21 người thoát tử hình và sự nhân đạo của Việt Nam

© Ảnh : TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚCChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2022
Đăng ký
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 21 bị án, đáng chú ý, trong số này, có cả công dân nước ngoài.
Trước đó, đích thân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ tại buổi làm việc với trại giam Xuân Lộc về đặc xá, ân xá, chính sách nhân đạo của Việt Nam, theo đó, người đứng đầu Nhà nước khẳng định, đặc xá là chủ trương có ý nghĩa lớn về chính trị, xã hội, thể hiện sự khoan hồng đặc biệt của Đảng, Nhà nước.

Việt Nam ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 21 bị án

Theo thông báo chính thức từ Văn phòng Chủ tịch nước (VPCTN), ngày 12/8, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 21 bị án, trong đó có 2 bị án là người nước ngoài.
“Căn cứ Hiến pháp năm 2013, theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, ngày 12/8, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 21 bị án, trong đó có 02 bị án là người nước ngoài”, - Văn phòng Chủ tịch nước cho biết.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định về đặc xá năm 2022 nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2/9. Dồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện và Hội đồng Tư vấn đặc xá có hướng dẫn triển khai thực hiện công tác đặc xá.
Kèm theo thông báo này, Văn phòng Chủ tịch nước cũng đăng tải hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và kiểm tra công tác đặc xá tại phân trại số 1, Trại giam Xuân Lộc, (Cục C10, Bộ Công An), huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai mới hôm 3/8 vừa qua.
Long An: Xét xử vụ dùng súng quân dụng bắn chết người - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
2 án tử hình vụ “thiếu gia” Tô Nhật Khanh bắn chết trùm giang hồ Đào Quốc Liêu
Ở trại giam Xuân Lộc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm, động viên các phạm nhân tại khu lao động, khu bếp chế biến bữa ăn hàng ngày cho phạm nhân và thư viện của Phân trại số 1.
“Các phạm nhân bày tỏ phấn khởi và đều mong muốn cải tạo thật tốt để được hưởng chủ trương, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước”, - theo VPCTN.

Việt Nam có chính sách khoan hồng, bảo đảm quyền con người

Thực hiện Luật Đặc xá năm 2007, Chủ tịch nước đã 7 lần quyết định về đặc xá nhân ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước, tổng cộng đã đặc xá cho hơn 87.000 người.
Theo người đứng đầu Nhà nước, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Luật Đặc xá năm 2018, đã đặc xá cho hơn 3.000 người, chỉ có 2 người tái phạm, tỷ lệ rất thấp (0,06%), thể hiện kết quả tích cực trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân tại các cơ sở giam giữ.

“Mặc dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương thực hiện Quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước, hàng nghìn người đã hưởng niềm vui được khoan hồng, sớm trở về đoàn tụ với gia đình, sẵn sàng cho cơ hội làm lại cuộc đời”, - đồng chí Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Lãnh đạo nhà nước Việt Nam cũng đánh giá, thời gian qua, công tác đặc xá được thực hiện thận trọng, khách quan, dân chủ, đúng quy định, bảo đảm các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, đối ngoại, được nhân dân đồng tình và dư luận quốc tế đánh giá cao.
© Ảnh : TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚCChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc
“Điều này tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người một cách công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng công dân, kể cả những người đang chấp hành án phạt tù. Các quyền cơ bản của người đang chấp hành án phạt tù đều được bảo đảm”, - Chủ tịch nước nêu rõ.
Theo đó, hầu hết những người được đặc xá trở về được đăng ký thường trú, cấp căn cước công dân, hỗ trợ tìm việc làm, được vay vốn sản xuất kinh doanh, nhiều người đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội được chính quyền và nhân dân ghi nhận.
Ông Phúc cũng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Hội đồng Tư vấn đặc xá, đặc biệt ngành Công an đã triển khai thực hiện đúng trình tự, thủ tục, lập hồ sơ xét duyệt, thẩm định bảo đảm chặt chẽ, thận trọng, đúng đối tượng; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, đúng pháp luật, không để xảy ra sai sót.
“Tuyệt đối không được để xảy ra sai phạm, tiêu cực hay sai sót ở bất kỳ khâu nào ảnh hưởng đến ý nghĩa nhân văn của đợt đặc xá”, - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý.
Lãnh đạo Nhà nước cũng yêu cầu Bộ Công an và các cơ quan chức năng tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để các phạm nhân chưa được đặc xá tin tưởng vào chủ trương, chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước, quyết tâm phấn đấu cải tạo tiến bộ để sớm được trở về cộng đồng, tiếp tục đóng góp cho xã hội.

“Không phân biệt”

Như Sputnik đã thông tin, hôm 4/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp báo quốc tế công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước.
Tại đây, Phó Chủ nhiệm VPCTN Phạm Thanh Hà cho biết, căn cứ theo quyết định của Chủ tịch nước, thời gian đã chấp hành án phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày 31/8/2022. Các đối tượng đặc xá bao gồm người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Để được đặc xá, người đang chấp hành án phải đáp ứng được các điều kiện như có ý thức cải tạo tốt, được xếp loại từ khá trở lênm chấp hành án tù ít nhất 1/2 thời gian phạt hoặc 15 năm tù. Nếu những người này được giảm thời gian chấp hành án phạt tù thì thời gian đó không được tính là đã chấp hành. Phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là tiền, đã nộp án phí. Phạm nhân thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác và lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt nên không thể thi hành tiếp phần còn lại cũng được xem xét.
“Riêng tội phạm tham nhũng cần thực hiện xong hết các nghĩa vụ này”, - ông Hà lưu ý.
Người lập công, mắc bệnh hiểm nghèo, đau ốm thường xuyên, khuyết tật, từ đủ 70 tuổi trở lên, là lao động duy nhất trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nữ phạm nhân có thai hoặc có con dưới 3 tuổi đang ở cùng... sẽ được xem xét đặc xá khi chấp hành ít nhất 1/3 hoặc 2/5 thời gian án tù hay 13 năm với tù nhân chung thân được giảm xuống án tù có thời hạn.
Bị can Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2022
Vụ án Cục Lãnh sự: Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng có thể đối diện án tử hình?
Tại họp báo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết thêm về điều kiện đặc xá đối tượng là cán bộ diện Trung ương quản lý trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, thì một trong những điều kiện bổ sung là phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự như trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại của vụ án.
“Các trường hợp phạm tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ khi đã khắc phục (nghĩa vụ dân sự) thì đều bình đẳng như nhau, đều được xét theo quy trình, điều kiện, không phân biệt là phạm tội gì”, - ông Long nêu rõ.
Người bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự sẽ không được đặc xá.
© Ảnh : TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚCChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác đặc xá tại trại giam Xuân Lộc
Đồng thời, những người phạm tội giết người có tổ chức, hoặc có tính chất côn đồ hoặc thực hiện tội phạm một cách man rợ, cố ý gây thương tích có tổ chức hoặc có tính chất côn đồ hoặc phạm tội nhiều lần đối với một người hoặc một lần đối với nhiều người hoặc dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; hiếp dâm có tính chất loạn luân; hiếp dâm trẻ em (theo Bộ luật Hình sự năm 1999) hoặc hiếp dâm người dưới 16 tuổi… cũng thuộc trường hợp không được đặc xá theo nhà chức trách Việt Nam.
Việt Nam cũng sẽ rà soát hồ sơ và công bố số lượng phạm nhân có quốc tịch nước ngoài đủ điều đặc xá trong đợt đặc xá năm nay, theo Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, hiện các trại giam của Việt Nam đang giam giữ 751 phạm nhân nước ngoài.
“Đặc xá là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, khoan hồng (của Việt Nam)”, - Thiếu tướng Nguyễn Văn Long nhắc lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала