Ấn Độ ở tuổi 75: Chuyện chưa kể về việc Nga truyền cảm hứng, giúp đỡ và hỗ trợ giành độc lập

© Ảnh : Author UnknownChi tiết áp phích Liên Xô năm 1956 "Người ấn Độ và người Nga là anh em!"
Chi tiết áp phích Liên Xô năm 1956 Người ấn Độ và người Nga là anh em! - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Đăng ký
Ngày 15 tháng 8 năm nay Ấn Độ kỷ niệm 75 năm độc lập, với các hoạt động được lên kế hoạch trên khắp đất nước để đánh dấu mốc chấm dứt sự cai trị của Anh. Nước Nga đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp Ấn Độ trên con đường tự trị và xây dựng quốc gia sau khi giành được độc lập.

Cảm hứng cách mạng

Năm 1885, Đảng Quốc đại Ấn Độ (INC) được thành lập – là phong trào giải phóng dân tộc mang tính định hướng triệt để, kết quả của cuộc đấu tranh kéo dài hàng thập kỷ, đã lãnh đạo Ấn Độ giành độc lập.
Cách mạng Nga 1905-1907 là nguồn cảm hứng chính cho Mahatma Gandhi và Đảng Quốc đại Ấn Độ (INC).

“Tình hình bất ổn hiện nay ở Nga là bài học lớn cho chúng ta... Chính quyền của Phó vương không kém gì quyền lực của Sa hoàng... Chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp của Nga để chống lại chế độ chuyên chế, - Mahatma Gandhi viết cuối năm 1905 trên tuần báo song ngữ The Indian Opinion. - Nếu nhân dân Nga thành công, cuộc cách mạng này ở Nga sẽ được coi là thắng lợi vĩ đại nhất, sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ này".

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp tại Cung điện Hyderabad ở New Delhi - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Tổng thống Nga: Quan hệ giữa Nga và Ấn Độ đang phát triển trên tinh thần đối tác chiến lược
Trong khi đó ở Nga, Vladimir Lenin ca ngợi phong trào độc lập của Ấn Độ và phê phán người Anh vì sự tàn bạo của chế độ cai trị thuộc địa.
"Ở Ấn Độ, gần đây những nô lệ bản địa của các nhà tư bản Anh “văn minh” đã gây ra sự xáo trộn khó chịu cho “các ông chủ” của họ. Những vụ bạo lực và cướp bóc được gọi là hệ thống cai trị kiểu Anh ở Ấn Độ không có hồi kết. Không ở đâu trên thế giới này - tất nhiên, ngoại trừ nước Nga – có sự nghèo khổ sâu rộng, sự đói khát triền miên của dân chúng như vậy" - Lenin viết năm 1908.
Nhà cách mạng Nga tiên đoán rằng ý thức đấu tranh chính trị ngày càng cao của quần chúng nhân dân Ấn Độ sẽ làm cho "chế độ Anh ở Ấn Độ" đi tới diệt vong.
Hợp tác giữa các nhà cách mạng Ấn Độ và các đối tác Nga đã mở rộng đáng kể sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 và sau khi Liên bang Xô viết ra đời vào cuối năm 1922.
Năm 1927, Thủ tướng tương lai Jawaharlal Nehru và các nhà lãnh đạo khác của phong trào dân tộc Ấn Độ đã đến Liên Xô để kỷ niệm 10 năm Cách mạng Tháng Mười, bất chấp sự ngăn cấm của Anh.
© Sputnik / Vyacheslav RunovBộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Swaran Singh với các học sinh Liên Xô trong chuyến thăm Moskva tháng 10 năm 1969
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Swaran Singh với các học sinh Liên Xô trong chuyến thăm Moskva tháng 10 năm 1969 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Swaran Singh với các học sinh Liên Xô trong chuyến thăm Moskva tháng 10 năm 1969
Chuyến thăm đã được báo chí Liên Xô và Anh đưa tin rộng rãi. Báo chí Anh coi đây là bằng chứng về âm mưu của những người Bolshevik gây rối trật tự ở các thuộc địa, còn các tờ báo của Liên Xô giới thiệu cho độc giả về cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ và vai trò của Nehru, Gandhi và tất nhiên, về đảng Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản Ấn Độ.
Trong suốt thập niên 1920 và phần lớn những năm 1930, London nhìn thấy các điệp viên đỏ của Liên Xô đứng sau từng cây cọ ở Ấn Độ, đổ lỗi cho Moskva về tình trạng bất ổn ở thuộc địa, cáo buộc CCCP tìm cách dấy lên cuộc cách mạng cộng sản ở quốc gia châu Á này.
Nehru ca ngợi việc xây dựng Liên Xô như một nhà nước đa dân tộc, ca ngợi những thành tựu về giáo dục, văn hóa, y tế, tăng trưởng kinh tế và công nghiệp, cũng như "lòng dũng cảm, sự kiên định và chân thành" mà nhân dân Liên Xô thể hiện trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
© Sputnik / Eduard EtingerSinh viên Ấn Độ nghe giảng tại Đại học Hữu nghị các dân tộc của Liên Xô, năm 1975
Sinh viên Ấn Độ nghe giảng tại Đại học Hữu nghị các dân tộc của Liên Xô, năm 1975 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Sinh viên Ấn Độ nghe giảng tại Đại học Hữu nghị các dân tộc của Liên Xô, năm 1975

Tự quyết có nghĩa là độc lập về kinh tế

Liên Xô trở thành một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Ấn Độ (hai nước thực sự thiết lập quan hệ ngoại giao vài tháng trước khi Ấn Độ đạt được chế độ tự chủ chính thức vào năm 1947).
“Các nước phương Tây vào thời điểm đó chưa sẵn sàng khuyến khích chương trình công nghiệp hóa của Ấn Độ. Thay vào đó, họ muốn Ấn Độ tiếp tục tồn tại như một quốc gia giàu tiềm năng cung cấp nguyên liệu thô và thị trường béo bở tiêu thụ hàng hóa thành phẩm. Vì vậy, bất chấp những thay đổi về chính trị, phương Tây đã không từ bỏ chứng loạn tâm thần đế quốc của mình” - nhà kinh tế học Ấn Độ R.K. Sharma viết.
Ông Sharma lưu ý, trong tình huống đó, thỏa thuận thương mại đầu tiên được ký kết giữa New Delhi và Moskva năm 1953, “đã cho Ấn Độ một kênh thay thế phá vỡ thế độc quyền của phương Tây về cung cấp hàng hóa, là lối thoát cho hàng hóa truyền thống theo điều kiện thương mại công bằng. Thương mại Ấn Độ-Liên Xô cung cấp các phương tiện kinh tế và kỹ thuật để tạo ra các ngành sản xuất công nghiệp trong quá trình loại bỏ sự phụ thuộc vào ngoại bang."
Trong những năm tiếp theo và nhiều thập kỷ sau đó, Liên Xô đã cung cấp cho Ấn Độ hàng chục tỷ rúp (hơn 160 triệu USD) viện trợ trực tiếp để phát triển các ngành công nghiệp cốt lõi của nước này.
© Ảnh : Facebook / Bhilai Steel Plant - SAILNhà máy thép của Ấn Độ ở Bhilai được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô
Nhà máy thép của Ấn Độ ở Bhilai được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Nhà máy thép của Ấn Độ ở Bhilai được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô
Trong cuốn sách “Liên Xô và Thế giới thứ ba: Ba thập kỷ cuối cùng” xuất bản năm 1987, các tác giả Andrzej Korbonski và Francis Fukuyama viết rằng Moskva đã thể hiện sự hỗ trợ kinh tế của mình cho Ấn Độ bằng cách cung cấp tài trợ cho các dự án khu vực công (điều mà phương Tây không muốn làm) và bằng cách cung cấp các điều khoản tốt hơn phương Tây: lãi suất thấp hơn, thời gian trả nợ dài hơn, thành toán bằng đồng tiền Ấn Độ hoặc bằng hàng hóa Ấn Độ, chứ không phải bằng ngoại tệ mạnh.
Moskva cũng cung cấp bí quyết kỹ thuật cho New Delhi: hàng nghìn kỹ thuật viên, kỹ sư và nhà khoa học đã đến Ấn Độ để giúp xây dựng các nhà máy công nghiệp và đào tạo công nhân, và hàng chục nghìn người Ấn Độ đến học tập tại các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật của Liên Xô.
Cùng với hỗ trợ công nghiệp hóa, Moskva đã cung cấp các hình thức hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật và y tế khác cho New Delhi, cung cấp hơn một tỷ liều vắc xin đậu mùa cho đất nước kể từ năm 1960 trong khuôn khổ chiến dịch toàn cầu nhằm loại bỏ vi rút. Năm 1975, Liên Xô đã phóng vệ tinh đầu tiên của Ấn Độ vào không gian. Nhà du hành vũ trụ Ấn Độ đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) Rakesh Sharma đã bay lên trạm vũ trụ quỹ đạo Salyut-7 vào năm 1984 theo chương trình Interkosmos.

