Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hàng triệu tấn lúa từ Campuchia?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMột nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Đăng ký
Dù nằm trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam hiện vẫn nhập khẩu hàng triệu tấn lúa từ nước láng giềng Campuchia.
Nguyên nhân của việc này được cho là do nhiều cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam sang nước bạn thuê đất trồng lúa, sau khi thu hoạch thì chở về nước.

Người Việt thuê đất trồng lúa ở Campuchia

Theo ghi nhận của Tổng cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, trong 6 tháng đầu năm nay, Campuchia đã xuất khẩu trên 1,7 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 900.000 tấn gạo thành phẩm, sang Việt Nam.
Ước tính, số lúa xuất khẩu này có tổng trị giá lên đến hơn 336 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021.
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-6,5 triệu tấn gạo và là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay. Do vậy, việc Việt Nam vẫn nhập khẩu lượng lớn lúa từ Campuchia khiến không ít người tỏ ra bất ngờ.
Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Công ty TNHH Gạo Việt Nguyễn Thanh Long cho rằng, việc Việt Namnhập khẩu lúa từ Campuchia đã diễn ra trong nhiều năm nay. Thời gian gần đây, sản lượng lúa nhập từ Campuchia thậm chí còn tăng do có nhiều cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam sang nước bạn thuê đất trồng lúa, sau khi thu hoạch thì chở về nước.
Theo ông Long, giá lúa trồng ở Campuchia có lúc rẻ, có lúc cao hơn Việt Nam nhưng không đáng kể. Giống lúa trồng ở Campuchia nhập vào Việt Nam chủ yếu là giống lúa IR 50404. Giống này cho ra loại gạo thành phẩm là gạo trắng, hạt dài, chủ yếu xuất khẩu vào những thị trường truyền thống như Trung Quốc, châu Phi, Philippines…
“Nguồn lúa gạo nhập từ Campuchia cung cấp một lượng gạo nhất định để doanh nghiệp Việt Nam chế biến, xuất khẩu khi nguồn cung trong nước giảm sút. Điều này vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa ổn định thị trường gạo trong nước”, ông Long nói.
Người dân huyện Phong Thổ thu hoạch lúa tẻ râu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Giá gạo Việt Nam dẫn đầu thế giới, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực
Trong khi đó, nhiều công ty xuất nhập khẩu khác cũng cho biết, việc nhập lúa từ Campuchia là bình thường và nhiều nước cũng làm như vậy.
Theo ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu trồng các giống lúa chất lượng cao để tăng giá trị xuất khẩu, như giống lúa thơm ST, OM hay các loại đặc sản…
Trong khi đó, các thị trường châu Phi, Trung Đông, Philippines, Trung Quốc… lại chỉ thích nhập loại gạo trắng thông dụng như IR 50404. Do thiếu hụt nguồn cung, các công ty Việt Nam chọn cách làm là sang Campuchia mua, thuê đất trồng lúa rồi thu hoạch đem về Việt Nam chế biến, xuất khẩu.
Thông tư 06/2022của Bộ Công Thương vừa qua đã quy định nhập khẩu mặt hàng gạo có xuất xứ từ Campuchia. Cụ thể năm 2022, tổng lượng hạn ngạch thuế quan ưu đãi đặc biệt, áp thuế 0% đối với mặt hàng gạo có nguồn gốc từ Campuchia là 300.000 tấn. Trường hợp là lúa thì tỉ lệ quy đổi 2 kg lúa bằng 1 kg gạo. Điều này càng góp phần khiến lượng lúa nhập từ Campuchia về nước ta tăng lên.

Cần truy xuất nguồn gốc rõ ràng

Theo ông Long,việc nhập khẩu lúa từ Campuchia hiện không có gì đáng lo ngại. Nguồn cung từ Campuchia sẽ giúp Việt Nam ổn định nguồn gạo xuất khẩu suốt năm, bù đắp vàonhững thời điểm thiếu hụt.
Bên cạnh đó, loại lúa nhập từ Campuchia chủ yếu là loại trung cấp, trong khi Việt Nam đang tập trung sản xuất gạo chất lượng cao nên cũng không cạnh tranh nhiều.
Về phần mình, GS. Võ Tòng Xuân cho rằng, nông sản nói chung, lúa gạo Campuchia nói riêng có ưu điểm là ít sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, giống tốt, đất đai màu mỡ nên chất lượng đảm bảo. Điều này khiến một số loại gạo đặc sản Campuchia được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá cao.
Vị chuyên gia cũng cho biết, diện tích đất nông nghiệp ở Campuchia còn chưa được khai phá nhiều, chi phí lao động thấp và chính quyền nước bạn cũng cón hiều chính sách tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.
Do đó, khi người Việt sang thuê đất trồng lúa, giá thành sản xuất vẫn thấp hơn ở Việt Nam nên cách làm ăn này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Dù vậy, GS. Xuân cũng cảnh báo cần truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch đối với nguồn gạo Campuchia nhập vào Việt Nam, tránh tình trạng đấu trộn vào nhau để xuất khẩu.
“Hiện nay, các thị trường đều siết chặt về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ. Ngay Trung Quốc cũng đã làm chặt khâu xuất xứ, vì vậy các nhà xuất khẩu gạo nước ta cần phải trung thực, làm tốt để giữ uy tín, thương hiệu gạo Việt Nam”, chuyên gia lưu ý.
Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Myanmar Aung Naing Oo tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg - 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
Myanmar dự định tăng khối lượng lúa mì cung cấp từ Nga
Tương tự, các chuyên gia kinh tế khác cũng khuyến nghị, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra mặt hàng này từ Campuchia cũng như từ các nước khác thông qua Campuchia nhập vào Việt Nam.
Điều này nhằm để tránh việc trộn lẫn các loại lúa gạo hoặc nhập khẩu tiểu ngạch lúa gạo hay nông sản từ Campuchia vào Việt Nam, qua đó góp phần bảo đảm nguyên tắc xuất xứ cũng như giữ vững thương hiệu nông sản Việt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала