Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đám mây chiến tranh treo lơ lửng trên Biển Đông — liệu Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan?

© AFP 2023 / TAIWAN DEFENCE MINISTRY Chiến đấu cơ phản lực của Đài Loan chặn máy bay ném bom Trung Quốc trên biển Hoa Đông
Chiến đấu cơ phản lực của Đài Loan chặn máy bay ném bom Trung Quốc trên biển Hoa Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2022
Đăng ký
Trung Quốc đang bỏ xa Đài Loan và đảo quốc này không thể chống lại con rồng trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, ấn bản Ấn Độ của Daily News and Analysis (DNA) viết.

Khẩu chiến ở cấp độ ngoại giao

Xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục không phải là mới. Nó đã tồn tại gần 3/4 thế kỷ, nhưng những sự kiện gần đây cho thấy mỗi ngày tình hình trở nên tồi tệ hơn. Một mặt, các hành vi xâm phạm không phận và lãnh thổ khác từ phía Trung Quốc mỗi ngày một gia tăng, mặt khác, việc Mỹ "khoa trương cơ bắp" trên Biển Đông có lợi cho Đài Loan, đang làm gia tăng căng thẳng.
Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc là vô biên, bằng chứng là họ có tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông. Vì Bắc Kinh không công nhận bất kỳ hiệp ước hoặc thỏa thuận nào với bất kỳ người hàng xóm nào của mình, họ luôn để ngỏ mọi lựa chọn, dựa vào một số câu chuyện mỏng manh. Tờ DNA viết ngày nay cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có mâu thuẫn thù địch trong vấn đề Đài Loan. Ngày 23 tháng 5 năm 2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan. Điều này trái với chính sách lâu nay của Mỹ, vốn gọi việc can dự của quân đội Mỹ vào vấn đề Đài Loan là "chiến lược không rõ ràng". Mặt khác, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại nhiều lần: “Việc Trung Quốc thống nhất với Đài Loan sẽ được thực hiện, ngay cả khi phải dùng vũ lực để đạt được mục tiêu này”.
Trong khi cả hai nước đang nói về việc sử dụng vũ lực, quân đội Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh thổ Đài Loan. Đôi khi họ làm điều đó bằnglực lượnglớn, như vào tháng 10 năm 2021 trong lễ kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan, khi 145 máy bay Trung Quốc xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan trong một khoảng thời gian ngắn. Gần đây, trung bình mỗi tuần Trung Quốc thực hiện 2-3 vụ vi phạm lãnh thổ. Vì vậy, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Trung Quốc rằng họ đang " chơi với dao" bằng cách cho máy bay chiến đấu của mìnhđến gần Đài Loan, thì Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa đã trả lời tại diễn đàn "Đối thoại Shangri-La" ở Singapore bằng tuyên bố "Nếu có ai dám tách Đài Loan khỏiTrung Quốc, chúng tôi sẽ chiến đấu không do dự. Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi giá đến cùng. Đây là sự lựa chọn duy nhất của Trung Quốc ".

Vị thế mỏng manh của Trung Quốc, sự tức giận của Hoa Kỳ và tham vọng của Ấn Độ

Ấn phẩm DNA đưa ra những câu hỏi sau trong bài báo: Có phải xung đột sắp xảy ra ở Biển Đông? Liệu những đám mây quân sự có thể nhìn thấy trên eo biển Đài Loan? Những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột quân sự?
Thủy thủ Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2022
Biển Đông
Trung Quốc bắt đầu tập trận ở Biển Đông
Thật vậy, nếu xét về cán cân quân sự về mặt toán học, thì Trung Quốc vượt trội hơn hẳn so với Đài Loan, và quốc đảo không thể đủ sức chống lại trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, nhưng có nhiều hoán vị và kết hợp khác nhau. Tờ báo DNA lưu ý có sự khác biệt lớn giữa hành động thực tế và phát ngôn. Có những lý do chính đáng để tin rằng khả năng các sự kiện hiện tại leo thang thành một cuộc chiến là cực kỳ nhỏ, xét theo tình hình địa chiến lược hiện nay và vị thế của Trung Quốc.
Thứ nhất, hiện nay Trung Quốc đang gặp bất ổn về kinh tế. Dự án "Một vành đai, một con đường" (BRI) đang thất bại trên toàn thế giới, và chính sách «hố nợ» dẫn đến thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, tờ báo viết. Tiền đi vay hoặc đầu tư vào nhiều nước khác nhau trên thế giới, bao gồm Pakistan, Sri Lanka và nhiều nước châu Phi khác bị kẹt, dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản ở Bắc Kinh, mà giớichuyên gia gọi tất cả là cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài ra, hoàn cảnh hậu COVID và sự suy thoái kinh tế toàn cầu càng thêm đau đớn. Trong tình huống như vậy, không một quốc gia khôn ngoan nào muốn xảy ra chiến tranh.
Thứ hai, tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukrainacó tác động lớn đến triển vọng toàn cầu. Trong khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do chiến dịch đặc biệt của Nga ở Donbas, thì việc bắt đầu một mặt trận khác trên Biển Đông chắc chắn sẽ dẫn đến những vấn đề lớn đối với Trung Quốc. Không giống như Nga, Trung Quốc không có nhiều đồng minh và bị cô lập trên thế giới. Bất kỳ canh bạc nào nữa trong bối cảnh chiến sựở Donbas sẽ phá hủy mọi tham vọng của Trung Quốc trở thành siêu cường.
Thứ ba, mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ luôn căng thẳng ở mức độ nghiêm trọng. Ấn bản DNA lưu ý cuộc khẩu chiến giữa Tập Cận Bình và Joe Biden đang ngày càng trở nên gay gắt. Mỹ tìm cách kìm hãm con rồng, vốn bị coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của mình. Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ khiến Mỹ phẫn nộ dưới hình thức trừng phạt. Tờ DNA nhấn mạnh Trung Quốc không phải là Nga. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào thế giới so với kinh tế Nga, và trong trường hợp trừng phạt tài chính toàn cầu, kinh tế của nước này sẽ sụp đổ như một bộ bài.
Thứ tư, trong nhiều năm qua, Đài Loan duy trì chính sách thận trọng, giữ nguyên hiện trạng. Một mặt, Đài Loan né tránh việc chính thức tuyên bố độc lập hoàn toàn, nhưng đồng thời vẫn đầu tư cho nhu cầu quốc phòng của mình và mua sắm trang thiết bị quân sự trên quy mô lớn. Mặc dù Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn luôn nói đất nước của bà là một quốc gia có chủ quyền, bà cũng nhận thức rõ bất kỳ động thái nào nhằm chính thức tuyên bố chủ quyền sẽ là chất xúc tác cho xung đột. Hầu hết những người đồng hương của bà cũng hiểu điều này và ủng hộ quan điểm của Tổng thống.
Thứ năm, mặc dù Biển Đông là một vấn đề đáng lo ngại, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nền kinh tế phát triển vượt bậc và trong bối cảnh xung đột lãnh thổ với Trung Quốc, sẵn sàng gánh chịu những khoảng trống doTrung Quốc tạo ra trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Đài Loan. Ngoài ra, Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều vào lực lượng hải quân của mình và có thể thực thi cuộc phong tỏa hải quân ở Ấn Độ Dương theo ý muốn. Nếu Trung Quốc muốn thực hiện một cuộc phiêu lưu nào đó với Đài Loan, mọi thứ sẽ không suôn sẻ như vậy.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2022
Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc về hoạt động của Mỹ ở Biển Đông: "đòn phô trương cơ bắp"

Việt Nam, Afghanistan…, những nơi cuộc phiêu lưu tiếp theo có thể dẫn đến

Kết luận, DNA viết có sự hùng biện bằng lời nói trên tất cả các nền tảng thế giới và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phun thuốc độc chống lại Mỹ và Đài Loan, đồng thời, các nhà lãnh đạo Mỹ vận động cơ bắp để cho thế giới thấy sự vượt trội của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp Đài Loan, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Mỹ không muốn bị kéo chân vào một Afghanistan hay Việt Nam tiếp theo, đồng thời, Trung Quốc cũng hiểu rõ hậu quả của sựphiêu lưu. Chính sách giữ nguyên hiện trạng ngày naycủa Đài Loan là câu trả lời, và cả Trung Quốc và Đài Loan đều nhận thức rõ điều này. Mặc dù chỉ có thời gian mới có thể trả lời các câu hỏi, nhưng hoàn cảnh hiện tại đã loại trừ khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang lớn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала