https://kevesko.vn/20220818/viet-nam-can-lam-gi-de-tan-dung-co-hoi-trong-cuoc-dua-chip-toan-cau-17192827.html
Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội trong cuộc đua chip toàn cầu?
Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội trong cuộc đua chip toàn cầu?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Từ tháng 7/2023, Samsung sẽ bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam nhằm đa dạng hóa sản xuất hơn nữa sản phẩm “xương sống” của kỷ... 18.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-18T20:03+0700
2022-08-18T20:03+0700
2022-08-19T19:50+0700
việt nam
hoa kỳ
trung quốc
công nghệ
chip điện tử
đối thủ cạnh tranh
tác giả
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0b/10202431_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_4ff40402a7da4deb9a1a32cabfeb17dc.jpg
Nguyên nhân cuộc chạy đuaKiểm soát việc sản xuất chip tiên tiến trong thế kỷ 21 có thể cũng giống như kiểm soát nguồn cung dầu trong thế kỷ 20. Quốc gia nào kiểm soát việc sản xuất này có thể làm giảm sức mạnh quân sự và kinh tế của những quốc gia khác. Đảm bảo nguồn cung chip ổn định đã trở thành ưu tiên quốc gia, Trung Quốc là điển hình.Ngày nay, cả Mỹ và Trung Quốc đang nhanh chóng cố gắng tách hệ sinh thái bán dẫn của họ ra khỏi nhau. Trung Quốc đang rót hơn 100 tỷ đô la ưu đãi của chính phủ trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất bán dẫn (fab), đồng thời cố gắng tạo ra nguồn cung cấp bản địa của thiết bị wafer fab và phần mềm tự động hóa thiết kế điện tửTrong vài thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã chuyển hầu hết việc sản xuất của mình sang châu Á. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang khuyến khích việc đưa fab và chip trở lại nơi đây. Một ngành công nghiệp trước đây chỉ được các nhà công nghệ quan tâm, giờ đây lại là một trong lĩnh vực quan trọng trong cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn.Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Thanh Yên, Principal Engineer, Head of Engineering at CoAsia Semi Vietnam Co.,Ltd, Thành viên Ban Quản trị Cộng đồng vi mạch Việt Nam, chỉ ra rằng mỗi ngành công nghiệp đều có một chu kỳ biến động riêng. Chu kỳ biến động của ngành bán dẫn thường được các hãng sản xuất theo dõi sát sao nhằm đề ra những chiến lược phù hợp.Theo chuyên gia trên, năm 2019 và 2020 được dự báo là thời điểm bắt đầu chu kỳ suy giảm của ngành sản xuất bán dẫn. Do đó các hãng sản xuất chip đã chuẩn bị những kịch bản cắt giảm sản lượng từ trước đó một vài năm để chủ động đối phó với tình trạng này.Ngoài ra, các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại được ban hành ở khắp nơi trên thế giới nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng xảy ra ở thời điểm nhạy cảm này. Mặt khác, nguyên nhân trực tiếp làm đứt gãy chuỗi vận tải cung ứng linh kiện bán dẫn toàn cầu cũng khiến cho nhu cầu về các thiết bị điện tử trên toàn thế giới tăng cao khi mọi người bị buộc phải ở nhà làm việc (nhu cầu về các thiết bị điện tử giải trí, làm việc từ xa). Ông Nguyễn Thanh Yên kết luận:Theo phân tích của ông Công Trịnh, Senior Manager, Applied Materials, Santa Clara, California, Mỹ, hiện có hai công ty đang sở hữu công nghệ sản xuất tiên tiến nhất là TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc). Sản xuất chip không dễ dàng, nhưng tất cả các cường quốc trên thế giới đều muốn có được công nghệ sản xuất trong tay.Việt Nam đang sở hữu lợi thế nào?Chia sẻ đánh giá với Sputnik, ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space, cho biết những động thái dịch chuyển của các tập đoàn sản xuất