Ở Trung Quốc nói về việc châu Âu bị chia rẽ vì Nga

© AP Photo / Aurel ObrejaĐường ống mạng lưới phân phối khí đốt quốc gia ở Moldova
Đường ống mạng lưới phân phối khí đốt quốc gia ở Moldova - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Những tuyên bố về sự đoàn kết chính trị của châu Âu khi đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng không hơn gì những lời nói suông, Xia Wenxin, người phụ trách chuyên mục cho ấn bản tiếng Trung của Global Times nhận xét.

"Có 27 quốc gia trong EU, và rõ ràng họ không phải là một liên minh nguyên khối. Một số thành viên phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga và mỗi nước sẽ hành động phù hợp với nhu cầu và lợi ích riêng. Sự khác biệt về quan điểm sẽ ảnh hưởng đến trình tự các hành động của châu Âu trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng lớn", - ấn phẩm lưu ý.

Tác giả bài báo cũng không loại trừ khả năng nhượng bộ lẫn nhau giữa Moskva và Brussels, vì tình trạng thiếu khí đốt "chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến xã hội châu Âu và nền kinh tế nói chung".

"EU có thể giảm bớt các hạn chế kinh tế đối với Nga do những phàn nàn từ người châu Âu về cuộc khủng hoảng kinh tế và mùa đông lạnh giá", ấn phẩm bổ sung.

Theo nhà báo, Washington hy vọng châu Âu sẽ vẫn tự làm hại mình bằng cuộc chiến trừng phạt chống Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đã khiến Putin mạnh mẽ hơn bao giờ hết
"Tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục chia rẽ và làm suy yếu châu Âu", - nhà quan sát kết luận.
Liên minh châu Âu trước đó đã đồng ý giảm 15% nhu cầu khí đốt tự nhiên trong mùa đông năm nay. Biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay cho đến ngày 31/3 năm tới. Đồng thời, một số quốc gia, đặc biệt là Ba Lan, Hy Lạp, Síp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Malta, phản đối quyết định này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала