https://kevesko.vn/20220806/nghien-cuu-duc-co-the-lam-gi-ma-khong-co-khi-dot-tu-nga-vao-mua-dong-trong-khi-giam-tieu-thu-16875604.html
Nghiên cứu: Đức có thể làm gì mà không có khí đốt từ Nga vào mùa đông trong khi giảm tiêu thụ
Nghiên cứu: Đức có thể làm gì mà không có khí đốt từ Nga vào mùa đông trong khi giảm tiêu thụ
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Đức có thể từ chối khí đốt từ Nga vào mùa đông, với điều kiện nước này tiết kiệm được 210 terawatt giờ điện. Điều này được tờ báo... 06.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-06T14:14+0700
2022-08-06T14:14+0700
2024-01-11T14:06+0700
thế giới
báo chí thế giới
kinh tế
đức
năng lượng
nga
cuộc khủng hoảng ở ukraina
các biện pháp trừng phạt chống nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/416/20/4162000_0:55:3449:1995_1920x0_80_0_0_11253706a8f805f6473e4399bcf969bd.jpg
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà kinh tế học người Đức Rüdiger Bachmann từ Đại học Mỹ Notre Dame, cũng như các đại diện của Viện IFO Munich và Đại học Bonn. Họ đi đến kết luận rằng, để đạt được mục tiêu, Đức phải sản xuất ít điện hơn bằng khí đốt, giảm tiêu thụ trong gia đình và công nghiệp.Đức đang gặp khó khăn trong việc lấy khí đốt qua đường ống Dòng Bắc. Kể từ giữa tháng 6, đường ống này chỉ được sử dụng ở mức 40% (67 triệu mét khối mỗi ngày) công suất tối đa do việc các tuabin khí quay lại không kịp thời sau khi sửa chữa do lệnh trừng phạt của Canada đối với Liên bang Nga. Cuối tháng 7, lượng bơm giảm xuống còn 20%.Đức có kế hoạch đạt được sự trung hòa về khí hậu và chuyển hoàn toàn sang năng lượng xanh vào năm 2045. Nước này cũng đang dần loại bỏ năng lượng hạt nhân. Ban đầu, trong quá trình này, Đức sẽ phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina, Berlin quyết định từ bỏ nguồn năng lượng này vào năm 2024. Một số chính trị gia Đức kêu gọi các cơ quan chức năng không nên từ bỏ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân trong điều kiện hiện nay.Giảm nguồn cung cấp khí đốt từ NgaĐức hiện đang chuẩn bị tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm. Các thành phố khác nhau đưa ra những ý tưởng của riêng mình - nơi nào đó từ chối đun nóng nước trong các hồ bơi công cộng, nơi nào đó quyết định không chiếu sáng các điểm tham quan. Ví dụ, thị trưởng Berlin, Franziska Giffay, đề xuất tắt đèn chiếu Cổng Brandenburg sau nửa đêm để tiết kiệm điện.Trước đó, cơ quan DPA cho biết các bộ của Đức cũng đang xem xét các biện pháp để giảm tiêu thụ năng lượng. Đặc biệt, một số cơ quan đã quyết định chỉ làm mát các phòng bằng điều hòa xuống 26 độ vào mùa hè, trừ các phòng máy chủ, nơi cần nhiệt độ thấp hơn. Như vậy, Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu sẽ giảm 40% lượng điện tiêu thụ vào mùa hè này. Các biện pháp nhất định cũng được thực hiện tại Bộ Ngoại giao Đức, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế - các tấm pin mặt trời được lắp trên mái nhà và dán phim phản chiếu lên cửa sổ để không quá nóng bên trong các tòa nhà.
https://kevesko.vn/20220805/du-doan-duc-se-buoc-phai-do-bo-cac-lenh-trung-phat-chong-lai-nga-16844841.html
đức
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/416/20/4162000_358:0:3089:2048_1920x0_80_0_0_47c300d0088c6a73d8ef5c3ef6e2e278.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, báo chí thế giới, kinh tế, đức, năng lượng, nga, cuộc khủng hoảng ở ukraina, các biện pháp trừng phạt chống nga
thế giới, báo chí thế giới, kinh tế, đức, năng lượng, nga, cuộc khủng hoảng ở ukraina, các biện pháp trừng phạt chống nga
Nghiên cứu: Đức có thể làm gì mà không có khí đốt từ Nga vào mùa đông trong khi giảm tiêu thụ
14:14 06.08.2022 (Đã cập nhật: 14:06 11.01.2024) MOSKVA (Sputnik) - Đức có thể từ chối khí đốt từ Nga vào mùa đông, với điều kiện nước này tiết kiệm được 210 terawatt giờ điện. Điều này được tờ báo "Handelsblat" đưa tin vào thứ Bảy với tham chiếu đến kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà kinh tế học người Đức Rüdiger Bachmann từ Đại học Mỹ Notre Dame, cũng như các đại diện của Viện IFO Munich và Đại học Bonn. Họ đi đến kết luận rằng, để đạt được mục tiêu,
Đức phải sản xuất ít điện hơn bằng khí đốt, giảm tiêu thụ trong gia đình và công nghiệp.
Đức đang gặp khó khăn trong việc lấy khí đốt qua đường ống Dòng Bắc. Kể từ giữa tháng 6, đường ống này chỉ được sử dụng ở mức 40% (67 triệu mét khối mỗi ngày) công suất tối đa do việc các tuabin khí quay lại không kịp thời sau khi sửa chữa do lệnh trừng phạt của Canada đối với Liên bang Nga. Cuối tháng 7, lượng bơm giảm xuống còn 20%.
Đức có kế hoạch đạt được sự trung hòa về khí hậu và chuyển hoàn toàn sang năng lượng xanh vào năm 2045. Nước này cũng đang dần loại bỏ năng lượng hạt nhân. Ban đầu, trong quá trình này,
Đức sẽ phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina, Berlin quyết định từ bỏ nguồn năng lượng này vào năm 2024. Một số chính trị gia Đức kêu gọi các cơ quan chức năng không nên từ bỏ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân trong điều kiện hiện nay.
Giảm nguồn cung cấp khí đốt từ Nga
Đức hiện đang
chuẩn bị tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm. Các thành phố khác nhau đưa ra những ý tưởng của riêng mình - nơi nào đó từ chối đun nóng nước trong các hồ bơi công cộng, nơi nào đó quyết định không chiếu sáng các điểm tham quan. Ví dụ, thị trưởng Berlin, Franziska Giffay, đề xuất tắt đèn chiếu Cổng Brandenburg sau nửa đêm để tiết kiệm điện.
Trước đó, cơ quan DPA cho biết các bộ của
Đức cũng đang xem xét các biện pháp để giảm tiêu thụ năng lượng. Đặc biệt, một số cơ quan đã quyết định chỉ làm mát các phòng bằng điều hòa xuống 26 độ vào mùa hè, trừ các phòng máy chủ, nơi cần nhiệt độ thấp hơn. Như vậy, Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu sẽ giảm 40% lượng điện tiêu thụ vào mùa hè này. Các biện pháp nhất định cũng được thực hiện tại Bộ Ngoại giao Đức, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế - các tấm pin mặt trời được lắp trên mái nhà và dán phim phản chiếu lên cửa sổ để không quá nóng bên trong các tòa nhà.