https://kevesko.vn/20220817/vi-sao-nguoi-lao-dong-tu-thanh-hoa-van-bi-han-quoc-tu-choi-17150305.html
Vì sao người lao động từ Thanh Hoá vẫn bị Hàn Quốc từ chối?
Vì sao người lao động từ Thanh Hoá vẫn bị Hàn Quốc từ chối?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông tin được ông Lê Đình Tùng, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa, năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh... 17.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-17T10:28+0700
2022-08-17T10:28+0700
2022-08-17T10:30+0700
việt nam
xuất khẩu lao động
người lao động
hàn quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/658/05/6580554_0:0:2938:1654_1920x0_80_0_0_fc920f786699eb9174c7a6736875eb2c.jpg
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2017 - 2021, Thanh Hóa có trên 42.000 lượt lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hiện tại, Thanh Hóa đang có hơn 32.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, chủ yếu ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông.Hằng năm, khoảng 120 - 150 triệu USD (tương đương 2.760 - 3.450 tỉ đồng) được người lao động tỉnh Thanh Hóa ở nước ngoài gửi về gia đình.Do tỉ lệ lao động hết hợp đồng, ở lại trái phép tại Hàn Quốc còn cao, nên năm 2022, Thanh Hóa vẫn còn 2 huyện (Hoàng Hóa và Đông Sơn) nằm trong danh sách tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (trước đó, TP Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn, huyện Thiệu Hóa và huyện Nga Sơn từng bị Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận người lao động).Theo ông Lê Đình Tùng, do chênh lệch thu nhập của việc làm ở nước ngoài và việc làm trong nước là rất lớn (từ 7 đến 10 lần, thậm chí cao hơn) nên nhiều người lao động vì lợi ích trước mắt đã tìm mọi cách để ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động.Ông Tùng cũng nêu một số nguyên nhân khác như việc tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi về nước còn khó khăn, nhiều gia đình chưa quyết liệt trong khuyên nhủ người thân tuân thủ pháp luật; một số chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền lao động về nước… khiến tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của một số địa phương còn cao.
https://kevesko.vn/20220803/da-den-luc-nhat-ban-ngung-coi-thuong-lao-dong-viet-nam-16804861.html
https://kevesko.vn/20220702/viet-nam-dung-xuat-khau-lao-dong-sang-han-quoc-o-mot-so-tinh-can-luu-y-nhung-gi-16058461.html
hàn quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/658/05/6580554_110:0:2839:2047_1920x0_80_0_0_310901cc90c4dd630e62ed009901824a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xuất khẩu lao động, người lao động, hàn quốc
việt nam, xuất khẩu lao động, người lao động, hàn quốc
Vì sao người lao động từ Thanh Hoá vẫn bị Hàn Quốc từ chối?
10:28 17.08.2022 (Đã cập nhật: 10:30 17.08.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông tin được ông Lê Đình Tùng, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa, năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2017 - 2021, Thanh Hóa có trên 42.000 lượt lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hiện tại, Thanh Hóa đang có hơn 32.000
lao động đang làm việc ở nước ngoài, chủ yếu ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông.
Hằng năm, khoảng 120 - 150 triệu USD (tương đương 2.760 - 3.450 tỉ đồng) được người lao động tỉnh Thanh Hóa ở nước ngoài gửi về gia đình.
"Hộ nghèo có người đi làm việc ở nước ngoài cơ bản đã thoát nghèo và có hướng phát triển vươn lên làm giàu", ông Tùng cho biết.
Do tỉ lệ lao động hết hợp đồng, ở lại trái phép tại Hàn Quốc còn cao, nên năm 2022, Thanh Hóa vẫn còn 2 huyện (Hoàng Hóa và Đông Sơn) nằm trong danh sách tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (trước đó, TP Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn, huyện Thiệu Hóa và huyện Nga Sơn từng bị Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận người lao động).
Theo ông Lê Đình Tùng, do chênh lệch thu nhập của
việc làm ở nước ngoài và việc làm trong nước là rất lớn (từ 7 đến 10 lần, thậm chí cao hơn) nên nhiều người lao động vì lợi ích trước mắt đã tìm mọi cách để ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
"Một số người lao động thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài, vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc nhằm có thu nhập cao", ông Lê Đình Tùng chỉ rõ.
Ông Tùng cũng nêu một số nguyên nhân khác như việc tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi về nước còn khó khăn, nhiều gia đình chưa quyết liệt trong khuyên nhủ người thân tuân thủ pháp luật; một số chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền lao động về nước… khiến tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại
Hàn Quốc của một số địa phương còn cao.