https://kevesko.vn/20220819/viet-nam-dong-nam-a-duoi-suc-ep-my---trung-17204970.html
Việt Nam, Đông Nam Á dưới sức ép Mỹ - Trung
Việt Nam, Đông Nam Á dưới sức ép Mỹ - Trung
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giành ảnh hưởng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, hiện là chủ đề đáng quan... 19.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-19T14:16+0700
2022-08-19T14:16+0700
2022-08-19T14:16+0700
việt nam
hoa kỳ
trung quốc
đông nam á
cạnh tranh
chính sách
áp lực
tác giả
quan điểm-ý kiến
ngoại giao
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/1b/16617436_0:0:3071:1728_1920x0_80_0_0_7681ae0bd94cda07d2e911ac9080786e.jpg
Các đối đầu trực diện từ an ninh, ngoại giao đến việc cạnh trạnh gay gắt về mặt công nghệ đang đặt ra nhiều thách thức phải chọn bên cho các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam có nằm ngoài cuộc tranh giành ảnh hưởng này?Sputnik đã phỏng vấn TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam về vấn đề trên.Sputnik: Thưa ông, các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, làm thế nào để phát triển ổn định dưới sức ép "không giấu diếm" từ hai siêu cường Mỹ-Trung?TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam:Đối với các nước Đông Nam Á, Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng và do đó, sẽ cố gắng hết sức để tồn tại giữa hai cường quốc, thận trọng và tránh bị lôi kéo vào phe này hay phe kia.Thông thường, các nước nhỏ có 5 chiến lược để lựa chọn trong ứng xử với các cường quốc, đó là: cân bằng (balacing), phòng ngừa rủi ro/phòng bị nước đôi (hedging), phù thịnh (bandwagoning), can dự (engagement) và ngoại giao đa hướng (omni-enmeshment).Trong 5 chiến lược kể trên, các nước Đông Nam Á gần như không thể can dự với Trung Quốc và Mỹ do chênh lệch về quá rõ năng lực, hoặc chỉ có thể can dự và đạt được các thỏa thuận song phương một cách hạn chế.Chiến lược ngoại giao đa hướng cũng được áp dụng, và thực tế đã lôi kéo Trung Quốc và Mỹ vào một số cơ chế hợp tác đa phương và tổ chức ASEAN là trung tâm của kiến trúc an ninh khu vực.Trong bối cảnh sự gia tăng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, chiến lược cân bằng có thể được thể hiện dưới các hình thức như: công khai ủng hộ và tham gia các hành động chống Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu, các hành động ngăn chặn, bao gồm cả việc tham gia trong FONOPs, tham gia Bộ tứ hoặc Bộ tứ mở rộng, công khai đổ lỗi cho Trung Quốc về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, hợp tác trong việc phân tách công nghệ, phối hợp hành động giữa các quốc gia “có cùng quan điểm” để đẩy nhanh các động thái tách đôi (ví dụ như phát triển các chuỗi cung ứng riêng biệt), thực hiện các cuộc tập trận quân sự và hợp tác với Mỹ cùng các đồng minh, đồng thời ngừng các thỏa thuận tương tự với Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay và trong tương lai, các nước thành viên ASEAN không thực hiện chiến lược cân bằng theo đúng nghĩa của nó.Chiến lược phù thịnh được áp dụng nếu và khi các quốc gia nhỏ hơn hoàn toàn chấp nhận chung sống với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, thể hiện sự tôn trọng trên diện rộng và chấp nhận một trật tự khu vực giống như triều cống để đổi lấy phần thưởng kinh tế lớn hơn, giảm thiểu tổn thất an ninh tiềm ẩn, hoặc cả hai, ngay cả khi phải hy sinh chủ quyền của chính mình. Không một quốc gia ASEAN nào có quan hệ với Trung Quốc theo đúng nghĩa của từ này, ngay cả Campuchia, một quốc gia được coi là “thân Trung Quốc”.Thay vào đó, các quốc gia Đông Nam Á đã định vị mình trong tương quan với Trung Quốc và Hoa Kỳ theo cách thể hiện cả ba yếu tố nổi bật của phòng ngừa rủi ro:Các nước có triển khai phòng ngừa rủi ro theo nhiều cách tùy theo cách họ định vị quan hệ của mình với Trung Quốc và Mỹ. Mức độ phòng ngừa rủi ro, tương tác và tránh đối đầu của các quốc gia yếu hơn là sự lựa chọn, xuất phát từ những lý do sau:Sputnik: Nếu nhìn từ góc độ kinh tế, Việt Nam sẽ có lợi gì trong việc tranh giành ảnh hưởng này, thưa ông?TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam:Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ đều đưa ra những sáng kiến, triển khai các cơ chế hợp tác kinh tế ở khu vực. Điều đó cho thấy cả hai cường quốc đều chú ý vào hợp tác đa phương, thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.Việt Nam là một nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, và những cơ chế như hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP hay IPEF (dù còn nhiều nội dung chưa rõ) mở ra các cơ hội phát triển thương mại và đầu tư trong hội nhập, nhưng cũng đặt ra các thách thức đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn mới gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…Mặc dù vậy, các cơ chế hợp tác truyền thống vẫn rất cần thiết đối với nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, giúp nền kinh tế có sự chuẩn bị để thích ứng với các tiêu chuẩn mới của các phương thức hợp tác nói trên, tránh các cú sốc với nền kinh tế.Ngoài ra, đây cũng cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế mở rộng năng lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ, thay thế sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc. Việt Nam còn có cơ hội đón nhận sự dịch chuyển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số của khu vực và thế giới.Sputnik: Ông có đánh giá như thế nào về chính sách đối ngoại của Việt Nam giữa hai cường quốc này?TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam:Về cơ bản, Việt Nam luôn giữ hòa khí và cân bằng trong quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam cũng không muốn bị lôi kéo vào bất cứ cuộc xung đột hay tranh chấp nào giữa hai cường quốc trên.Việc lựa chọn một đường lối ngoại giao như vậy đã giúp Việt Nam thu được những thành quả cả về phát triển kinh tế và ổn định chính trị khi cả hai cường quốc đều nhận thấy rằng Việt Nam mang lại lợi ích cho họ.Việt Nam cũng không chỉ định vị mình một cách cố định trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, bởi Việt Nam còn có rất nhiều đối tác và các liên kết, hợp tác đa phương khác. Khi hợp tác đa chiều, đa tầng nấc, đa đối tác như thế, Việt Nam sẽ giảm thiểu nguy cơ bị các cường quốc “mặc cả sau lưng mình”.Sputnik: Xin chân thành cảm ơn ông!
https://kevesko.vn/20220818/phai-chang-my-dang-chuan-bi-hanh-dong-khieu-khich-nham-vao-trung-quoc-voi-su-tham-gia-cua-duc--17191317.html
https://kevesko.vn/20220817/trung-quoc-khong-tin-ong-biden-khong-thoa-thuan-gi-ve-chuyen-tham-cua-ba-pelosi-toi-dai-loan-17148721.html
https://kevesko.vn/20220818/viet-nam-can-lam-gi-de-tan-dung-co-hoi-trong-cuoc-dua-chip-toan-cau-17192827.html
https://kevesko.vn/20220818/trung-quoc-yeu-cau-my-ngung-moi-lien-lac-chinh-thuc-voi-dai-loan-17190388.html
trung quốc
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/1b/16617436_187:0:2918:2048_1920x0_80_0_0_5beb7b9151d41f01d522b938777dedc4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, hoa kỳ, trung quốc, đông nam á, cạnh tranh, chính sách, áp lực, tác giả, quan điểm-ý kiến, ngoại giao
việt nam, hoa kỳ, trung quốc, đông nam á, cạnh tranh, chính sách, áp lực, tác giả, quan điểm-ý kiến, ngoại giao
Việt Nam, Đông Nam Á dưới sức ép Mỹ - Trung
HÀ NỘI (Sputnik) - Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giành ảnh hưởng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, hiện là chủ đề đáng quan tâm. Đặc biệt, chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ tại Đài Loan mới đây càng làm rõ thêm việc cạnh tranh này.
Các đối đầu trực diện từ an ninh, ngoại giao đến việc cạnh trạnh gay gắt về mặt công nghệ đang đặt ra nhiều thách thức phải chọn bên cho các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam có nằm ngoài cuộc tranh giành ảnh hưởng này?
Sputnik đã phỏng vấn TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam về vấn đề trên.
Sputnik: Thưa ông, các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, làm thế nào để phát triển ổn định dưới sức ép "không giấu diếm" từ hai siêu cường Mỹ-Trung?
TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam:
Đối với các nước Đông Nam Á, Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng và do đó, sẽ cố gắng hết sức để tồn tại giữa hai
cường quốc, thận trọng và tránh bị lôi kéo vào phe này hay phe kia.
Thông thường, các nước nhỏ có 5 chiến lược để lựa chọn trong ứng xử với các cường quốc, đó là: cân bằng (balacing), phòng ngừa rủi ro/phòng bị nước đôi (hedging), phù thịnh (bandwagoning), can dự (engagement) và ngoại giao đa hướng (omni-enmeshment).
Trong 5 chiến lược kể trên, các nước Đông Nam Á gần như không thể can dự với Trung Quốc và Mỹ do chênh lệch về quá rõ năng lực, hoặc chỉ có thể can dự và đạt được các
thỏa thuận song phương một cách hạn chế.
Chiến lược
ngoại giao đa hướng cũng được áp dụng, và thực tế đã lôi kéo Trung Quốc và Mỹ vào một số cơ chế hợp tác đa phương và tổ chức ASEAN là trung tâm của kiến trúc an ninh khu vực.
Trong bối cảnh sự gia tăng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, chiến lược cân bằng có thể được thể hiện dưới các hình thức như: công khai ủng hộ và tham gia các hành động chống Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu, các hành động ngăn chặn, bao gồm cả việc tham gia trong FONOPs, tham gia Bộ tứ hoặc Bộ tứ mở rộng, công khai đổ lỗi cho Trung Quốc về nguồn gốc của
đại dịch COVID-19, hợp tác trong việc phân tách công nghệ, phối hợp hành động giữa các quốc gia “có cùng quan điểm” để đẩy nhanh các động thái tách đôi (ví dụ như phát triển các chuỗi cung ứng riêng biệt), thực hiện các cuộc tập trận quân sự và hợp tác với Mỹ cùng các đồng minh, đồng thời ngừng các thỏa thuận tương tự với Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay và trong tương lai, các nước thành viên ASEAN không thực hiện chiến lược cân bằng theo đúng nghĩa của nó.
Chiến lược phù thịnh được áp dụng nếu và khi các quốc gia nhỏ hơn hoàn toàn chấp nhận chung sống với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, thể hiện sự tôn trọng trên diện rộng và chấp nhận một trật tự khu vực giống như triều cống để đổi lấy phần thưởng kinh tế lớn hơn, giảm thiểu tổn thất an ninh tiềm ẩn, hoặc cả hai, ngay cả khi phải hy sinh chủ quyền của chính mình. Không một quốc gia
ASEAN nào có quan hệ với Trung Quốc theo đúng nghĩa của từ này, ngay cả Campuchia, một quốc gia được coi là “thân Trung Quốc”.
Thay vào đó, các quốc gia
Đông Nam Á đã định vị mình trong tương quan với Trung Quốc và Hoa Kỳ theo cách thể hiện cả ba yếu tố nổi bật của phòng ngừa rủi ro:
2.
Theo đuổi các biện pháp đối lập để bù đắp các rủi ro tiềm năng khác nhau;
3.
Đa dạng hóa những quan hệ chiến lược và phát triển của họ để bảo toàn quyền tự chủ của họ càng nhiều càng tốt.
Các nước có triển khai phòng ngừa rủi ro theo nhiều cách tùy theo cách họ định vị quan hệ của mình với Trung Quốc và
Mỹ. Mức độ phòng ngừa rủi ro, tương tác và tránh đối đầu của các quốc gia yếu hơn là sự lựa chọn, xuất phát từ những lý do sau:
1.
Văn hóa (thể hiện sự tôn trọng, không làm người khác mất mặt, coi trọng sự hòa hợp, có đi có lại);
2.
Các tính toán (quan hệ đối ngoại không bao giờ là về một vấn đề đơn lẻ mà là các cụm gồm nhiều vấn đề và lợi ích; các lựa chọn
chính sách, theo đó, luôn là để cân bằng; và
3.
Các kênh khác nhau được yêu cầu để giải quyết các vấn đề khác nhau. Việt Nam là nước thực hiện chiến lược phòng ngừa rủi ro triệt để nhất, và bên cạnh đó là Philippine.
4.
Tiếp theo,
Indonesia và Singapore sẽ có những bước đi phòng ngừa rủi ro với mức độ thấp hơn Việt Nam và Philippine. Phần còn lại của Đông Nam Á từ lâu đã thực hiện một hình thức phòng ngừa rủi ro nhẹ nhàng.
Sputnik: Nếu nhìn từ góc độ kinh tế, Việt Nam sẽ có lợi gì trong việc tranh giành ảnh hưởng này, thưa ông?
TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam:
Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ đều đưa ra những sáng kiến, triển khai các cơ chế hợp tác kinh tế ở khu vực. Điều đó cho thấy cả hai cường quốc đều chú ý vào hợp tác đa phương, thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Việt Nam là một nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, và những cơ chế như hiệp định thương mại thế hệ mới như
CPTPP hay IPEF (dù còn nhiều nội dung chưa rõ) mở ra các cơ hội phát triển thương mại và đầu tư trong hội nhập, nhưng cũng đặt ra các thách thức đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn mới gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…
Mặc dù vậy, các cơ chế hợp tác truyền thống vẫn rất cần thiết đối với nền
kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, giúp nền kinh tế có sự chuẩn bị để thích ứng với các tiêu chuẩn mới của các phương thức hợp tác nói trên, tránh các cú sốc với nền kinh tế.
Ngoài ra, đây cũng cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế mở rộng năng lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ, thay thế sản phẩm xuất khẩu từ
Trung Quốc. Việt Nam còn có cơ hội đón nhận sự dịch chuyển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số của khu vực và thế giới.
Sputnik: Ông có đánh giá như thế nào về chính sách đối ngoại của Việt Nam giữa hai cường quốc này?
TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam:
Về cơ bản, Việt Nam luôn giữ hòa khí và cân bằng trong quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam cũng không muốn bị lôi kéo vào bất cứ cuộc xung đột hay tranh chấp nào giữa hai cường quốc trên.
Việc lựa chọn một đường lối ngoại giao như vậy đã giúp
Việt Nam thu được những thành quả cả về phát triển kinh tế và ổn định chính trị khi cả hai cường quốc đều nhận thấy rằng Việt Nam mang lại lợi ích cho họ.
Việt Nam cũng không chỉ định vị mình một cách cố định trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, bởi Việt Nam còn có rất nhiều đối tác và các liên kết, hợp tác
đa phương khác. Khi hợp tác đa chiều, đa tầng nấc, đa đối tác như thế, Việt Nam sẽ giảm thiểu nguy cơ bị các cường quốc “mặc cả sau lưng mình”.
Sputnik: Xin chân thành cảm ơn ông!