https://kevesko.vn/20220801/dang-sau-viec-viet-nam---an-do-dien-tap-quan-su-chung-16736439.html
Đằng sau việc Việt Nam - Ấn Độ diễn tập quân sự chung
Đằng sau việc Việt Nam - Ấn Độ diễn tập quân sự chung
Sputnik Việt Nam
Diễn tập quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 3 trên thực địa mang tên “Ex VINBAX 2022” chính thức khai mạc và được coi là cột mốc quan trọng nhằm tăng cường... 01.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-01T18:37+0700
2022-08-01T18:37+0700
2022-08-01T18:37+0700
việt nam
ấn độ
tác giả
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
diễn tập
diễn tập quân sự
quân đội
hợp tác
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16738994_0:83:1024:659_1920x0_80_0_0_7a97ad09cd4952c8a44aee1054b72a97.jpg
Như Sputnik đã thông tin, Ấn Độ và Việt Nam có mối thân tình vô cùng tốt đẹp với nền tảng là quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và lãnh đạo Hà Nội – New Delhi đã nhiều lần khẳng định hợp tác quốc phòng luôn được xem là trụ cột chính của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện này.Diễn tập quân sự chung Ấn Độ và Việt lần thứ baTheo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cuộc diễn tập quân sự song phương Việt Nam-Ấn Độ lần thứ ba có tên gọi “Ex VINBAX 2022” dự kiến được tiến hành trên thực địa tại Chandimandir từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 8 năm 2022.Trước đó, lần gần nhất một đợt diễn tập quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ tương tự được tổ chức là vào hồi tháng 7/2019 ở Việt Nam (VINBAX 2019), tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.Theo thông tin từ phía Ấn Độ cũng xác nhận cuộc diễn tập quốc phòng Việt - Ấn lần này là phần tiếp nối cuộc diễn tập chung song phương đã tiến hành trước đó tại Việt Nam vào năm 2019 và nhấn mạnh thêm rằng đây là một “cột mốc quan trọng trong việc tăng cường quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam”. Với chính quyền Thủ tướng Nerendra Modi, Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông và tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của Ấn Độ.Thông cáo báo chí được phía Ấn Độ đưa ra cho hay, chủ đề của cuộc diễn tập quân sự năm nay “Ex VINBAX – 2022” là xây dựng và triển khai Đội Công binh và Đội Quân y trong khuôn khổ hợp tác tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc, theo quy chế chính thức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Bộ Quốc phòng đất nước Nam Á cũng nhắc lại thực tế rằng Ấn Độ “có di sản phong phú” và là quốc gia “giàu kinh nghiệm” về việc triển khai nhiều lực lượng quân đội trong các phái bộ của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có năng lực tốt và phương pháp giảng dạy phù hợp trong quá trình truyền đạt khóa đào tạo về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc kết hợp công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời, nước này đủ trình độ, năng lực tiến hành đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình thời gian tới của Liên Hợp Quốc ở tất cả các cấp chiến thuật, tác chiến và chiến lược.Tăng năng lực hiệp đồng tác chiến giữa Quân đội Việt Nam - Ấn ĐộĐồng thời, cuộc diễn tập chung cũng sẽ tạo cơ hội cho Quân đội của cả hai nước có cơ hội tìm hiểu về di sản văn hóa và xã hội của nhau. Quân đội Ấn Độ cử đại diện bởi là các binh sĩ tinh nhuệ và ưu tú từ Trung đoàn Công binh 105.“Nội dung diễn tập kiểm tra 48 giờ” là một phần của chương trình hành động chung nhằm đánh giá các tiêu chuẩn mà Quân đội cả hai nước dự tính đạt được trong khi thực hiện các hoạt động quân sự kỹ thuật theo những kịch bản tương tự được quy định cụ thể khi thực hiện các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc.Ngoài ra, nội dung diễn tập Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thiên tai cùng phần trưng bày thiết bị tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng sẽ thể hiện năng lực của Ấn Độ trong việc thực hiện các hoạt động cứu hộ và cứu trợ trong thảm họa tự nhiên và nhân tạo bằng các giải pháp thực địa hiệu quả. Như Sputnik đã đề cập, Ấn Độ và Việt Nam đã ký tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2030 và bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần giữa Bộ Quốc phòng hai nước.Những văn kiện quan trọng mà lãnh đạo cao nhất Bộ Quốc phòng Việt - Ấn ký kết là nhằm "tăng cường đáng kể phạm vi và quy mô quan hệ song phương vào năm 2030” được thực hiện thành công ngay trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Hà Nội gặp gỡ người đồng cấp Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.Việt Nam và Ấn Độ đều quan ngại về thói hành xử của Trung QuốcTrên thực tế, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung. Cả hai đều được xếp vào danh sách những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của châu Á và thế giới. Cả Hà Nội và New Delhi đều hướng tới mục tiêu tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thông qua hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là thúc đẩy đối thoại hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.Đặc biệt, Ấn Độ và Việt Nam có mối quan tâm chung, chia sẻ những giá trị chung, hội tụ nhiều nét tương đồng với tư cách là các nền kinh tế mới nổi và những quốc gia quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu (thay thế Trung Quốc) ở châu Á. Điều này đã ngốn không ít giấy mực và được nhiều chuyên gia bàn đến suốt thời gian qua sau “sự vỡ mộng” mang quy mô toàn cầu với chuỗi cung ứng chỉ chăm chăm tập trung và quá phụ thuộc vào Trung Quốc đã bộc lộ nhiều yếu điểm trong đại dịch Covid-19 cũng như từ thời chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra.Cùng với đó, theo truyền thông Ấn Độ, “chất keo” gắn kết Hà Nội và New Delhi còn xuất phát từ việc hai nước đều quan ngại sâu sắc về các chính sách bành trướng và thói hành xử đầy hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhưng tất cả đều phải nhớ đến một điểm quan trọng rằng, Việt Nam và Ấn Độ đã có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện từ năm 2016 và hợp tác quốc phòng vẫn luôn là trụ cột chính của quan hệ đối tác đặc biệt này.Về hợp tác quốc phòng, dấu mốc đầu tiên về hợp tác trong lĩnh vực này giữa Việt Nam và Ấn Độ Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 1994 được ký kết giữa hai nước. Tuy nhiên, phải sau khi Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân vào năm 1998, hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ mới chính thức được triển khai. Những thỏa thuận, cam kết về hợp tác quân sự quốc phòng – an ninh song phương đã mở rộng suốt thời gian qua bao gồm các cuộc tiếp xúc cấp cao trên phạm vi rộng giữa lãnh đạo, quan chức hai nước, trong đó cần kể đến các đợt Đối thoại Chính sách Quốc phòng, trao đổi quân sự giữa người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ, hàng loạt chuyến thăm cấp cao, các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực được duy trì thường xuyên, thể hiện sự tin cậy chính trị cao.Hai nước cũng đã hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, những chuyến thăm của tàu chiến Hải quân Ấn Độ hàng loạt đợt tập trận , diễn tập quân sự song phương cho thấy sự gắn kết bền chặt trong hợp tác Việt Nam – Ấn Độ. Trong chuyến thăm Hà Nội, như đã nêu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã có cuộc thảo luận quan trọng, xuyên suốt và sâu rộng với người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang để cùng theo đuổi các sáng kiến hiệu quả và thiết thực nhằm mở rộng hơn nữa các cam kết song phương về hợp tác quân sự, quốc phòng – an ninh.Việc hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ hậu cần lẫn nhau – đừng quên – đây là bản ghi nhớ đầu tiên mà Quân đội Việt Nam đã ký với nước ngoài cho thấy “sợi chỉ đỏ” gắn kết nền quân đội 2 nước đặc biệt bền chặt. Ấn Độ và Việt Nam cũng nhất trí thúc đẩy nhiều biện pháp để Ấn Độ sớm hoàn tất hạn mức tín dụng quốc phòng trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam.Đến nay, hợp tác quốc phòng của Ấn Độ với Việt Nam trở nên đa dạng và đạt được những bước tiến rõ rệt được thể hiện qua các cơ chế chung, cơ chế tham vấn dược thế chế hóa giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng và ba quân chủng và lực lượng bảo vệ bờ biển, hợp tác công nghiệp quốc phòng, các dự án phát triển, các tổ chức và chương trình đào tạo, xây dựng năng lực trên một số lĩnh vực như khoa học công nghệ, năng lượng hạt nhân, các khoản đầu tư đáng kể từ Ấn Độ cho Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ thông tin; giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, các cuộc tập trận chung nâng cao sức mạnh chiến đấu, khả năng hiệp đồng tác chiến…Không chỉ Việt Nam hay các nước có chung tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh mới bất bình mà dư luận quốc tế cũng lên án chỉ trích việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với một phần lớn diện tích ở Biển Đông (bất chấp tuyên bố chủ quyền của các quốc gia/vùng lãnh thổ khác trong khu vực lân cận như Đài Loan, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam). Một trong những mối quan tâm chính của Ấn Độ trong khu vực là nước này có các dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Trên cơ sở đó, Việt Nam và Ấn Độ đã đẩy mạnh hợp tác an ninh hàng hải trong vài năm gần đây để bảo vệ lợi ích chung hợp tác song phương.Việt Nam - Ấn Độ hợp tác quốc phòng mạnh mẽ hơn nữaQuan hệ giữa hai nước đã được nâng lên tầm "Đối tác Chiến lược" vào năm 2007 khi Thủ tướng Việt Nam khi đó là Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ. Mối quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi được nâng cấp hơn nữa thành "Đối tác Chiến lược Toàn diện" vào năm 2016 trong chuyến thăm của ông Nerendra Modi tới Hà Nội vì Việt Nam đóng vai trò là đối tác quan trọng trong Chính sách "Hành động hướng Đông"của Ấn Độ và tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của New Delhi.Hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác Văn hóa vào năm 1976 và kể từ đó đã hình thành nhiều kênh hợp tác văn hóa – giáo dục. Một bước phát triển gần đây trong lĩnh vực này được ghi nhận là việc thành lập Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda tại Hà Nội vào năm 2016. Trước đó, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã được khánh thành tại Hà Nội vào năm 2012.Người Ấn rất thích Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và Ấn Độ là đối tác lớn thứ 10 với kim ngạch thương mại song phương đạt 11,12 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021. Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam đang có một bước phát triển mạnh mẽ và đang nâng lên một tầm cao mới với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo hai nước.Liên quan đến Bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ được ký kết trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Việt Nam từ ngày 7 đến 10/6/2022, tại họp báo Bộ Ngoại giao mới đây, hôm 21/7, như Sputnik đã đưa tin, trước câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng liệu Việt Nam có ký thỏa thuận tương tự với nước khác, phó phát ngôn viên Phạm Thu Hằng tái khẳng định lập trường của Hà Nội. Theo bà Hằng, với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, quan hệ hợp tác quốc phòng của Việt Nam với nhiều quốc gia nhằm cùng nhau đóng góp vào hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Ngoài Việt Nam, Ấn Độ đã ký một số thỏa thuận tương hỗ hậu cần quân sự tương tự với Mỹ, các nước trong nhóm QUAD, Pháp, Singapore và Hàn Quốc.Theo bản ghi nhớ mà Việt Nam và Ấn Độ ký kết, thỏa thuận về hợp tác hậu cần quân sự sẽ tạo điều kiện cho tàu chiến hai bên tiếp cận các cơ sở quân sự của nhau vì mục đích tiếp liệu, hậu cần và sửa chữa. Bộ trưởng Quốc phòng Singh đánh giá cao hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ và nhấn mạnh thỏa thuận đã ký là các văn bản hợp tác quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong thời gian tới.
https://kevesko.vn/20220624/tau-chien-tang-hinh-hai-quan-an-do-tham-viet-nam-va-tap-tran-quan-su-thong-hanh-15884360.html
https://kevesko.vn/20210615/viet-nam-an-do-tang-hop-tac-quan-su-ha-noi-co-mua-ten-lua-vu-khi-cua-new-delhi-10654241.html
https://kevesko.vn/20210414/viet-nam-co-lien-minh-quan-su-voi-an-do-de-chong-trung-quoc-10369251.html
https://kevesko.vn/20201127/tang-cuong-hop-tac-quan-su-quoc-phong-viet-nam-an-do-9775969.html
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/01/16738994_0:0:1024:768_1920x0_80_0_0_d0fa277f22e5115b38aa0e6b9f914e31.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
việt nam, ấn độ, tác giả, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, diễn tập, diễn tập quân sự, quân đội, hợp tác
việt nam, ấn độ, tác giả, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, diễn tập, diễn tập quân sự, quân đội, hợp tác
Như Sputnik đã thông tin, Ấn Độ và Việt Nam có mối thân tình vô cùng tốt đẹp với nền tảng là quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và lãnh đạo Hà Nội – New Delhi đã nhiều lần khẳng định hợp tác quốc phòng luôn được xem là trụ cột chính của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện này.
Diễn tập quân sự chung Ấn Độ và Việt lần thứ ba
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cuộc diễn tập quân sự song phương Việt Nam-Ấn Độ lần thứ ba có tên gọi “Ex VINBAX 2022” dự kiến được tiến hành trên thực địa tại Chandimandir từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 8 năm 2022.
Trước đó, lần gần nhất một đợt diễn tập quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ tương tự được tổ chức là vào hồi tháng 7/2019 ở Việt Nam (VINBAX 2019), tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Theo thông tin từ phía Ấn Độ cũng xác nhận cuộc diễn tập quốc phòng Việt - Ấn lần này là phần tiếp nối cuộc diễn tập chung song phương đã tiến hành trước đó tại Việt Nam vào năm 2019 và nhấn mạnh thêm rằng đây là một “cột mốc quan trọng trong việc tăng cường quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam”. Với chính quyền Thủ tướng Nerendra Modi, Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông và tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của Ấn Độ.
Thông cáo báo chí được phía Ấn Độ đưa ra cho hay, chủ đề của cuộc diễn tập quân sự năm nay “Ex VINBAX – 2022” là xây dựng và triển khai Đội Công binh và Đội Quân y trong khuôn khổ hợp tác tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc, theo quy chế chính thức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Bộ Quốc phòng đất nước Nam Á cũng nhắc lại thực tế rằng Ấn Độ “có di sản phong phú” và là quốc gia “giàu kinh nghiệm” về việc triển khai nhiều lực lượng quân đội trong các phái bộ của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có năng lực tốt và phương pháp giảng dạy phù hợp trong quá trình truyền đạt khóa đào tạo về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc kết hợp công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời, nước này đủ trình độ, năng lực tiến hành đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình thời gian tới của Liên Hợp Quốc ở tất cả các cấp chiến thuật, tác chiến và chiến lược.
“Việc tiến hành diễn tập quân sự chung Ex VINBAX - 2022 theo hình thức một cuộc diễn tập thực địa với phạm vi được nâng cao, mở rộng hơn so với các lần diễn tập song phương trước đây sẽ củng cố lòng tin lẫn nhau, tăng khả năng tác chiến hiệp đồng và cho phép chia sẻ những kinh nghiệm phong phú đa dạng nhất giữa Bộ Quốc phòng Ấn Độ và Quân đội Nhân dân Việt Nam”, - phía Ấn Độ nhấn mạnh.
Tăng năng lực hiệp đồng tác chiến giữa Quân đội Việt Nam - Ấn Độ
Đồng thời, cuộc diễn tập chung cũng sẽ tạo cơ hội cho Quân đội của cả hai nước có cơ hội tìm hiểu về di sản văn hóa và xã hội của nhau. Quân đội Ấn Độ cử đại diện bởi là các binh sĩ tinh nhuệ và ưu tú từ Trung đoàn Công binh 105.
“Nội dung diễn tập kiểm tra 48 giờ” là một phần của chương trình hành động chung nhằm đánh giá các tiêu chuẩn mà Quân đội cả hai nước dự tính đạt được trong khi thực hiện các hoạt động quân sự kỹ thuật theo những kịch bản tương tự được quy định cụ thể khi thực hiện các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, nội dung diễn tập Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thiên tai cùng phần trưng bày thiết bị tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng sẽ thể hiện năng lực của Ấn Độ trong việc thực hiện các hoạt động cứu hộ và cứu trợ trong thảm họa tự nhiên và nhân tạo bằng các giải pháp thực địa hiệu quả. Như Sputnik đã đề cập, Ấn Độ và Việt Nam đã ký tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2030 và bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Những văn kiện quan trọng mà lãnh đạo cao nhất Bộ Quốc phòng Việt - Ấn ký kết là nhằm "tăng cường đáng kể phạm vi và
quy mô quan hệ song phương vào năm 2030” được thực hiện thành công ngay trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Hà Nội gặp gỡ người đồng cấp Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.
Việt Nam và Ấn Độ đều quan ngại về thói hành xử của Trung Quốc
Trên thực tế, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung. Cả hai đều được xếp vào danh sách những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của châu Á và thế giới. Cả Hà Nội và New Delhi đều hướng tới mục tiêu tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thông qua hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là thúc đẩy đối thoại hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Đặc biệt, Ấn Độ và Việt Nam có mối quan tâm chung, chia sẻ những giá trị chung, hội tụ nhiều nét tương đồng với tư cách là các nền kinh tế mới nổi và những quốc gia quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu (thay thế Trung Quốc) ở châu Á. Điều này đã ngốn không ít giấy mực và được nhiều chuyên gia bàn đến suốt thời gian qua sau “sự vỡ mộng” mang quy mô toàn cầu với chuỗi cung ứng chỉ chăm chăm tập trung và quá phụ thuộc vào Trung Quốc đã bộc lộ nhiều yếu điểm trong đại dịch Covid-19 cũng như từ thời chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra.
Cùng với đó, theo truyền thông Ấn Độ, “chất keo” gắn kết Hà Nội và New Delhi còn xuất phát từ việc hai nước đều quan ngại sâu sắc về các chính sách bành trướng và thói hành xử đầy hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhưng tất cả đều phải nhớ đến một điểm quan trọng rằng, Việt Nam và Ấn Độ đã có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện từ năm 2016 và hợp tác quốc phòng vẫn luôn là trụ cột chính của quan hệ đối tác đặc biệt này.
Về hợp tác quốc phòng, dấu mốc đầu tiên về hợp tác trong lĩnh vực này giữa Việt Nam và Ấn Độ Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 1994 được ký kết giữa hai nước. Tuy nhiên, phải sau khi Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân vào năm 1998, hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ mới chính thức được triển khai. Những thỏa thuận, cam kết về hợp tác quân sự quốc phòng – an ninh song phương đã mở rộng suốt thời gian qua bao gồm các cuộc tiếp xúc cấp cao trên phạm vi rộng giữa lãnh đạo, quan chức hai nước, trong đó cần kể đến các đợt Đối thoại Chính sách Quốc phòng, trao đổi quân sự giữa người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ, hàng loạt chuyến thăm cấp cao, các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực được duy trì thường xuyên, thể hiện sự tin cậy chính trị cao.
Hai nước cũng đã hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, những chuyến thăm của tàu chiến Hải quân Ấn Độ hàng loạt đợt tập trận , diễn tập quân sự song phương cho thấy sự gắn kết bền chặt trong hợp tác Việt Nam – Ấn Độ. Trong chuyến thăm Hà Nội, như đã nêu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã có cuộc thảo luận quan trọng, xuyên suốt và sâu rộng với người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang để cùng theo đuổi các sáng kiến hiệu quả và thiết thực nhằm mở rộng hơn nữa các cam kết song phương về hợp tác quân sự, quốc phòng – an ninh.
Việc hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ hậu cần lẫn nhau – đừng quên – đây là bản ghi nhớ đầu tiên mà Quân đội Việt Nam đã ký với nước ngoài cho thấy “sợi chỉ đỏ” gắn kết nền quân đội 2 nước đặc biệt bền chặt. Ấn Độ và Việt Nam cũng nhất trí thúc đẩy nhiều biện pháp để Ấn Độ sớm hoàn tất hạn mức tín dụng quốc phòng trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam.
Đến nay, hợp tác quốc phòng của Ấn Độ với Việt Nam trở nên đa dạng và đạt được những bước tiến rõ rệt được thể hiện qua các cơ chế chung, cơ chế tham vấn dược thế chế hóa giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng và ba quân chủng và lực lượng bảo vệ bờ biển, hợp tác công nghiệp quốc phòng, các dự án phát triển, các tổ chức và chương trình đào tạo, xây dựng năng lực trên một số lĩnh vực như khoa học công nghệ, năng lượng hạt nhân, các khoản đầu tư đáng kể từ Ấn Độ cho Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ thông tin; giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, các cuộc tập trận chung nâng cao sức mạnh chiến đấu, khả năng hiệp đồng tác chiến…
“Hợp tác Ấn Độ -Việt Nam được coi là có ý nghĩa rất quan trọng đối với nỗ lực của Hoa Kỳ và một số cường quốc trên thế giới nhằm đảm bảo một khu vực Ấn-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và phát triển, đặc biệt là vào thời điểm Trung Quốc tỏ ra ít tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông”, - truyền thông Ấn Độ lưu ý.
Không chỉ Việt Nam hay các nước có chung tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh mới bất bình mà dư luận quốc tế cũng lên án chỉ trích việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với một phần lớn diện tích ở Biển Đông (bất chấp tuyên bố chủ quyền của các quốc gia/vùng lãnh thổ khác trong khu vực lân cận như Đài Loan, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam). Một trong những mối quan tâm chính của Ấn Độ trong khu vực là nước này có các dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Trên cơ sở đó, Việt Nam và Ấn Độ đã đẩy mạnh hợp tác an ninh hàng hải trong vài năm gần đây để bảo vệ lợi ích chung hợp tác song phương.
Việt Nam - Ấn Độ hợp tác quốc phòng mạnh mẽ hơn nữa
Quan hệ giữa hai nước đã được nâng lên tầm "Đối tác Chiến lược" vào năm 2007 khi Thủ tướng Việt Nam khi đó là Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ. Mối quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi được nâng cấp hơn nữa thành "Đối tác Chiến lược Toàn diện" vào năm 2016 trong chuyến thăm của ông Nerendra Modi tới Hà Nội vì Việt Nam đóng vai trò là đối tác quan trọng trong Chính sách "Hành động hướng Đông"của Ấn Độ và tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của New Delhi.
Hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác Văn hóa vào năm 1976 và kể từ đó đã hình thành nhiều kênh hợp tác văn hóa – giáo dục. Một bước phát triển gần đây trong lĩnh vực này được ghi nhận là việc thành lập Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda tại Hà Nội vào năm 2016. Trước đó, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã được khánh thành tại Hà Nội vào năm 2012.
27 Tháng Mười Một 2020, 19:18
Người Ấn rất thích Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và Ấn Độ là đối tác lớn thứ 10 với kim ngạch thương mại song phương đạt 11,12 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021. Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam đang có một bước phát triển mạnh mẽ và đang nâng lên một tầm cao mới với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo hai nước.
Liên quan đến Bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ được ký kết trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Việt Nam từ ngày 7 đến 10/6/2022, tại họp báo Bộ Ngoại giao mới đây, hôm 21/7, như Sputnik đã đưa tin, trước câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng liệu Việt Nam có ký thỏa thuận tương tự với nước khác, phó phát ngôn viên Phạm Thu Hằng tái khẳng định lập trường của Hà Nội. Theo bà Hằng, với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, quan hệ hợp tác quốc phòng của Việt Nam với nhiều quốc gia nhằm cùng nhau đóng góp vào hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Ngoài Việt Nam, Ấn Độ đã ký một số thỏa thuận tương hỗ hậu cần quân sự tương tự với Mỹ, các nước trong nhóm QUAD, Pháp, Singapore và Hàn Quốc.
Theo bản ghi nhớ mà Việt Nam và Ấn Độ ký kết, thỏa thuận về hợp tác hậu cần quân sự sẽ tạo điều kiện cho tàu chiến hai bên tiếp cận các cơ sở quân sự của nhau vì mục đích tiếp liệu, hậu cần và sửa chữa. Bộ trưởng Quốc phòng Singh đánh giá cao hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ và nhấn mạnh thỏa thuận đã ký là các văn bản hợp tác quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong thời gian tới.