https://kevesko.vn/20220816/viettel-muon-san-xuat-chip-va-nang-tam-cong-nghiep-quoc-phong-viet-nam-17141948.html
Viettel muốn sản xuất chip và nâng tầm công nghiệp quốc phòng Việt Nam
Viettel muốn sản xuất chip và nâng tầm công nghiệp quốc phòng Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Theo Đại tá Tào Đức Thắng Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, trong suốt hơn 30 xây dựng và phát triển, Viettel ngày nay đã trở thành “tập đoàn kinh tế Nhà... 16.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-16T19:32+0700
2022-08-16T19:32+0700
2022-08-16T19:32+0700
việt nam
viettel
công nghiệp
quân đội nhân dân việt nam
phạm minh chính
chính phủ
kinh doanh
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/10/17141242_0:88:1999:1212_1920x0_80_0_0_438031c83df8ee681a0230e36302c47c.jpg
Viettel mong muốn được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu, phát triển công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Việt Nam.Viettel đã đạt những thành tựu gì?Sáng 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel).Tại buổi làm việc, Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, đã báo cáo với Thủ tướng tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Viettel.Viettel là doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông- công nghệ thông tin và công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của tập đoàn luôn duy trì trên 40.000 tỷ/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%.Đáng chú ý, trong hai năm liền 2020 và 2021, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cũng là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam, số 1 tại Đông Nam Á, xếp thứ 10 châu Á và thứ 18 trong số các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022.Ngoài Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp tiên phong và hiệu quả trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài với 10 thị trường có tổng dân số 260 triệu dân, tại 3 châu lục. Hiện 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, dòng tiền về nước những năm gần đây ở mức 250-350 triệu USD/ năm.Tập đoàn Viettel đã thu về 900,3 triệu USD, tương đương 62% tổng đầu tư. Viettel cũng là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1 tại Việt Nam, bao phủ 4/4 nhóm giải pháp (an toàn cho thiết bị đầu cuối, lớp mạng, lớp ứng dụng, mạng khác), hỗ trợ giám sát và xử lý sự cố hiệu quả, kịp thời 24/7 cho các hạ tầng trọng yếu quốc gia và các doanh nghiệp, tổ chức.Đại tá Tào Đức Thắng nêu rõ, những năm qua, Viettel đẩy mạnh tư vấn chuyển đổi số, xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số để cùng Chính phủ thực hiện chương trình chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.Viettel muốn sản xuất chip và phát triển CNQP công nghệ caoVề quốc phòng, Viettel đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội. Đồng thời, Viettel xây dựng hệ sinh thái sản phẩm theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới. Cùng với đó, Viettel cũng đã góp phần hình thành nền công nghiệp điện tử viễn thông bằng cách nghiên cứu, làm chủ các thiết bị hạ tầng mạng viễn thông trên cả 4 lớp mạng. Các thiết bị này đã được triển khai trên mạng lưới của Viettel.Viettel cũng luôn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của đất nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế và giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Doanh nghiệp cho biết, đến nay, Viettel đã đóng góp khoảng 15.000 tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội.Trình bày tại buổi làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị. Cụ thể, lãnh đạo Viettel đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cho Viettel một số nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng an ninh, phát huy thế mạnh và thể hiện vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, an toàn, an ninh mạng, xây dựng và triển khai nền tảng chuyển đổi số quốc gia, trung gian thanh toán chuyển mạch và bù trừ điện tử.Tập đoàn này cũng đề xuất Chính phủ “tăng tính chủ động” cho doanh nghiệp nhà nước trong công tác đầu tư, tiền lương và tổ chức, sắp xếp lại đơn vị nội bộ, bổ sung mới hành lang pháp lý mới cho các doanh nghiệp nhà nước.Nguyên nhân thành công của ViettelChia sẻ tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Viettel đã chuyển đổi mô hình rất thành công từ chủ yếu phục vụ quốc phòng sang mô hình lưỡng dụng, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.Lãnh đạo Chính phủ cũng đánh giá Viettel dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo. Tập đoàn cũng có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Ông cũng vui mừng vì Viettel là nơi làm việc hấp dẫn của các nhân lực chất lượng cao.Phân tích về những nguyên nhân mang lại những thành công của Viettel, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đó là việc chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đó còn là sự nỗ lực vươn lên của cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Viettel các thời kỳ với tinh thần tự lực, tự cường, "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, sự ủng hộ của người dân.Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết mô hình Viettel sau 30 năm thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển một tập đoàn kinh tế nhà nước.Lãnh đạo Chính phủ cũng gợi mở bước đầu một số bài học như: Sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo; cấp trên giao nhiệm vụ nhiều hơn, nặng hơn để truyền cảm hứng, tạo động lực phấn đấu, vượt qua chính mình; luôn luôn đổi mới sáng tạo, hướng tới nhân dân, vì nhân dân phục vụ, hạnh phúc, ấm no của nhân dân là động lực và nguồn cảm hứng.Viettel đầu tư ra nước ngoài chắc chắn, thận trọngNăm 2022 còn diễn biến phức tạp, theo người đứng đầu Chính phủ, phải tiếp tục bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân, xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả; phát triển nền công nghiệp hiện đại.Thủ tướng giao nhiệm vụ và mong muốn Viettel kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp, tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục đổi mới sáng tạo, vươn lên, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, kiểu mẫu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân, trực tiếp là Trung ương, Quân ủy Trung ương, Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao phó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, xây dựng một tập đoàn công nghiệp-viễn thông đóng góp tích cực cho hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Bên cạnh đó, Viettel phải quyết tâm thực việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, là một trong những tập đoàn đóng vai trò dẫn dắt quá trình này, làm trung gian thanh toán chuyển mạch, bù trừ điện tử.Ông Phạm Minh Chính cũng đề nghị tập đoàn tổng kết thực tiễn, triển khai đầu tư ra nước ngoài chắc chắn, thận trọng, hiệu quả, đúng quy định của Việt Nam và pháp luật nước sở tại, góp phần vào hòa bình, hợp tác, phát triển, xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước. Tham gia tích cực vào chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, phát triển kinh tế xanh, thích ứng biến đổi khí hậu. Góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, đổi mới quản trị quốc gia.Trước vận hội mới, thời cơ mới, Thủ tướng yêu cầu Viettel tiếp tục kế thừa, phát huy các thành quả đã đạt được, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, luôn luôn đổi mới, sáng tạo, đột phá, không để chững lại, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, sử dụng nguồn lực tập trung, hiệu quả, xác định công việc trọng tâm, trọng điểm.
https://kevesko.vn/20220810/viettel-buc-xuc-vi-the-epass-bi-vetc-cuong-buc-16960757.html
https://kevesko.vn/20220809/viettel-tiep-tuc-la-ong-vua-khong-ngai-trong-nganh-vien-thong-viet-nam-16948483.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/10/17141242_134:0:1866:1299_1920x0_80_0_0_5df7a28691710792b7df743ab143f357.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, viettel, công nghiệp, quân đội nhân dân việt nam, phạm minh chính, chính phủ, kinh doanh, kinh tế
việt nam, viettel, công nghiệp, quân đội nhân dân việt nam, phạm minh chính, chính phủ, kinh doanh, kinh tế
Viettel mong muốn được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu, phát triển công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Việt Nam.
Viettel đã đạt những thành tựu gì?
Sáng 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và làm việc với
Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel).
Tại buổi làm việc, Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, đã báo cáo với Thủ tướng tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Viettel.
Viettel là doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông- công nghệ thông tin và công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của tập đoàn luôn duy trì trên 40.000 tỷ/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%.
Đáng chú ý, trong hai năm liền 2020 và 2021, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cũng là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam, số 1 tại Đông Nam Á, xếp thứ 10 châu Á và thứ 18 trong số các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022.
Ngoài Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp tiên phong và hiệu quả trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài với 10 thị trường có tổng dân số 260 triệu dân, tại 3 châu lục. Hiện 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, dòng tiền về nước những năm gần đây ở mức 250-350 triệu USD/ năm.
Tập đoàn Viettel đã thu về 900,3 triệu USD, tương đương 62% tổng đầu tư. Viettel cũng là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1 tại Việt Nam, bao phủ 4/4 nhóm giải pháp (an toàn cho thiết bị đầu cuối, lớp mạng, lớp ứng dụng, mạng khác), hỗ trợ giám sát và xử lý sự cố hiệu quả, kịp thời 24/7 cho các hạ tầng trọng yếu quốc gia và các doanh nghiệp, tổ chức.
Đại tá Tào Đức Thắng nêu rõ, những năm qua, Viettel đẩy mạnh tư vấn chuyển đổi số, xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số để cùng Chính phủ thực hiện chương trình chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Viettel muốn sản xuất chip và phát triển CNQP công nghệ cao
Về quốc phòng, Viettel đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội. Đồng thời, Viettel xây dựng hệ sinh thái sản phẩm theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới. Cùng với đó, Viettel cũng đã góp phần hình thành nền công nghiệp điện tử viễn thông bằng cách nghiên cứu, làm chủ các thiết bị hạ tầng mạng viễn thông trên cả 4 lớp mạng. Các thiết bị này đã được triển khai trên mạng lưới của Viettel.
Viettel cũng luôn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của đất nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế và giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Doanh nghiệp cho biết, đến nay, Viettel đã đóng góp khoảng 15.000 tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Trình bày tại buổi làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị. Cụ thể, lãnh đạo Viettel đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cho Viettel một số nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng an ninh, phát huy thế mạnh và thể hiện vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong
lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, an toàn, an ninh mạng, xây dựng và triển khai nền tảng chuyển đổi số quốc gia, trung gian thanh toán chuyển mạch và bù trừ điện tử.
“Viettel mong muốn được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu, nghiên cứu công nghệ năng lượng xanh, hiện đại hóa các cở sở hạ tầng quan trọng như giao thông vận tải, logistics, đô thị, khoa học công nghệ”, - lãnh đạo Viettel nêu tại cuộc họp.
Tập đoàn này cũng đề xuất Chính phủ “tăng tính chủ động” cho doanh nghiệp nhà nước trong công tác đầu tư, tiền lương và tổ chức, sắp xếp lại đơn vị nội bộ, bổ sung mới hành lang pháp lý mới cho các doanh nghiệp nhà nước.
Nguyên nhân thành công của Viettel
Chia sẻ tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Viettel đã chuyển đổi mô hình rất thành công từ chủ yếu phục vụ quốc phòng sang mô hình lưỡng dụng, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Lãnh đạo Chính phủ cũng đánh giá Viettel dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo. Tập đoàn cũng có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Ông cũng vui mừng vì Viettel là nơi làm việc hấp dẫn của
các nhân lực chất lượng cao.
“Viettel hình thành trong khó khăn, tồn tại trong khó khăn và phát triển trong khó khăn", đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, khẳng định tinh thần "trong nguy có cơ", "non cao cũng có đường trèo, đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi”, - Thủ tướng nói.
Phân tích về những nguyên nhân mang lại những thành công của Viettel, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đó là việc chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đó còn là sự nỗ lực vươn lên của cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Viettel các thời kỳ với tinh thần tự lực, tự cường, "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, sự ủng hộ của người dân.
Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết mô hình Viettel sau 30 năm thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển một tập đoàn kinh tế nhà nước.
Lãnh đạo Chính phủ cũng gợi mở bước đầu một số bài học như: Sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo; cấp trên giao nhiệm vụ nhiều hơn, nặng hơn để truyền cảm hứng, tạo động lực phấn đấu, vượt qua chính mình; luôn luôn đổi mới sáng tạo, hướng tới nhân dân, vì nhân dân phục vụ, hạnh phúc, ấm no của nhân dân là động lực và nguồn cảm hứng.
“Bên cạnh những lúc đột phá, sự phát triển của Viettel cũng có lúc chững lại”, - Thủ tướng nói và lưu ý không được say sưa, thỏa mãn, phải luôn khiêm tốn, phát huy, kế thừa những thành quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vươn lên không ngừng.
Viettel đầu tư ra nước ngoài chắc chắn, thận trọng
Năm 2022 còn diễn biến phức tạp, theo người đứng đầu Chính phủ, phải tiếp tục bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân, xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả; phát triển nền công nghiệp hiện đại.
Thủ tướng giao nhiệm vụ và mong muốn Viettel kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp, tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục đổi mới sáng tạo, vươn lên, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, kiểu mẫu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân, trực tiếp là Trung ương, Quân ủy Trung ương, Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao phó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, xây dựng một tập đoàn công nghiệp-viễn thông đóng góp tích cực cho hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Đề cao trách nhiệm, "thượng tôn pháp luật", hoạt động đúng pháp luật, thực thi pháp luật nghiêm túc, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”, - lãnh đạo Chính phủ lưu ý.
Bên cạnh đó, Viettel phải quyết tâm thực việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, là một trong những tập đoàn đóng vai trò dẫn dắt quá trình này, làm trung gian thanh toán chuyển mạch, bù trừ điện tử.
“Viettel cần góp phần xây dựng dữ liệu quốc gia, tăng cường an ninh, an toàn mạng, an toàn viễn thông, phát triển các lĩnh vực viễn thám, logistics và thương mại điện tử”, - theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Ông Phạm Minh Chính cũng đề nghị tập đoàn tổng kết thực tiễn, triển khai đầu tư ra nước ngoài chắc chắn, thận trọng, hiệu quả, đúng quy định của Việt Nam và pháp luật nước sở tại, góp phần vào hòa bình, hợp tác, phát triển, xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước. Tham gia tích cực vào chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, phát triển kinh tế xanh, thích ứng biến đổi khí hậu.
Góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, đổi mới quản trị quốc gia.
Trước vận hội mới, thời cơ mới, Thủ tướng yêu cầu Viettel tiếp tục kế thừa, phát huy các thành quả đã đạt được, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, luôn luôn đổi mới, sáng tạo, đột phá, không để chững lại, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, sử dụng nguồn lực tập trung, hiệu quả, xác định công việc trọng tâm, trọng điểm.
“Làm việc nào dứt việc đó, khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành”, - Thủ tướng kết luận.