https://kevesko.vn/20220707/gia-gao-viet-nam-dan-dau-the-gioi-khang-dinh-vi-the-cuong-quoc-ve-luong-thuc-16178119.html
Giá gạo Việt Nam dẫn đầu thế giới, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực
Giá gạo Việt Nam dẫn đầu thế giới, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực
Sputnik Việt Nam
Triển vọng sáng sủa cho xuất khẩu gạo của Việt Nam nửa cuối 2022. 07.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-07T21:15+0700
2022-07-07T21:15+0700
2022-07-07T21:15+0700
việt nam
gạo
xuất khẩu
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/07/16177924_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_acac03ef414b225c809d5a54bc5bbd44.jpg
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, bất chấp hàng loạt thách thức, xuất khẩu gạo của đất nước vẫn tăng 12,3% về lượng và 0,7% về giá trị so với cùng kỳ 2021. Đặc biệt, giá gạo Việt Nam đang dẫn đầu thế giới.Cùng với Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quốc gia xuất khẩu gạo lớn, có uy tín trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực.Xuất khẩu gạo Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022Mới đây, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 và dự báo xuất khẩu gạo trong thời gian tới.Cuộc họp có sự tham dự của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong cả nước.Tại sự kiện, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, tính đến hết ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.Tổng cục Thống kê thì cho biết, nửa đầu tháng 6, cả nước đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn, thu 1,724 tỷ USD, tăng trưởng lần lượt đạt 16,2% và 4,6% so với cùng kỳ.Trước những thách thức như biến chủng mới Covid-19, xung đột Nga - Ukraina, nguy cơ lạm phát do giá nguyên liệu sản xuất leo thang trên thế giới, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn gặt hái được kết quả tích cực.Cơ cấu chủng loại gạo đã có chuyển biến phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đã được phê duyệt. Tỷ lệ xuất khẩu gạo trắng hiện ở mức 44,7%, gạo thơm các loại khoảng 33,4%.Gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tiếp tục được xuất khẩu. Dù tỷ trọng còn nhỏ nhưng đã giúp đa dạng hóa chủng loại gạo xuất khẩu, đồng thời khẳng định được giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu.Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu gần 6,24 triệu tấn gạo, trị giá 3,3 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 5,3% về trị giá.Ngoài ra, so với năm 2020, giá xuất khẩu bình quân đã tăng 5,5%. Năm 2022, ngành gạo Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 6,3 - 6,4 triệu tấn, trị giá 3,3 - 3,4 tỷ USD.Việt Nam tiếp tục là cường quốc xuất khẩu gạoVề thị trường, Philippines vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm đến 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Việc Bộ Nông nghiệp Philippines chính thức cấp lại giấy phép kiểm dịch thực vật SPS-IC cho các thương nhân nhập khẩu gạo trong tháng 5 đã giúp khôi phục kết quả xuất khẩu gạo vào quốc gia này.Đáng chú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, trong 5 tháng đầu năm lượng gạo xuất sang Mỹ tăng 71%, mức tăng cao nhất trong số các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam.Việt Nam xuất khẩu gạo vào Mỹ bước sang năm thứ 2, thị trường này chuộng các loại gạo thơm, gạo hạt dài như ST25.Trong nửa đầu năm 2022, giá gạo xuất khẩu Việt Nam ở mức 420 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Dù vậy, mức giá này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (470 USD/tấn).Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn rất khả quan, trong bối cảnh nhiều quốc gia tiếp tục tăng dự trữ trước lo ngại của xung đột Nga-Ukraina leo thang.Cùng với Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quốc gia xuất khẩu gạo lớn, có uy tín trên thị trường quốc tế.Xuất khẩu gạp: “Rộng cửa” nhưng cần tính toánChia sẻ tại cuộc họp, các doanh nghiệp xuất khẩu đều nhận định rằng, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt và xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục rộng cửa.Thêm vào đó, giá xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vững ở mức cao, thậm chí có thể còn tăng do ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraina không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao.Những yếu tố này được đánh giá có lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch VFA Nguyễn Ngọc Nam lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn cần theo dõi thông tin biến động của thị trường tại Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ… để xây dựng chiến lược và có các bước tính toán, điều chỉnh phù hợp.Ngoài ra, ở một số nước EU, yêu cầu của các thị trường này về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là rất cao. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới uy tín chung của gạo Việt Nam tại những thị trường này.Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trong nửa đầu năm 2022, giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như các xung đột chính trị trên thế giới đã tác động đến giá cả nhiều mặt hàng lương thực khác.Nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đang theo dõi sát sao tình hình thị trường, nhằm kịp thời có những khuyến nghị cần thiết.Đặc biệt, theo đại diện Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy xuất khẩu gạo hiệu quả.Giá gạo dẫn đầu thế giớiCập nhật giá gạo ngày 7/7, Bộ Công Thương cho hay, hiện dù giá chào bán gạo xuất khẩu chững lại và đi ngang nhưng gạo 5% tấm của Việt Nam đang duy trì vị trí dẫn đầu thị trường thế giới.Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá mức 418 USD/tấn, cách Thái Lan 5 USD và Pakistan 30 USD. Tuy vậy, mức giá gạo này của Việt Nam vẫn thấp hơn 5 USD so với mức đỉnh hồi giữa tháng 3 khoảng 425 USD/tấn.Trong khi đó, gạo 100% tấm 383 USD/tấn, gạo 25% tấm giữ nguyên mức 403 USD/tấn.Tại thị trường chợ lẻ, Bộ Công Thương cho biết, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg.Giá gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
https://kevesko.vn/20220701/gao-viet-nam-ngon-nhat-the-gioi-chinh-phuc-thi-truong-nhat-ban-16025728.html
https://kevesko.vn/20220605/gao-st25-ngon-nhat-the-gioi-viet-nam-bi-thai-lan-qua-mat-15484492.html
https://kevesko.vn/20220530/gia-dau-an-tai-viet-nam-tang-90-trong-vong-2-nam--15406575.html
https://kevesko.vn/20220525/chuyen-gia-khung-hoang-luong-thuc-khong-the-xay-ra-tai-viet-nam--15347710.html
https://kevesko.vn/20220527/bo-nong-nghiep-nga-nghien-cuu-tinh-kha-thi-cua-viec-giam-thue-nhap-khau-doi-voi-gao-15382795.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/07/16177924_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_c770b1cc5aba13e2dc2db41031702d3f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, gạo, xuất khẩu, kinh tế
việt nam, gạo, xuất khẩu, kinh tế
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, bất chấp hàng loạt thách thức, xuất khẩu gạo của đất nước vẫn tăng 12,3% về lượng và 0,7% về giá trị so với cùng kỳ 2021. Đặc biệt, giá gạo Việt Nam đang dẫn đầu thế giới.
Cùng với Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quốc gia xuất khẩu gạo lớn, có uy tín trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022
Mới đây, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 và dự báo xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Cuộc họp có sự tham dự của
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong cả nước.
Tại sự kiện, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, tính đến hết ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng cục Thống kê thì cho biết, nửa đầu tháng 6, cả nước đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn, thu 1,724 tỷ USD, tăng trưởng lần lượt đạt 16,2% và 4,6% so với cùng kỳ.
Trước những thách thức như biến chủng mới Covid-19,
xung đột Nga - Ukraina, nguy cơ lạm phát do giá nguyên liệu sản xuất leo thang trên thế giới, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn gặt hái được kết quả tích cực.
Cơ cấu chủng loại gạo đã có chuyển biến phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đã được phê duyệt. Tỷ lệ xuất khẩu gạo trắng hiện ở mức 44,7%, gạo thơm các loại khoảng 33,4%.
Gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tiếp tục được xuất khẩu. Dù tỷ trọng còn nhỏ nhưng đã giúp đa dạng hóa chủng loại gạo xuất khẩu, đồng thời khẳng định được giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu.
Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu gần 6,24 triệu tấn gạo, trị giá 3,3 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 5,3% về trị giá.
Ngoài ra, so với năm 2020, giá xuất khẩu bình quân đã tăng 5,5%. Năm 2022, ngành gạo Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 6,3 - 6,4 triệu tấn, trị giá 3,3 - 3,4 tỷ USD.
Việt Nam tiếp tục là cường quốc xuất khẩu gạo
Về thị trường, Philippines vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm đến 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Việc Bộ Nông nghiệp Philippines chính thức cấp lại giấy phép kiểm dịch thực vật SPS-IC cho các thương nhân nhập khẩu gạo trong tháng 5 đã giúp khôi phục kết quả xuất khẩu gạo vào quốc gia này.
Đáng chú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, trong 5 tháng đầu năm lượng gạo xuất sang Mỹ tăng 71%, mức tăng cao nhất trong số các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Việt Nam xuất khẩu gạo vào Mỹ bước sang năm thứ 2, thị trường này chuộng các loại gạo thơm, gạo hạt dài như ST25.
Trong nửa đầu năm 2022, giá gạo xuất khẩu Việt Nam ở mức 420 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Dù vậy, mức giá này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (470 USD/tấn).
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn rất khả quan, trong bối cảnh nhiều quốc gia tiếp tục tăng dự trữ trước lo ngại của xung đột Nga-Ukraina leo thang.
Cùng với Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quốc gia xuất khẩu gạo lớn, có uy tín trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu gạp: “Rộng cửa” nhưng cần tính toán
Chia sẻ tại cuộc họp, các doanh nghiệp xuất khẩu đều nhận định rằng, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt và
xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục rộng cửa.
Thêm vào đó, giá xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vững ở mức cao, thậm chí có thể còn tăng do ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraina không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao.
Những yếu tố này được đánh giá có lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch VFA Nguyễn Ngọc Nam lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn cần theo dõi thông tin biến động của thị trường tại Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ… để xây dựng chiến lược và có các bước tính toán, điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, ở một số nước EU, yêu cầu của các thị trường này về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là rất cao. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới uy tín chung của gạo Việt Nam tại những thị trường này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trong nửa đầu năm 2022, giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như các xung đột chính trị trên thế giới đã tác động đến giá cả nhiều mặt hàng lương thực khác.
Nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đang theo dõi sát sao tình hình thị trường, nhằm kịp thời có những khuyến nghị cần thiết.
“VFA và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tiếp tục đảm bảo việc thu mua lúa gạo cho nông dân, không để lúa gạo tắc đầu ra sau thu hoạch”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị.
Đặc biệt, theo đại diện
Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy xuất khẩu gạo hiệu quả.
Cập nhật giá gạo ngày 7/7, Bộ Công Thương cho hay, hiện dù giá chào bán gạo xuất khẩu chững lại và đi ngang nhưng gạo 5% tấm của Việt Nam đang duy trì vị trí dẫn đầu thị trường thế giới.
Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá mức 418 USD/tấn, cách Thái Lan 5 USD và Pakistan 30 USD. Tuy vậy, mức giá gạo này của Việt Nam vẫn thấp hơn 5 USD so với mức đỉnh hồi giữa tháng 3 khoảng 425 USD/tấn.
Trong khi đó, gạo 100% tấm 383 USD/tấn, gạo 25% tấm giữ nguyên mức 403 USD/tấn.
Tại thị trường chợ lẻ, Bộ Công Thương cho biết, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg.
Giá gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.