https://kevesko.vn/20220805/lieu-viet-nam-se-ap-dung-mo-hinh-luan-chuyen-can-bo-nhu-cua-singapore-16859813.html
Liệu Việt Nam sẽ áp dụng mô hình luân chuyển cán bộ như của Singapore?
Liệu Việt Nam sẽ áp dụng mô hình luân chuyển cán bộ như của Singapore?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều 05/08, tại họp báo tổng kết Hội nghị ACCSM 21 do Bộ Nội vụ Việt Nam chủ trì với vai trò Chủ tịch luân phiên, đại diện Việt Nam đã... 05.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-05T17:41+0700
2022-08-05T17:41+0700
2022-08-05T19:35+0700
việt nam
thông tin
asean
chính trị
bộ nội vụ việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/03/16782535_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_74fb0dfe5f6e7b351c79b07f5ec1960e.jpg
Chất lượng công chức đang bị tụt hậu so với nhu cầu phát triển xã hộiTrước việc Singapore nhận định, công chức đang bị tụt hậu so với nhu cầu phát triển xã hội, Phó giám đốc điều hành Học viện Hành chính Quốc gia Nguyễn Đăng Quế cho rằng, đây là tình hình chung của công chức các nước. Sau thời gian đào tạo bồi dưỡng, nếu không tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lại thì chắc chắn công chức của chúng ta sẽ lạc hậu. Việt Nam học hỏi hệ thống quản lý công chức Singapore Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Việt Nam có tính toán áp dụng mô hình luân chuyển cán bộ linh hoạt trong hệ thống công chức như của Singapore hiện nay, những khó khăn và thách thức, ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ công chức Việt Nam, cho biết:Về khó khăn trong việc luân chuyển cán bộ, theo ông Ninh cho biết, khó khăn đầu tiên chính là chính sách tiền lương. Ở Việt Nam sự chênh lệch giữa công chức, viên chức đi biệt phái trước và sau khi về có sự khác biệt lớn, chưa tương đồng với sức lao động.Việt Nam đang xây dựng đề án trình Chính phủ nhằm thu hút nhân tàiLiên quan đến chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam, Vụ trưởng Vụ công chức Việt Nam Nguyễn Tuấn Ninh cho hay, hiện Vụ này đang tham mưu lãnh đạo Bộ Nội vụ xây dựng đề án Chiến lược thu hút nhân tài. Trong đó, ông Ninh đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài trong nền cách mạng công nghiệp 4.0Hơn 2 năm qua, thế giới nói chung và Cộng đồng ASEAN nói riêng đã phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và những thách thức mới, nhất là đại dịch Covid-19 đã khiến cộng đồng phải có những thay đổi về nhận thức, buộc phải thích ứng, linh hoạt điều chỉnh cách tiếp cận để quản lý sự thay đổi. Vì vậy, sự đóng góp của nền công vụ trong quá trình này là rất quan trọng, trong đó, yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính vừa ứng phó với những thách thức mới, vừa phục vụ tốt hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ và duy trì phát triển kinh tế - xã hội ổn định.Hội nghị ACCSM 21 do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì với chủ đề “Hiện đại hóa nền công vụ hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và thích ứng”. Cũng trong phiên làm việc sáng 5/8, Bộ trưởng Trà đã chính thức chuyển giao vị trí chủ tịch luân phiên ACCSM cho Brunei.Có thể nói Hội nghị ACCSM 21 đã thành công tốt đẹp, các nước thành viên ASEAN và ASEAN+3 đã đồng thuận rất cao về các nội dung được đưa ra trong chương trình nghị sự của Hội nghị và cam kết ủng hộ, mong được hợp tác với các đối tác để triển khai thực hiện các nội dung mà Hội nghị đã thông qua.ACCSM được thành lập năm 1981 để tăng cường hợp tác giữa các nền công vụ của các nước thành viên ASEAN và là nền tảng trao đổi thông tin, sáng kiến và cách thực hành tốt trong quản lý công vụ.
https://kevesko.vn/20220805/doc-quyen-nhung-sang-kien-cua-viet-nam-cho-nen-cong-vu-asean-16859531.html
https://kevesko.vn/20220804/viet-nam-va-asean-ban-ve-bien-dong-ba-pelosi-tham-dai-loan-tranh-tinh-toan-sai-lam-16819092.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/03/16782535_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_5be30ea3adca9ba202fcc214b312748b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, asean, chính trị, bộ nội vụ việt nam
việt nam, thông tin, asean, chính trị, bộ nội vụ việt nam
Liệu Việt Nam sẽ áp dụng mô hình luân chuyển cán bộ như của Singapore?
17:41 05.08.2022 (Đã cập nhật: 19:35 05.08.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều 05/08, tại họp báo tổng kết Hội nghị ACCSM 21 do Bộ Nội vụ Việt Nam chủ trì với vai trò Chủ tịch luân phiên, đại diện Việt Nam đã thông tin tới báo chí về việc áp dụng kinh nghiệm các nước ASEAN trong hệ thống công chức.
Chất lượng công chức đang bị tụt hậu so với nhu cầu phát triển xã hội
Trước việc Singapore nhận định, công chức đang bị tụt hậu so với nhu cầu phát triển xã hội, Phó giám đốc điều hành Học viện Hành chính Quốc gia Nguyễn Đăng Quế cho rằng, đây là tình hình chung của công chức các nước. Sau thời gian đào tạo bồi dưỡng, nếu không tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lại thì chắc chắn công chức của chúng ta sẽ lạc hậu.
"Thứ nhất, đào tạo lại hằng năm là điều tất yếu, phải cập nhật thường xuyên. Thứ hai, để nâng cao trình độ xuất phát từ đòi hỏi công việc xác định việc học của mình, còn với cơ sở đào tạo chúng tôi đang mở rộng các phương thức đào tạo, tạo điều kiện cho công chức viên chức thuận lợi nhất. Chúng tôi đang biên soạn lại toàn bộ chương trình theo quy định mới của CP để cập nhật hơn, sát hơn đối với công chức. Dự kiến giữa tháng 8 sẽ khởi động", Phó giám đốc cho hay.
Việt Nam học hỏi hệ thống quản lý công chức Singapore
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Việt Nam có tính toán áp dụng mô hình luân chuyển cán bộ linh hoạt trong hệ thống công chức như của
Singapore hiện nay, những khó khăn và thách thức, ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ công chức Việt Nam, cho biết:
"Hội nghị ACCSM 21 có ý nghĩa rất quan trọng với nền công vụ Việt Nam. Việt Nam đang đi theo hướng chung của nền công vụ của khu vực, xây dựng nền công vụ năng động, chuyên nghiệp, sáng tạo và đáp ứng nhu cầu thực tế. Do việc sử dụng từ ngữ khác nhau ở mỗi nước, ví dụ như “biệt phái”, thì ở Việt Nam thì việc luân chuyển được thực hiện theo Quy định 65 và chỉ luân chuyển trong hệ thống chính trị. Còn về vấn đề biệt phái được thực hiện theo Luật cán bộ công chức, viên chức là theo nhiệm vụ được giao và không quá 3 năm."
Về khó khăn trong việc luân chuyển cán bộ, theo ông Ninh cho biết, khó khăn đầu tiên chính là chính sách tiền lương. Ở Việt Nam sự chênh lệch giữa công chức, viên chức đi biệt phái trước và sau khi về có sự khác biệt lớn, chưa tương đồng với sức lao động.
Việt Nam đang xây dựng đề án trình Chính phủ nhằm thu hút nhân tài
Liên quan đến chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam, Vụ trưởng Vụ công chức Việt Nam Nguyễn Tuấn Ninh cho hay, hiện Vụ này đang tham mưu lãnh đạo Bộ Nội vụ xây dựng đề án
Chiến lược thu hút nhân tài. Trong đó, ông Ninh đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài trong nền cách mạng công nghiệp 4.0
"Qua nghiên cứu, phân tích các cuộc khảo sát nhằm thu hút nhân tài, đặc biệt cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước, ngoài điều kiện về môi trường sống, môi trường làm việc thì ưu đãi, đãi ngộ về tiền lương, thu nhập là nhân tố đặc biệt quan trọng để thu hút nhân tài. Hy vọng rằng, đề án này sẽ được Chính phủ thông qua. Tuy nhiên, cần lưu ý khi và chỉ khi chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp thì việc thu hút nhân tài mới có hiệu quả".
Hơn 2 năm qua, thế giới nói chung và Cộng đồng ASEAN nói riêng đã phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và những thách thức mới, nhất là
đại dịch Covid-19 đã khiến cộng đồng phải có những thay đổi về nhận thức, buộc phải thích ứng, linh hoạt điều chỉnh cách tiếp cận để quản lý sự thay đổi. Vì vậy, sự đóng góp của nền công vụ trong quá trình này là rất quan trọng, trong đó, yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính vừa ứng phó với những thách thức mới, vừa phục vụ tốt hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ và duy trì phát triển kinh tế - xã hội ổn định.
Hội nghị ACCSM 21 do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì với chủ đề “Hiện đại hóa nền công vụ hướng tới
Cộng đồng ASEAN gắn kết và thích ứng”. Cũng trong phiên làm việc sáng 5/8, Bộ trưởng Trà đã chính thức chuyển giao vị trí chủ tịch luân phiên ACCSM cho Brunei.
Có thể nói Hội nghị ACCSM 21 đã thành công tốt đẹp, các nước thành viên ASEAN và ASEAN+3 đã đồng thuận rất cao về các nội dung được đưa ra trong chương trình nghị sự của Hội nghị và cam kết ủng hộ, mong được hợp tác với các đối tác để triển khai thực hiện các nội dung mà Hội nghị đã thông qua.
ACCSM được thành lập năm 1981 để tăng cường hợp tác giữa các nền công vụ của các nước thành viên ASEAN và là nền tảng trao đổi
thông tin, sáng kiến và cách thực hành tốt trong quản lý công vụ.