Hợp tác quân sự-kỹ thuật

Sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho Ấn Độ trong Chiến tranh Lạnh gồm số lượng lớn khí tài quân sự và giấy phép sản xuất, cho phép New Delhi tự sản xuất vũ khí và thành lập khu liên hợp công nghiệp quân sự quốc gia (MIC). Sự hỗ trợ này bao gồm từ máy bay chiến đấu MiG-21 (vẫn hoạt động trong Không quân Ấn Độ và dự định sẽ thanh lý vào năm 2025), cho đến tàu chiến cỡ lớn, xe tăng, vũ khí chống tăng cơ động và phòng không. Hợp tác quốc phòng Ấn Độ-Nga vẫn tiếp tục cho đến ngày nay: Moskva chiếm hơn một nửa số thiết bị quân sự nhập khẩu của Ấn Độ, và giấy phép vũ khí Nga tiếp tục được bán cho tổ hợp công nghiệp-quân sự Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Ấn Độ Sergei Shoigu và Rajnath Singh trong cuộc họp ở New Delhi - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Nga ký thỏa thuận với Ấn Độ về chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự cho giai đoạn 2021-2030
Trong Chiến tranh Lạnh, cùng với vũ khí, Moskva đã cung cấp cho Ấn Độ các hình thức hỗ trợ an ninh khác, kể cả trên mặt trận ngoại giao.
Trong Chiến tranh Ấn-Pakistan 13 ngày vào tháng 12 năm 1971, để đối phó với lực lượng đặc nhiệm lớn của Hải quân Hoa Kỳ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Enterprise, và điều một nhóm hải quân Anh do tàu sân bay HMS Eagle dẫn đầu, Moskva đã triển khai tới khu vực 16 tàu tuần dương chiến đấu, tàu khu trục, tàu ngầm tấn công và ít nhất một tàu ngầm hạt nhân Boomer, đồng thời cảnh báo Washington rằng "các biện pháp đối phó" sẽ được thực hiện nếu Mỹ can thiệp vào cuộc khủng hoảng.
Việc triển khai lực lượng đã thực hiện theo Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Ấn-Xô, ký kết chỉ vài tháng trước đó, vào tháng 8 năm 1971, trở thành cơ sở của quan hệ đối tác chiến lược giữa Moskva và New Delhi, đang được tiếp tục cho đến ngày nay.
Theo lời kể của người Ấn Độ về những gì đã xảy ra tiếp theo, đô đốc Hải quân Hoa Kỳ nói với Tư lệnh Hạm đội 7 William P. Mack: "Thưa ngài, chúng ta quá muộn rồi. Người Nga đã đến đây."
Cuối cùng, Washington và London rút lui, Islamabad đầu hàng, và nhà nước Bangladesh mới ra đời từ Đông Pakistan cũ.
© Ảnh : Author UnknownÁp phích tuyên truyền của Liên Xô về tình hữu nghị Liên Xô - Ấn Độ. “Vì tình hữu nghị giữa các dân tộc! Vì sự chung sống hòa bình!"
Áp phích tuyên truyền của Liên Xô về tình hữu nghị Liên Xô - Ấn Độ. “Vì tình hữu nghị giữa các dân tộc! Vì sự chung sống hòa bình! - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Áp phích tuyên truyền của Liên Xô về tình hữu nghị Liên Xô - Ấn Độ. “Vì tình hữu nghị giữa các dân tộc! Vì sự chung sống hòa bình!"

Hợp tác trong thế kỉ 21

Nền tảng quan hệ giữa Moskva và Delhi, được thiết lập năm 1947 và củng cố trong Chiến tranh Lạnh, tiếp tục là cơ sở của sự hợp tác hiện nay.
Sức mạnh của quan hệ đối tác này đã được thể hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraina, khi Ấn Độ không chỉ từ chối tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, mà còn gia tăng thương mại với Moskva và bày tỏ sự quan tâm đến các công cụ hợp tác mới, bao gồm hiệp định thương mại tự do. và các chương trình thanh toán mới bằng đồng rúp và đồng rupee.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала