https://kevesko.vn/20220815/viet-nam-kho-nhap-mat-hang-quan-trong-tu-nga-vi-lenh-trung-phat-cua-phuong-tay-17091632.html
Việt Nam khó nhập mặt hàng quan trọng từ Nga vì lệnh trừng phạt của phương Tây
Việt Nam khó nhập mặt hàng quan trọng từ Nga vì lệnh trừng phạt của phương Tây
Sputnik Việt Nam
Việt Nam đang thiếu nguồn cung nhiều mặt hàng quan trọng do bị đứt gãy chuỗi cung ứng, hệ lụy từ các đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga kể từ khi xảy... 15.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-15T15:19+0700
2022-08-15T15:19+0700
2022-08-15T15:20+0700
việt nam
nhập khẩu
nga
các biện pháp trừng phạt chống nga
phương tây
chính trị
xuất khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/520/76/5207692_0:300:3081:2033_1920x0_80_0_0_d2600e731b6a6b5bf118704d9a98509d.jpg
Trong đó, do nguồn cung bị đứt gãy vì căng thẳng trong quan hệ Nga – Ukraina, các biện pháp trừng phạt, cấm vận ngặt nghèo của phương Tây nhằm vào những thế mạnh mũi nhọn của Nga, Việt Nam đặc biệt gặp khó trong việc tiếp cận nguồn cung phân bón.Bên cạnh khó nhập hàng từ Nga, theo nhà chức trách, lượng phân bón được nhập về Việt Nam phục vụ sản xuất nông nghiệp giảm rõ rệt do hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc cũng như trì trệ quá trình cung ứng hàng từ Belarus.Lượng phân bón nhập về Việt Nam giảmThống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7, nhập khẩu phân bón về Việt Nam đạt gần 169 nghìn tấn, tương đương 67 triệu USD, giảm 27% về lượng và giảm 38% về giá trị so với tháng 6.Cần lưu ý rằng, đây đã là tháng thứ tư liên tiếp, nhập khẩu phân bón về Việt Nam sụt giảm, do nhiều nguyên nhân.Lũy kế 7 tháng, nhập khẩu phân bón đạt 1,9 triệu tấn, tương đương 911 triệu USD, giảm 31% về lượng nhưng tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.Trong khi đó, theo Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trung bình mỗi năm Việt Nam sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp.Trong các thông báo chính thức cũng như chia sẻ tại nhiều hội thảo, diễn đàn, lãnh đạo Cục Bảo vệ Thực vật hay đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã dự báo nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2022 không có sự biến động lớn so với năm 2021, tuy nhiên, vì tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, như xung đột chính trị, khủng hoảng năng lượng, dịch bệnh…ảnh hưởng nguồn cung, đẩy giá nhập khẩu tăng cao, gây khan hiếm hàng, khiến xu hướng phân bón tăng giá là điểm đáng lưu ý.Hiện tại, nguồn cung trong nước của Việt Nam khá ổn định. Theo đó, các nhà máy phân bón trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như phân lân, phân ure, phân NPK và hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất DAP mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Trong khi đó phân Kali và phân đạm SA phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.Việt Nam khó nhập phân bón từ Nga, BelarusThống kê của nhà chức trách cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, việc nhập khẩu phân bón gặp nhiều khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng ở Nga và Belarus, hai quốc gia đảm bảo nguồn cung đến 50% Kali cho thị trường toàn cầu.Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu phân bón từ Nga chỉ đạt gần 150 nghìn tấn, tương đương 97 triệu USD, giảm 37% về lượng nhưng tăng 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu phân bón từ Nga chiếm 7,7% tổng lượng nhập khẩu.Tương tự, nhập khẩu phân bón từ Belarus đạt 53 nghìn tấn, tương đương 31 triệu USD, giảm 68% về lượng và giảm 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu phân bón từ Belarus chiếm 2,7% tổng lượng nhập khẩu.Trước đó, theo cơ quan Hải quan, tính từ đầu năm 2022 đến ngày 15/7, phân bón nhập từ thị trường Nga đứng thứ 2 trong số các nước mà Việt Nam nhập nhiều mặt hàng này nhất (sau Trung Quốc) với 149.365 tấn, tương đương 97,28 triệu USD, giá trung bình 651,3 USD/tấn, giảm 23% về lượng, nhưng tăng 56,3% về kim ngạch và tăng 103,3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2021. Lượng phân bón nhập từ Nga chiếm 8,4% tổng lượng và chiếm 11,5% tổng kim ngạch tính đến giữa tháng 7.Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu phân bónTheo cơ quan chức năng, việc Trung Quốc áp hạn ngạch xuất khẩu với nhiều loại phân bón cũng khiến nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam giảm mạnh.Theo đó, 7 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc đạt 946 nghìn tấn, tương đương 387 triệu USD, giảm 25% về lượng nhưng tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc chiếm 48,6% tổng lượng nhập khẩu.Báo cáo của cơ quan Hải quan tính đến giữa tháng 7 cho thấy, Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 47% tổng lượng và chiếm 40,7% tổng kim ngạch, đạt 838.158 tấn, tương đương 344,74 triệu USD, giá trung bình 411,3 USD/tấn, giảm 19,3% về lượng, nhưng tăng 22,7% về kim ngạch và tăng 52% về giá so với cùng kỳ năm trước.Đòn trừng phạt của phương Tây làm giá phân bón tăng caoĐánh giá về tình hình nhập khẩu phân bón, Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng, căng thẳng giữa Nga - Ukraina không chỉ tác động mạnh tới nguồn cung mà còn khiến giá phân bón trên thế giới tăng cao.Giá phân bón nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm vẫn ở mức cao, khoảng 466 USD/tấn, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2021. Song hai tháng gần đây, giá phân bón đã hạ nhiệt, giá nhập khẩu trong tháng 7 giảm 70 USD/tấn so với tháng 6, còn 396 USD/tấn.Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, phân bón sẽ còn chịu nhiều áp lực tăng giá do giá đầu vào một số nguyên liệu sản xuất phân bón tăng cao.Điển hình như, giá kali thế giới vẫn ở mức cao do nguồn cung hiếm. Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Canada, vùng sản xuất kali lớn nhất trên thế giới, đang bị chịu áp lực hơn cả vì các đơn hàng tìm mua kali đang đổ dồn về đây.Tuy nhiên, sản lượng kali mà Canada sản xuất chỉ phục vụ đủ nhu cầu một vài nước châu Âu. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn khiến giá phân kali có thể tăng mạnh trong những tháng cuối năm nay.Bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn kali nhập khẩu của thế giới, với nguồn cung kali ngày càng khan hiếm. Hiện giá kali tại Trung Quốc đang ở mức khoảng 3.647 nhân dân tệ (564 USD)/ tấn, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2013.Nguồn cung kali khan hiếm trên thế giới và Việt Nam cũng đang chung tình trạng này, hiện nguồn kali hiện giờ đang phụ thuộc vào nguồn cung từ Lào. Do đó, giá kali trong nước vẫn đi ngang và khó hạ nhiệt. Hiện giá kali Berlarus bột hồng, đỏ là 1,83 triệu đồng/100 kg, tăng 30% so với đầu năm.Thống kê cũng cho thấy, hiện mức giá phân bón, nhất là giá ure đang dần trở về ổn định, tuy nhiên các nhà phân tích của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, Hoa Kỳ cảnh báo giá phân bón có thể lại tăng trong tương lai do quan ngại về nguồn nguyên liệu sản xuất như khí đốt vẫn là yếu tố đầy rủi ro với các doanh nghiệp phân bón.Các chuyên gia lưu ý, thực tế cho thấy khi lệnh trừng phạt của EU bắt đầu áp đặt lên Nga, nước này đã ngưng xuất khẩu khí đốt, nguyên liệu đầu vào chủ chốt để sản xuất phân đạm. Tuy giá các loại phân đạm, nhất là ure hiện tại đang có hạ nhiệt so với hồi tăng đỉnh điểm, tuy nhiên, mức giá này hiện tại vẫn cao gấp 2 lần so với năm 2020. Chưa kể, việc các lệnh trừng phạt không chỉ làm tình hình cung ứng bị đứt gãy mà cước vận chuyển và chi phí logistics tăng cao khiến Việt Nam cũng như nhiều đối tác muốn nhập phân bón của Nga cũng gặp nhiều khó khăn.
https://kevesko.vn/20220712/viet-nam-nhap-khau-o-at-phan-bon-tu-nga-16286836.html
https://kevesko.vn/20220525/philippines-cho-nhan-phan-bon-tu-nga-15355007.html
https://kevesko.vn/20220402/viet-nam-nhap-luong-khong-lo-phan-bon-cua-nga-trung-quoc-va-ban-manh-sang-campuchia-14511180.html
https://kevesko.vn/20220614/my-bi-mat-khuyen-khich-cac-cong-ty-mua-phan-bon-tu-nga-15647122.html
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/520/76/5207692_147:0:2878:2048_1920x0_80_0_0_e86ef356af99b128c8ede12eba800b3d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nhập khẩu, nga, các biện pháp trừng phạt chống nga, phương tây, chính trị, xuất khẩu
việt nam, nhập khẩu, nga, các biện pháp trừng phạt chống nga, phương tây, chính trị, xuất khẩu
Trong đó, do nguồn cung bị đứt gãy vì
căng thẳng trong quan hệ Nga – Ukraina, các biện pháp trừng phạt, cấm vận ngặt nghèo của phương Tây nhằm vào những thế mạnh mũi nhọn của Nga, Việt Nam đặc biệt gặp khó trong việc tiếp cận nguồn cung phân bón.
Bên cạnh khó nhập hàng từ Nga, theo nhà chức trách, lượng phân bón được nhập về Việt Nam phục vụ sản xuất nông nghiệp giảm rõ rệt do hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc cũng như trì trệ quá trình cung ứng hàng từ Belarus.
Lượng phân bón nhập về Việt Nam giảm
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7, nhập khẩu phân bón về Việt Nam đạt gần 169 nghìn tấn, tương đương 67 triệu USD, giảm 27% về lượng và giảm 38% về giá trị so với tháng 6.
Cần lưu ý rằng, đây đã là tháng thứ tư liên tiếp, nhập khẩu phân bón về Việt Nam sụt giảm, do nhiều nguyên nhân.
Lũy kế 7 tháng, nhập khẩu phân bón đạt 1,9 triệu tấn, tương đương 911 triệu USD, giảm 31% về lượng nhưng tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, theo Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trung bình mỗi năm Việt Nam sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp.
Trong các thông báo chính thức cũng như chia sẻ tại nhiều hội thảo, diễn đàn, lãnh đạo Cục Bảo vệ Thực vật hay đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã dự báo nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2022 không có sự biến động lớn so với năm 2021, tuy nhiên, vì tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, như xung đột chính trị, khủng hoảng năng lượng, dịch bệnh…ảnh hưởng nguồn cung, đẩy giá nhập khẩu tăng cao, gây khan hiếm hàng, khiến xu hướng phân bón tăng giá là điểm đáng lưu ý.
Hiện tại, nguồn cung trong nước của Việt Nam khá ổn định. Theo đó, các nhà máy phân bón trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như phân lân, phân ure, phân NPK và hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất DAP mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Trong khi đó phân Kali và phân đạm SA phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Việt Nam khó nhập phân bón từ Nga, Belarus
Thống kê của nhà chức trách cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, việc nhập khẩu phân bón gặp nhiều khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng ở Nga và Belarus, hai quốc gia đảm bảo nguồn cung đến 50% Kali cho thị trường toàn cầu.
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu phân bón từ Nga chỉ đạt gần 150 nghìn tấn, tương đương 97 triệu USD, giảm 37% về lượng nhưng tăng 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu phân bón từ Nga chiếm 7,7%
tổng lượng nhập khẩu.
Tương tự, nhập khẩu phân bón từ Belarus đạt 53 nghìn tấn, tương đương 31 triệu USD, giảm 68% về lượng và giảm 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu phân bón từ Belarus chiếm 2,7% tổng lượng nhập khẩu.
Trước đó, theo cơ quan Hải quan, tính từ đầu năm 2022 đến ngày 15/7, phân bón nhập từ thị trường Nga đứng thứ 2 trong số các nước mà Việt Nam nhập nhiều mặt hàng này nhất (sau Trung Quốc) với 149.365 tấn, tương đương 97,28 triệu USD, giá trung bình 651,3 USD/tấn, giảm 23% về lượng, nhưng tăng 56,3% về kim ngạch và tăng 103,3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2021. Lượng phân bón nhập từ Nga chiếm 8,4% tổng lượng và chiếm 11,5% tổng kim ngạch tính đến giữa tháng 7.
Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu phân bón
Theo cơ quan chức năng, việc Trung Quốc áp hạn ngạch xuất khẩu với nhiều loại phân bón cũng khiến nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam giảm mạnh.
Theo đó, 7 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc đạt 946 nghìn tấn, tương đương 387 triệu USD, giảm 25% về lượng nhưng tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc chiếm 48,6% tổng lượng nhập khẩu.
Báo cáo của cơ quan Hải quan tính đến giữa tháng 7 cho thấy, Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 47% tổng lượng và chiếm 40,7% tổng kim ngạch, đạt 838.158 tấn, tương đương 344,74 triệu USD, giá trung bình 411,3 USD/tấn, giảm 19,3% về lượng, nhưng tăng 22,7% về kim ngạch và tăng 52% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Đòn trừng phạt của phương Tây làm giá phân bón tăng cao
Đánh giá về tình hình nhập khẩu phân bón, Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng, căng thẳng giữa Nga - Ukraina không chỉ tác động mạnh tới nguồn cung mà còn khiến giá phân bón trên thế giới tăng cao.
Giá phân bón nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm vẫn ở mức cao, khoảng 466 USD/tấn, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2021. Song hai tháng gần đây, giá phân bón đã hạ nhiệt,
giá nhập khẩu trong tháng 7 giảm 70 USD/tấn so với tháng 6, còn 396 USD/tấn.
Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, phân bón sẽ còn chịu nhiều áp lực tăng giá do giá đầu vào một số nguyên liệu sản xuất phân bón tăng cao.
Điển hình như, giá kali thế giới vẫn ở mức cao do nguồn cung hiếm. Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Canada, vùng sản xuất kali lớn nhất trên thế giới, đang bị chịu áp lực hơn cả vì các đơn hàng tìm mua kali đang đổ dồn về đây.
Tuy nhiên, sản lượng kali mà Canada sản xuất chỉ phục vụ đủ nhu cầu một vài nước châu Âu. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn khiến giá phân kali có thể tăng mạnh trong những tháng cuối năm nay.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn kali nhập khẩu của thế giới, với nguồn cung kali ngày càng khan hiếm. Hiện giá kali tại Trung Quốc đang ở mức khoảng 3.647 nhân dân tệ (564 USD)/ tấn, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2013.
Nguồn cung kali khan hiếm trên thế giới và Việt Nam cũng đang chung tình trạng này, hiện nguồn kali hiện giờ đang phụ thuộc vào nguồn cung từ Lào. Do đó, giá kali trong nước vẫn đi ngang và khó hạ nhiệt. Hiện giá kali Berlarus bột hồng, đỏ là 1,83 triệu đồng/100 kg, tăng 30% so với đầu năm.
Thống kê cũng cho thấy, hiện mức giá phân bón, nhất là giá ure đang dần trở về ổn định, tuy nhiên các nhà phân tích của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, Hoa Kỳ cảnh báo giá phân bón có thể lại tăng trong tương lai do quan ngại về nguồn nguyên liệu sản xuất như khí đốt vẫn là yếu tố đầy rủi ro với các doanh nghiệp phân bón.
Các chuyên gia lưu ý, thực tế cho thấy khi lệnh trừng phạt của EU bắt đầu áp đặt lên Nga, nước này đã ngưng xuất khẩu khí đốt, nguyên liệu đầu vào chủ chốt để sản xuất phân đạm. Tuy giá các loại phân đạm, nhất là ure hiện tại đang có hạ nhiệt so với hồi tăng đỉnh điểm, tuy nhiên, mức giá này hiện tại vẫn cao gấp 2 lần so với năm 2020. Chưa kể, việc các lệnh trừng phạt không chỉ làm tình hình cung ứng bị đứt gãy mà cước vận chuyển và chi phí logistics tăng cao khiến Việt Nam cũng như nhiều đối tác muốn nhập phân bón của Nga cũng gặp nhiều khó khăn.