Cựu Phó thủ tướng Serbia: Đã rõ ai đứng sau «cơn cuồng phức cảm của Kurti»

© AFP 2023 / Armend NimaniCác binh sĩ NATO phục vụ ở Kosovo tuần tra gần một rào chắn trên đường do những người sắc tộc Serb dựng lên
Các binh sĩ NATO phục vụ ở Kosovo tuần tra gần một rào chắn trên đường do những người sắc tộc Serb dựng lên - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Đăng ký
Trong bình luận dành cho Sputnik, ông Nebojša Čović cựu Phó Thủ tướng Serbia và cựu Chủ tịch Trung tâm Điều phối Kosovo và Metohija, bày tỏ quan điểm rằng đích thân Thủ tướng Kosovo Albin Kurti đứng sau mọi việc đang diễn ra hiện nay ở Kosovo và Metohija (K&M).

«Kurti đang thi hành những gì mà «nhóm tạo lập khủng hoảng» từ một số nước phương Tây riêng biệt đã chuẩn bị, và kịch bản này đã quá quen thuộc với chúng tôi. Rõ ràng là bây giờ đã chọn thời điểm khi có thể tiếp tục gây sức ép với người Serb trên lãnh thổ Kosovo và Metohija. Từ lâu tôi đã nói rằng mọi thứ đang được thực hiện để thanh lọc sắc tộc với người Serb», - người đối thoại với Sputnik nêu giả thiết.

«Nhưng từ tất cả những chuyện này, nảy sinh câu hỏi là KFOR (The Kosovo Force - Lực lượng Kosovo) đang làm gì? Không thể đơn thuần mà tin được rằng ông ta lại hành xử một cách thoải mái như vậy, bởi trách nhiệm của ông ấy phải là ngăn chặn mọi hành vi khiêu khích và xung đột», - ông Čović nhắc nhở.

© Sputnik / Gavro DeshichRanh giới chuyển đổi hành chính Yarinje giữa Serbia và Kosovo
Ranh giới chuyển đổi hành chính Yarinje giữa Serbia và Kosovo - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Ranh giới chuyển đổi hành chính Yarinje giữa Serbia và Kosovo
Còn về phía Serbia, theo quan điểm của ông, ban lãnh đạo nước này cần đánh giá tình hình trên cơ sở tất cả các thông tin sẵn có từ hiện trường sự kiện và không chỉ có thế.

«Trò chơi đã đi quá xa. Cứ ba hoặc bốn tháng, ở chỗ chúng tôi sẽ có một cơn cuồng phức cảm của Albin Kurti, trong khi chúng tôi biết rõ có ai đứng sau ông ta và ai hưởng lợi từ tất cả những chuyện này», - ông Čović nói.

Ông nhắc rằng đã trôi qua cả chục năm kể từ khi ký kết Hiệp định Brussels, và kể từ đó, số các hành động khiêu khích của Pristina về mọi khía cạnh đã không còn nữa, nếu ta nói chung về người Serbia và tài sản của Serbia ở Kosovo và Metohija.

«Mặc dù vậy, cần giữ gìn hòa bình đến mức tối đa, nếu như có thể. Người Serbia ở Kosovo phải thông minh, có tổ chức chặt chẽ và không khuất phục trước các cuộc khiêu khích», - ông Čović kết luận.

Quân đội Serbia và xe bọc thép gần con đường giữa làng Raska và trạm kiểm soát Yarine tại ranh giới hành chính giữa miền trung Serbia và miền bắc Kosovo và Metohija - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Kosovo hoãn thủ tục cấm giấy tờ của Serbia cho đến ngày 1 tháng 9

Kosovo sẽ tự nhắc nhớ về mình, nhưng sẽ không có chiến tranh

Chính quyền của Kosovo độc lập tự xưng buộc phải luôn luôn nhắc nhớ châu Âu và thế giới rằng họ đã phấn đấu đạt tới độc lập, vì vậy có thể chờ đợi viễn cảnh tình hình thành trầm trọng hơn, nhưng sẽ không có đụng độ quân sự, - đó là dự đoán do bà Elena Guskova, chuyên viên hàng đầu tại Ban Lịch sử Trung và Đông Nam Âu hiện đại thuộc Viện Nghiên cứu Slavơ (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nêu ra với Sputnik.

«Người Albania (Kosovo) sau khi tuyên bố độc lập buộc phải liên tục nhắc nhở về bản thân, bởi vì họ đã chờ đợi nền độc lập này rất lâu, kể từ năm 2008. Và tất nhiên, Beograd đứng trên con đường này không công nhận nền độc lập với khu tự trị của mình», - chuyên viên Guskova tuyên bố.

Theo đánh giá của bà, người Albania ngày nay không còn phương thức nào khác, «ngoại trừ việc nhắc nhớ châu Âu và thế giới về bản thân họ bằng những cuộc giao tranh liên tục với người Serb, đột nhập lên phía bắc Kosovo nơi có dân tộc thiểu số Serb sinh sống rồi áp đặt một số luật lệ khắc nghiệt, là điều khiến Beograd rất lo ngại».
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Điện Kremlin: tránh được nguy cơ tăng căng thẳng xung đột Kosovo - Serbia
Đồng thời, như bà lưu ý, Beograd không có bất kỳ biện pháp vật chất và tinh thần nào để kiềm chế những cuộc tấn công của người Albania lên phía bắc Kosovo.

«Người Serb không thể mang quân tiến vào Kosovo. Bên trong Kosovo có quân đội NATO và lực lượng cảnh sát đáng kể, thực tế là quân đội của người Albania Kosovo. Vì vậy, Beograd sẽ không bao giờ đi tới xung đột nguy hiểm, mặc dù vẫn giữ quân đội trong trạng thái căng thẳng ở miền nam Serbia. ... Vẫn căng thẳng đấy, nhưng cũng sẽ không đến mức đụng độ quân sự nghiêm trọng», - bà Guskova dự đoán.

Chuyên gia cũng nhắc lại rằng Liên minh châu Âu đứng về phía Kosovo, gây áp lực buộc Serbia phải công nhận Kosovo.
«Đây là một trong những điều kiện để Serbia tiến về phía Liên minh châu Âu ... EU là mục tiêu mà hiện nay ban lãnh đạo đất nước đang nhắm tới phấn đấu», - nhà nghiên cứu lưu ý.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2022
Hãng tin Serbia nhận được lời đe dọa Vucic và yêu cầu công nhận Kosovo

Chuyện gì đang xảy ra ở Kosovo?

Chiều tối Chủ nhật và đêm sang ngày thứ Hai đã xảy ra bạo loạn ở phía bắc Kosovo do lệnh cấm nhập cảnh của Pristina đối với các xe cộ mang biển số và giấy tờ của Serbia, văn kiện luật cần có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8. Thoạt tiên, chính quyền nước Cộng hòa Kosovo tự xưng kéo cảnh sát đến đó, nhưng sau lời kêu gọi của Hoa Kỳ, họ đã hoãn một tháng lệnh cấm nhập cảnh với xe và giấy tờ của Serbia, là điều đã gây ra căng thẳng trong khu vực. Đêm rạng sáng thứ Hai, Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić tuyên bố chờ đợi giảm bớt căng thẳng ở Kosovo, và theo lời ông, để đạt được như vậy Beograd sẽ làm tất cả những gì có thể.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала