Đã đến lúc Nhật Bản ngừng coi thường lao động Việt Nam?

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhà may Maxport
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Đăng ký
Công nhân Việt Nam và các nước ASEAN giúp cứu ngành xây dựng đình trệ tại Nhật Bản như thế nào?
Lao động nước ngoài, đặc biệt là thực tập sinh từ Việt Nam hay công nhân các nước ASEAN nói chung được xem là “cứu cánh” cho nền lao động đang ngày càng già cỗi và đối diện muôn vàn khó khăn của Nhật Bản vì Covid-19.

“Người lao động ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, vẫn luôn ấp ủ mong muốn được làm việc tại Nhật Bản”, - Nikkei cho biết.

Năm 2019, trước đại dịch, Nhật Bản là thị trường việc làm nước ngoài lớn nhất của lao động Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nói lên một vấn đề khác, Nhật đang rất “khát” lao động Việt Nam và nước ngoài nói chung.

Ngành xây dựng Nhật Bản thiếu lao động trầm trọng

Các dự án xây dựng lớn vẫn tiếp tục được thực hiện bất chấp thực tế lực lượng lao động của Nhật Bản đang dần bị thu hẹp vì nhiều nguyên nhân.
Giới chuyên gia cho rằng, đã đến lúc người Nhật nhìn thẳng vào thực tế đất nước già cỗi của mình, ngừng coi thường lao động giá rẻ dồi dào từ Việt Nam hay các quốc gia đang phát triển khác để duy trì sức sống nền công nghiệp xây dựng của mình.
Theo Nikkei, các dự án xây dựng ở Nhật Bản đang bị đình trệ. Lý do dẫn đến tình trạng này là vì các thành phố phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nước ngoài do chính phủ áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt để ứng phó với dịch Covid-19.

“Đối với ngành xây dựng của Nhật Bản, vốn đang gặp khó khăn bởi tình trạng thiếu lao động triền miên, lao động nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng”, - Nikkei nhấn mạnh.

Đáng chú ý, thời báo Nhật dẫn số liệu thống kê từ nhà chức trách cho hay, trong một số công việc chuyên biệt như làm việc với cốt thép, người nước ngoài chiếm tới hơn 10% lực lượng lao động. Nhiều người tìm đến Nhật Bản thông qua chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng, tuy nhiên chương trình này đã bị gián đoạn bởi hàng loạt biện pháp hạn chế, quy định nhập cảnh hà khắc do dịch bệnh.

“Điều này đã khiến Chính phủ Nhật Bản phải chạy đua để thiết lập một khung pháp lý hiệu quả hơn nhằm tiếp nhận lao động nước ngoài có tay nghề cao”, - Nikkei lưu ý.

Một nạn nhân kể lại sự việc khi bị lừa bán sang Campuchia.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Bộ Công an: Trùm cầm đầu lừa lao động Việt Nam sang Campuchia là người Trung Quốc

Không chỉ là câu chuyện của một thực tập sinh Việt Nam

Gã khổng lồ ngành xây dựng Kajima hiện đang tái phát triển một địa điểm ở phía tây của ga JR Shibuya.
Trên tầng 22 của một tòa nhà cao tầng đang xây dựng, một người công nhân Việt Nam đang làm công việc của người thợ hàn trên một cột trụ. Đó là Lai Huy Diep, 30 tuổi, đến từ một tỉnh ở miền Bắc của Việt Nam. Anh đến Nhật Bản lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2016 với tư cách là một thực tập sinh kỹ thuật và vào tháng 1 năm 2017, bắt đầu làm việc tại Kajima Kress, một đơn vị hàn của tập đoàn Kajima.
Diep chia sẻ bản thân đã thực hiện một số dự án xây dựng lớn bao gồm khu phức hợp mua sắm Coredo Muromachi Terrace ở quận Nihonbashi của Tokyo. Nam công nhân người Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm tự chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bản thân trước sức ẩm ngột ngạt của Tokyo bằng những chiếc quạt làm mát được tích hợp sẵn trong trang phục lao động kèm theo.

Làm việc vào mùa hè ở Nhật Bản mệt mỏi hơn ở Việt Nam, - Diep thừa nhận.

Thông thường, vào các ngày làm việc trong tuần, Kajima luôn có 150.000 đến 160.000 công nhân xây dựng lao động tại các công trường trên toàn quốc. Người nước ngoài chiếm khoảng 1% tổng số lao động. Tỷ lệ này còn cao hơn tại Shibuya, nơi có 326 lao động nước ngoài đang làm việc, tính đến giữa tháng 5, chiếm gần 6% lực lượng lao động. Trong số này, có 113 người Việt Nam. Một số lao động nước ngoài khác đến từ các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Indonesia và Myanmar.
Theo đại diện của Kajima Kress, trong khi lực lượng lao động của Nhật Bản tiếp tục giảm - hậu quả của sự già hoá dân số ở đất nước mặt trời mọc – thì các dự án xây dựng lớn vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện với tốc độ ngày càng cao trong 4 năm tới.

“Do đó, lao động nước ngoài sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với lĩnh vực này”, - đại diện Kajima Kress nhận định.

Tại khu tái phát triển Shibuya, một lượng lớn công nhân nước ngoài đang đảm nhiệm việc tạo hình các thanh sắt và lưới để gắn lắp vào xi măng. Có tất cả 165 thợ sắt gia cố bê tông nước ngoài đang làm việc ở đây. Trong số 41.897 thợ hàn đang làm việc trên toàn quốc, có 7.647 người, tương đương 18%, là công dân nước ngoài, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi một tổ chức trong ngành vào năm tài chính 2021.
Ngành xây dựng Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Một lý do xuất phát từ việc số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của Nhật Bản tìm kiếm công việc xây dựng ngày càng giảm do tính chất khó khăn và rủi ro của công việc rất cao khiến giới trẻ Nhật không mặn mà.

“Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận lao động nước ngoài. Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng”, - giám đốc một doanh nghiệp khẳng định.

Đại dịch Covid-19 còn làm tình hình tệ hơn khi khiến nguồn lao động trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới đã cản trở chương trình thực tập kỹ thuật của lao động nước ngoài, điển hình như trong trường hợp của các lao động Việt Nam.
Ngoài ra, những tác động từ vụ đảo chính ở Myanmar đã cản trở dòng lao động từ quốc gia này. Vào tháng 3 năm 2020, tức là 11 tháng trước khi quân đội nắm quyền, Kajima bắt đầu chương trình đào tạo cho các thực tập sinh kỹ thuật từ quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, đại dịch và vụ đảo chính quân sự đã phá vỡ kế hoạch của Kajima về việc tiếp nhận khoảng 100 thực tập sinh Myanmar mỗi năm.
Shohei Sugita, một luật sư thông thạo các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài cho biết:

“Số lượng các quốc gia có thỏa thuận song phương với Việt Nam về việc tiếp nhận lao động Việt Nam còn hạn chế. Ngoài ra, mức lương cho lao động nước ngoài tại Nhật Bản tương đối cao bởi các rào cản gia nhập thị trường lao động, - ông Sugita cho hay.

Vào tháng 1, Việt Nam đã tăng mức phí tối đa phải trả cho các công ty môi giới giúp người Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ 3.600 USD lên 5.400 USD. Nhưng các nhà môi giới thường yêu cầu mức phí thậm chí cao hơn.
Tuy nhiên, Nhật Bản được cho là cũng đang gặp khó khăn khác khi các nước láng giềng đang trên đà tăng trưởng kinh tế và khi đồng Yên suy yếu, làm giảm thu nhập của người lao động nước ngoài khi họ chuyển tiền về nước.
Ngoài ra, các thực tập sinh thường rơi vào cảnh khốn cùng, gánh nặng nợ nần khi tham gia chương trình, sau đó bị chửi mắng, xúc phạm bằng lời lẽ ngôn từ, hành hung bằng bạo lực và thậm chí có trường hợp còn không được trả lương. Một số công nhân nước ngoài đã lên mạng xã hội để chia sẻ thực tế khắc nghiệt khi lao động tại Nhật Bản.
Seoul  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2022
Việt Nam dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ở một số tỉnh, cần lưu ý những gì?

Nhật Bản làm gì để thu hút lao động nước ngoài?

Hirotake Kanisawa, chuyên gia, giáo sư về hệ thống sản xuất xây dựng tại Viện Công nghệ Shibaura cho biết:

“Nhật Bản sẽ không thể thu hút lao động nước ngoài trong thời gian dài nếu tiếp tục nhập khẩu lao động giá rẻ từ các nước có mức lương thấp mà không cải thiện điều kiện làm việc cho công dân nước ngoài”, - ông nói.

Hồi tháng 5, chính phủ đã thu hồi giấy phép của một tổ chức trung gian giới thiệu công dân nước ngoài tham gia chương trình thực tập sinh cho các công ty chủ quản. Nguyên nhân được đưa ra là do đơn vị này đã không ngăn chặn và xử lý triệt để hành vi hành hung thể chất một thực tập sinh Việt Nam bởi chính những người đồng nghiệp Nhật Bản tại công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Okayama.
Trong khi đó, Hàn Quốc và Đài Loan đang thu hút ngày càng nhiều dòng lao động háo hức từ Việt Nam. Cả hai thị trường bên ngoài Nhật Bản này đều cung cấp mức lương cao và không giống như Nhật Bản, họ không yêu cầu kỹ năng ngôn ngữ hay phải biết tiếng địa phương.

“Vì còn đối mặt với sự cạnh tranh lao động từ Malaysia, Thái Lan và Singapore, Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra những thỏa thuận tốt hơn”, - giáo sư Kanisawa chia sẻ.

Vào tháng 4 năm 2015, Nhật Bản đã bắt đầu một chương trình mới cho phép công nhân xây dựng nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản từ 2 đến 3 năm. Chương trình, kéo dài đến tháng 3 tới, cho phép người lao động nước ngoài được hưởng cùng mức lương và các phúc lợi an sinh xã hội dành cho các đối tác Nhật Bản có tay nghề tương tự.
Bốn năm sau, chính phủ Nhật Bản đưa ra hệ thống visa "kỹ năng đặc định" để người lao động nước ngoài có thể tìm kiếm các điều khoản tuyển dụng tốt hơn. Việc sửa đổi luật kiểm soát nhập cư và công nhận người tị nạn đã tạo ra tình trạng cư trú mới cho các "công nhân lành nghề" trong nông nghiệp, công nghiệp nhà hàng và 12 lĩnh vực khác.
Người lao động thuộc loại này được phép thay đổi công việc, thứ quyền tự do vốn không tồn tại đối với thực tập sinh kỹ năng thông thường khác.
Ngoài trạng thái Tư cách lưu trú Loại 1, cho phép người lao động nước ngoài ở lại Nhật Bản trong tổng số 5 năm, trạng thái Loại 2 dành cho lao động có tay nghề cao - hiện chỉ giới hạn trong ngành xây dựng và đóng tàu - đã được thiết lập, cho phép người lao động mang theo gia đình của họ và đủ điều kiện để ở lại lâu hơn và không giới hạn.
Tính đến cuối tháng 3, có 64.730 lao động nước ngoài loại 1, trong đó có 6.360 lao động trong ngành xây dựng. Vào tháng 4, một thợ thủ công Trung Quốc làm việc cho một doanh nghiệp ở tỉnh Gifu đã trở thành công nhân nước ngoài đầu tiên có được tư cách lưu trú Loại 2.
Diep, người thợ hàn Việt Nam làm việc trên tầng 22 ở Shibuya, lần đầu tiên đến Nhật Bản bằng visa thực tập sinh kỹ thuật. Anh trở về nhà vào năm 2019, sau khi hết hạn lưu trú 3 năm của chương trình.
Anh dự định đến làm việc tại Nhật Bản một lần nữa vào tháng 2 năm 2020 nhưng bị đại dịch trì hoãn cho đến tháng 11 cùng năm, khi anh nhận được thị thực đặc định dành cho công nhân xây dựng. Anh sẽ trở về nhà vào tháng 11, khi thời gian lưu trú hiện tại của anh hết hạn. Mặc dù Diep đang cân nhắc quay lại lần nữa nhưng anh không đủ điều kiện để được cấp thị thực lao động có tay nghề cụ thể và sẽ phải xin thị thực khác.

Nhật Bản cần thay đổi để đôi bên cùng có lợi

Kanisawa, giáo sư Viện Công nghệ Shibaura, cho biết, để thúc đẩy chương trình công nhân lành nghề cụ thể, Nhật Bản nên giúp các nước khác áp dụng trình độ công nhân xây dựng kiểu Nhật Bản. Họ cũng nên hỗ trợ những nỗ lực của người lao động nước ngoài để bắt đầu kinh doanh tại nước sở tại nhằm mục tiêu đưa các phương pháp quản lý và tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản có thể lan rộng sang nước khác.
Về phần mình, luật sư Sugita thì cho rằng, Nhật Bản có thể biến nhu cầu về công nhân xây dựng nước ngoài thành tình thế đôi bên cùng có lợi. Trong những năm tới, ông lưu ý, nhu cầu dự án cơ sở hạ tầng sẽ tăng cao ở các quốc gia hiện đang cung cấp cho Nhật Bản những lao động này.

“Bằng cách đào tạo công nhân xây dựng nước ngoài và cung cấp cho họ những kỹ năng hữu ích, Nhật Bản có thể đưa ra một công thức để các nước đang phát triển phát triển song song với đất nước mặt trời mọc”, - ông nói.

Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2022
Cuộc chiến giành lao động Việt Nam giữa các đối tác của Apple
Diep cũng nuôi hy vọng tương tự, mong muốn một ngày nào đó sẽ được làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngành xây dựng của Nhật Bản - cộng đồng doanh nghiệp nói chung – quả thực đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng trong việc sử dụng lao động nước ngoài để tăng cường mối quan hệ kinh tế lâu dài với các quốc gia cung cấp lao động theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала