày do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức vào tuần trước. tìm hiểu về các tiêu chuẩn thực phẩm của Trung Quốc.Bản tin cho biết Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ hai (sau Thái Lan) xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, đồng thời nói thêm điều này sẽ mang lại cho ngành nông nghiệp sầu riêng của nước này "rất nhiều dư địa để phát triển".Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 821 600 tấn sầu riêng tươi, trị giá 4,2 tỷ USD, theo hải quan Trung Quốc.Trung Quốc cũng đang đàm phán với Campuchia và Philippines để nhập khẩu sầu riêng. Một kế hoạch thí điểm nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Campuchia đã bắt đầu vào đầu tháng này, khi nhập lô hàng 50 tấn đầu tiên, theo tin từ Thmey Thmey.
https://kevesko.vn/20220712/sau-rieng-viet-nam-xuat-khau-sang-trung-quoc-bac-kinh-van-nam-daodang-chuoi-16269046.html
https://kevesko.vn/20220523/viet-nam-the-hien-mong-muon-xuat-khau-chinh-ngach-sau-rieng-sang-trung-quoc-15315618.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/01/1e/13515420_168:0:1821:1240_1920x0_80_0_0_2380923ad799af4421d8831125a79c30.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, việt nam, trung quốc, quan hệ thương mại, kinh tế, sầu riêng, báo chí thế giới
thế giới, việt nam, trung quốc, quan hệ thương mại, kinh tế, sầu riêng, báo chí thế giới
Ngoại giao sầu riêng? Trung Quốc dùng "trái cây vua" để tăng cường quan hệ với Đông Nam Á
Được mệnh danh là "Vua của các loại trái cây", sầu riêng chiếm vị trí trung tâm trong đợt thúc đẩy quan hệ mới nhất của Trung Quốc vào Đông Nam Á.
Cụ thể, Bắc Kinh hứa sẽ nhập khẩu nhiều sầu riêng hơn từ các nước láng giềng để củng cố mối quan hệ với khu vực có tầm quan trọng chiến lược, trong bối cảnh cạnh tranh với Hoa Kỳ ngày càng gia tăng, tờ South China Morning Post viết.
Bánh sầu riêng và tăng cường mối quan hệ Mã Lai - Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề cao loại quả này trong chuyến thăm Kuala Lumpur gần đây của ông.
"Sáng nay chúng tôi ăn trưa cùng nhau tại nơi làm việc và người bạn thân của tôi đã mời chiếc bánh Maoshanwang (một loại bánh làm từ một loại sầu riêng phổ biến ở Malaysia), rất ngon và rất ấn tượng", - Ngoại trưởng Trung Quốc nói tại một họp báo chung với người đồng cấp Malaysia Saifuddin Abdullah vào thứ Ba tuần trước (19/7).
Vương Nghị cũng nói Trung Quốc "sẵn sàng nhập khẩu thêm dầu cọ, trái cây nhiệt đới và các sản phẩm nông nghiệp khác" từ Malaysia.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
Ngày hôm sau, tại thành phố Nam Ninh, miền nam Trung Quốc, ông Vương Nghị đã cùng với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, công bố một thỏa thuận cho phép xuất khẩu sầu riêng tươi của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, sau gần bốn năm đàm phán.
Ông Vương Nghị cũng nói Trung Quốc "coi trọng sự quan tâm của Việt Nam trong việc tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và cá sang Trung Quốc", theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong khi ông Phạm Bình Minh thúc giục Bắc Kinh cho phép nhập khẩu nhiều trái cây hơn nữa.
Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam,
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và khoảng 70% trái cây và rau quả của nước này được bán cho Trung Quốc.
Không đề cập đến thương vụ sầu riêng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai bên nhất trí "tìm hiểu khả năng thiết lập cơ chế thúc đẩy sản xuất, chuỗi cung ứng và tăng cường xây dựng cảng để tạo thuận lợi cho thương mại song phương".
Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu chanh dây từ Việt Nam trong tháng này, và theo cổng thông tin VnExpress, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào tuần trước cho biết các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ không còn bị cấm xuất khẩu tạm thời nếu phát hiện coronavirus trong container của họ.
Công cụ cưỡng bức bằng kinh tế
Hai nước có mối quan hệ rạn nứt vì tranh chấp lãnh thổ lâu đời, và tuần trước, ông Phạm Bình Minh bày tỏ sự thất vọng về "tiến độ chậm chạp" trong việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt Nam. Việt Nam cũng bị chỉ trích là "quá mức cần thiết" khi đóng cửa biên giới sau vụ dịch Covid-19 vào tháng 12, chỉ được dỡ bỏ vài tháng sau đó.
Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS - Yusof Ishak ở Singapore, cho biết việc đóng cửa biên giới, khiến hàng nghìn xe tải nông sản tươi sống không thể giao hàng, sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức của người Việt Nam về Trung Quốc.
"Ở Việt Nam, có mối nghi ngờ về việc Trung Quốc có thể sử dụng thương mại xuyên biên giới như một công cụ để thực hiện ảnh hưởng chiến lược đối với đất nước, cho thấy sự không hài lòng của họ với một số chính sách mà Hà Nội đang theo đuổi", chuyên gia này nhận định.
"Vì vậy, trong khi Việt Nam muốn duy trì thương mại xuyên biên giới ổn định với Trung Quốc, Hà Nội cũng muốn đảm bảo Bắc Kinh không sử dụng nó như một «công cụ cưỡng bức bằng kinh tế", - ông nói thêm.
Việt Nam bắt đầu chuẩn bị
Nông dân trồng sầu riêng ở Việt Nam dường như chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường Trung Quốc - theo TTXVN, có tổng cộng 123 cơ sở trồng sầu riêng và 57 nhà máy đóng gói đã tham gia khóa đào tạo 3 ngày do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức vào tuần trước. tìm hiểu về các tiêu chuẩn thực phẩm của Trung Quốc.
Bản tin cho biết Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ hai (sau Thái Lan)
xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, đồng thời nói thêm điều này sẽ mang lại cho ngành nông nghiệp sầu riêng của nước này "rất nhiều dư địa để phát triển".
"Việt Nam càng có thể bán được nhiều hàng sang Trung Quốc, thì Hà Nội càng không muốn làm gián đoạn mối quan hệ của họ với Bắc Kinh. Điều này có thể quan trọng đối với Trung Quốc, do Hoa Kỳ hiện đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm lôi kéo Việt Nam và các nước trong khu vực đứng về phía Bắc Kinh", - ông Lê Hồng Hiệp nói.
Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 821 600 tấn sầu riêng tươi, trị giá 4,2 tỷ USD, theo hải quan Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đang đàm phán với Campuchia và Philippines để nhập khẩu sầu riêng. Một kế hoạch thí điểm nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Campuchia đã bắt đầu vào đầu tháng này, khi nhập lô hàng 50 tấn đầu tiên, theo tin từ Thmey Thmey.