chip lớn trên thế giới đều có lý do.Cần lưu ý rằng, Intel và Samsung từ trước tới nay chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, đóng gói chứ không phải là khâu trực tiếp sản xuất chip điện tử. Ông Nguyễn Thanh Yên, Principal Engineer, Head of Engineering at CoAsia Semi Vietnam Co.,Ltd, cho biết:Từ những năm 2000, các công ty thiết kế chip của nước ngoài đã bắt đầu mở văn phòng và thuê các kỹ sư người Việt Nam tham gia công đoạn thiết kế chip. Tính tới thời điểm này, Việt Nam đã có lịch sử 20 năm trong việc phát triển đội ngũ kỹ sư thiết kế chip.Khoảng thời gian 2005-2006, thế giới chứng kiến sự bùng nổ về Internet. Nguồn nhân lực thiết kế chip tại Việt nam đã không bỏ lỡ cơ hội phát triển này. Các kỹ sư Việt Nam đã tận dụng được nguồn tài nguyên kiến thức phong phú cho việc học hỏi, chia sẻ kiến thức chuyên ngành để tích lũy và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.Cũng theo chuyên gia trên, Việt Nam có thể đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, thu hút thêm đầu tư từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới để phát triển thế mạnh về đội ngũ thiết kế chip, tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng của Việt Nam.Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc?Mới đây, tờ Global Times cũng dẫn lời các chuyên gia cho biết Việt Nam đang trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành bán dẫn và có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.Ông Nguyễn Thanh Yên, Head of Engineering at CoAsia Semi Vietnam Co.,Ltd, nhận định rằng các nước lớn về công nghệ bán dẫn, đã có nền tảng và quá trình tích lũy kỹ thuật công nghệ từ rất lâu, cũng đang ban hành những chính sách ưu đãi để phát triển lĩnh vực bán dẫn. Đặc biệt Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh để thống trị ngành này.Chia sẻ thêm với Sputnik, ông Yên cho rằng Trung Quốc bỏ rất nhiều tiền để mua công nghệ và tận dụng thị trường trong nước để đàm phán những điều khoản có lợi về việc chuyển giao công nghệ. Nên việc đặt vấn đề cạnh tranh sòng phẳng với Trung Quốc là chưa phù hợp.Tuy nhiên, ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space dự báo rằng trong khoảng 15 năm tiếp theo, Việt Nam sẽ theo bước của Trung Quốc trở thành công xưởng cho thế giới do nguồn nhân lực rẻ và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng cơ hội?Hầu hết giới chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam cần chú trọng hỗ trợ tối đa việc phát triển nguồn lực kỹ sư thiết kế chip. So với các nước có nền vi mạch phát triển thì đội ngũ 5000 kỹ sư ở Việt Nam vẫn là một con số khá khiêm tốn.Cũng theo ông Yên, các cơ quan quản lý nhà nước nên đứng ra xây dựng các báo cáo về thực trạng cũng như tiến hành những nghiên cứu dự báo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực vi mạch tại Việt Nam.Đồng quan điểm, ông Công Trịnh, Senior Manager, Applied Materials, Santa Clara, California, Mỹ, cho rằng Việt Nam có thể tham gia vào việc thiết kế chip do công đoạn này dùng phần mềm, chủ yếu cần yếu tố con người và ứng dụng.Vị chuyên gia này cho rằng, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu nên kêu gọi các tập đoàn nước ngoài mở trung tâm nghiên cứu R&D chung. Việt Nam chuẩn bị cơ sở hạ tầng, sinh viên, nghiên cứu sinh. Phía nước ngoài đưa đề tài nghiên cứu ứng dụng mới nhất về.Ngoài ra, cần có một chính sách xuyên suốt của Chính phủ để tạo điều kiện kinh doanh và thu hút các công ty công nghệ về Việt Nam. Các trường đại học cũng phải có sự liên doanh liên kết với trường và công ty nước ngoài để giảng dạy, chuẩn bị đội ngũ sinh viên.
https://kevesko.vn/20220816/my-dang-co-gang-ngan-tham-vong-tu-chu-chip-cua-trung-quoc-17145865.html
https://kevesko.vn/20220816/viettel-muon-san-xuat-chip-va-nang-tam-cong-nghiep-quoc-phong-viet-nam-17141948.html
https://kevesko.vn/20220805/my-san-sang-lam-gi-de-khong-bi-thua-kem-truoc-trung-quoc-trong-linh-vuc-chip-16866706.html
https://kevesko.vn/20220712/thi-truong-o-to-viet-nam-chiu-anh-huong-do-thieu-nguon-cung-chip-ban-dan-16273636.html
https://kevesko.vn/20220801/lanh-dao-nha-san-xuat-chip-tsmc-keu-goi-trung-quoc-nghi-ky-vi-moi-nguy-chien-tranh-16738672.html
https://kevesko.vn/20220811/lieu-goi-tai-tro-52-ty-usd-co-the-giup-my-danh-bai-trung-quoc-trong-cuoc-dua-ve-chat-ban-dan-17016435.html
https://kevesko.vn/20220810/biden-ky-du-luat-ho-tro-chat-ban-dan-cua-hoa-ky-16951361.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0b/10202431_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_59b21d4f4897c4b5140c56d2e63fd201.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, hoa kỳ, trung quốc, công nghệ, chip điện tử, đối thủ cạnh tranh, tác giả, quan điểm-ý kiến
việt nam, hoa kỳ, trung quốc, công nghệ, chip điện tử, đối thủ cạnh tranh, tác giả, quan điểm-ý kiến
Nguyên nhân cuộc chạy đua
Kiểm soát việc sản xuất chip tiên tiến trong thế kỷ 21 có thể cũng giống như kiểm soát nguồn cung dầu trong thế kỷ 20. Quốc gia nào kiểm soát việc
sản xuất này có thể làm giảm sức mạnh quân sự và kinh tế của những quốc gia khác. Đảm bảo nguồn cung chip ổn định đã trở thành ưu tiên quốc gia, Trung Quốc là điển hình.
Ngày nay, cả Mỹ và Trung Quốc đang nhanh chóng cố gắng tách hệ sinh thái bán dẫn của họ ra khỏi nhau. Trung Quốc đang rót hơn 100 tỷ đô la ưu đãi của chính phủ trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất bán dẫn (fab), đồng thời cố gắng tạo ra nguồn cung cấp bản địa của thiết bị wafer fab và phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử
Trong vài thập kỷ qua,
Hoa Kỳ đã chuyển hầu hết việc sản xuất của mình sang châu Á. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang khuyến khích việc đưa fab và chip trở lại nơi đây. Một ngành công nghiệp trước đây chỉ được các nhà công nghệ quan tâm, giờ đây lại là một trong lĩnh vực quan trọng trong cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn.
Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Thanh Yên, Principal Engineer, Head of Engineering at CoAsia Semi Vietnam Co.,Ltd, Thành viên Ban Quản trị Cộng đồng vi mạch Việt Nam, chỉ ra rằng mỗi ngành công nghiệp đều có một chu kỳ biến động riêng. Chu kỳ biến động của ngành bán dẫn thường được các hãng sản xuất theo dõi sát sao nhằm đề ra những chiến lược phù hợp.
Theo chuyên gia trên, năm 2019 và 2020 được dự báo là thời điểm bắt đầu chu kỳ suy giảm của ngành sản xuất bán dẫn. Do đó các hãng sản xuất chip đã chuẩn bị những kịch bản cắt giảm sản lượng từ trước đó một vài năm để chủ động đối phó với tình trạng này.
“Thật không may, năm 2020 cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung trở nên nghiệm trọng, nhất là trong lĩnh vực bán dẫn. Trung Quốc được biết đến là công xưởng sản xuất đồ điện tử cung cấp cho thị trường toàn cầu. Do lo ngại các lệnh cấm của Mỹ, các nhà máy sản xuất đồ điện tử ở Trung Quốc tăng cường tích trữ linh kiện đầu vào, chip bán dẫn, vượt quá mức cần thiết thông thường để đảm bảo hoạt động sản xuất của họ không bị đứt quãng trong một vài năm”, ông Nguyễn Thanh Yên cho biết.
Ngoài ra, các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại được ban hành ở khắp nơi trên thế giới nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng xảy ra ở thời điểm nhạy cảm này. Mặt khác, nguyên nhân trực tiếp làm đứt gãy chuỗi vận tải cung ứng linh kiện bán dẫn toàn cầu cũng khiến cho nhu cầu về các thiết bị điện tử trên toàn thế giới tăng cao khi mọi người bị buộc phải ở nhà làm việc (nhu cầu về các thiết bị điện tử giải trí, làm việc từ xa). Ông Nguyễn Thanh Yên kết luận:
“Trong khi các hãng sản xuất bán dẫn chủ động cắt giảm sản lượng do lo ngại về chu kỳ suy giảm của ngành, thì đại dịch COVID-19 và cuộc đối đầu căng thẳng Mỹ-Trung đã tạo ra sự gia tăng đột biến về nhu cầu linh kiện chip bán dẫn. Điều này làm cho các hãng sản xuất chip không kịp trở tay dẫn đến tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu mà chúng ta đã thấy thời gian vừa qua”.
Theo phân tích của ông Công Trịnh, Senior Manager, Applied Materials, Santa Clara, California, Mỹ, hiện có hai công ty đang sở hữu công nghệ sản xuất tiên tiến nhất là TSMC (
Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc). Sản xuất chip không dễ dàng, nhưng tất cả các cường quốc trên thế giới đều muốn có được công nghệ sản xuất trong tay.
“Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nhưng vẫn chưa có được công nghệ mới nhất. Trong khi đó, Mỹ và Châu Âu sau khi nhận ra phụ thuốc quá nhiều vào các nước châu Á đã bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư vào công nghệ sản xuất bán dẫn. Rõ ràng, Mỹ và Phương Tây không muốn đầu tư thêm nhiều vào Trung Quốc, họ muốn tìm nước khác thay thế. Đây là cơ hội cho Việt Nam”, vị chuyên gia chỉ ra.
Việt Nam đang sở hữu lợi thế nào?
Chia sẻ đánh giá với Sputnik, ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space, cho biết những động thái dịch chuyển của các tập đoàn sản xuất chip lớn trên thế giới đều có lý do.
“Việc mở rộng sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam có thể thấy hai vấn đề chính. Thứ nhất, nguồn nhân lực tại Việt Nam ngày càng nâng cao và phát triển tốt. Thứ hai, liên quan đến yếu tố địa chính trị. Ngày càng nhiều các công ty nước ngoài dịch chuyển việc sử dụng nguồn nhân lực của Trung Quốc sang các nước lân cận. Điều này thể hiện rằng, chính sách của Trung Quốc hiện tại đang có nhiều mâu thuẫn khiến các công ty nước ngoài dịch chuyển sang các nước khác để tránh bị tổn hại đến lợi nhuận của mình”, ông Tuyến chỉ ra.
Cần lưu ý rằng, Intel và Samsung từ trước tới nay chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, đóng gói chứ không phải là khâu trực tiếp sản xuất chip điện tử. Ông Nguyễn Thanh Yên, Principal Engineer, Head of Engineering at CoAsia Semi Vietnam Co.,Ltd, cho biết:
“Tuy nhiên sự thành công của các nhà máy Intel và Samsung ở Việt Nam cùng với tin tức mở rộng sang khâu thiết kế chip của Intel và khâu đóng gói chip cao cấp của Samsung đã tạo ra ảnh hưởng rất tích cực, Việt Nam đang được biết đến như một ứng cử viên sáng giá trong việc thu hút thêm đầu tư từ các công ty thiết kế sản xuất chip trên khắp thế giới. Đó là lợi thế thứ nhất”.
Từ những năm 2000, các công ty thiết kế chip của nước ngoài đã bắt đầu mở văn phòng và thuê các kỹ sư người Việt Nam tham gia công đoạn thiết kế chip. Tính tới thời điểm này, Việt Nam đã có lịch sử 20 năm trong việc phát triển đội ngũ kỹ sư thiết kế chip.
“Theo ước tính của Cộng đồng vi mạch Việt Nam, lĩnh vực thiết kế vi mạch ở Việt Nam hiện đang có gần 30 công ty đang hoạt động với khoảng 5000 kỹ sư. Các kỹ sư Việt Nam có thể đảm nhận công việc ở tất cả các mảng việc trong khâu thiết kế. Theo thời gian, các kỹ sư Việt Nam đã chứng minh được năng lực trong công việc. Từ đó, chiếm được lòng tin của các cấp quản lý ở nước ngoài. Hiện nay, các kỹ sư Việt Nam được giao những công việc đòi hỏi chuyên môn cao và nhiều thách thức trong các dự án thiết kế chip”, chuyên gia trên nhấn mạnh.
Khoảng thời gian 2005-2006, thế giới chứng kiến sự bùng nổ về
Internet. Nguồn nhân lực thiết kế chip tại Việt nam đã không bỏ lỡ cơ hội phát triển này. Các kỹ sư Việt Nam đã tận dụng được nguồn tài nguyên kiến thức phong phú cho việc học hỏi, chia sẻ kiến thức chuyên ngành để tích lũy và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
“Bên cạnh đó, ngày càng có thêm những công ty lớn quyết định đặt văn phòng hoặc mở rộng số lượng kỹ sư thiết kế chip ở Việt Nam, có thể kể đến các công ty như như RVC, Marvell, Ampere, Synopsys v.v. Đặc biệt những năm gần đây, số lượng kỹ sư từ Việt Nam ra nước ngoài làm việc cho các công ty nằm trong top 15 các công ty vi mạch bán dẫn lớn nhất toàn cầu cũng gia tăng đáng kể. Tóm lại, Việt Nam có đội ngũ kỹ sư thiết kế chip lành nghề với tuổi nghề trung bình vào khoảng 5 năm. Đây là độ tuổi vàng, độ tuổi có nhiều sáng tạo và đóng góp được nhiều nhất cho tổ chức. Đó chính là lợi thế thứ 2”, ông Nguyễn Thanh Yên chỉ ra.
Cũng theo chuyên gia trên, Việt Nam có thể đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, thu hút thêm đầu tư từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới để phát triển thế mạnh về đội ngũ thiết kế chip, tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng của Việt Nam.
Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc?
Mới đây, tờ Global Times cũng dẫn lời các chuyên gia cho biết Việt Nam đang trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành bán dẫn và có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thanh Yên, Head of Engineering at CoAsia Semi Vietnam Co.,Ltd, nhận định rằng các nước lớn về công nghệ bán dẫn, đã có nền tảng và quá trình tích lũy
kỹ thuật công nghệ từ rất lâu, cũng đang ban hành những chính sách ưu đãi để phát triển lĩnh vực bán dẫn. Đặc biệt Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh để thống trị ngành này.
“Nếu Việt Nam đi theo cách làm của các nước kể trên với mục tiêu tự chủ toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất chip của riêng mình thì đó là cách làm rất không khả thi vì Việt Nam sẽ cần bỏ ra một sự đầu tư vô cùng lớn vượt xa năng lực của Việt Nam hiện tại. Ví dụ, năng lực làm chủ các công đoạn trong sản xuất chip bán dẫn”, vị chuyên gia đánh giá về lợi thế của Việt Nam.
Chia sẻ thêm với Sputnik, ông Yên cho rằng Trung Quốc bỏ rất nhiều tiền để mua công nghệ và tận dụng thị trường trong nước để đàm phán những điều khoản có lợi về việc chuyển giao công nghệ. Nên việc đặt vấn đề cạnh tranh sòng phẳng với Trung Quốc là chưa phù hợp.
“Thay vào đó Việt Nam có thể đi theo cách riêng, phù hợp với điều kiện hiện nay. Cụ thể, thay vì cạnh tranh, Việt Nam đề xuất hợp tác để phát triển lợi thế trong lĩnh vực thiết kế chip; nắm bắt cơ hội, phát huy ngoại giao nhà nước để lựa chọn một đối tác chiến lược để tham gia sâu hơn trong chuỗi cung ứng chip của các nước, từng bước nâng cao năng lực sản xuất chip của Việt Nam”, ông Yên đề xuất.
Tuy nhiên, ông Tạ Quang Tuyến, Giám đốc giải pháp và tư vấn dữ liệu marketing, Công ty White Space dự báo rằng trong khoảng 15 năm tiếp theo, Việt Nam sẽ theo bước của Trung Quốc trở thành công xưởng cho thế giới do nguồn nhân lực rẻ và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
“Sau 15 năm đó Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phát triển của Chính phủ và Nhà nước”, ông Tuyến cho biết.
Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng cơ hội?
Hầu hết giới chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam cần chú trọng hỗ trợ tối đa việc phát triển nguồn lực kỹ sư thiết kế chip. So với các nước có nền vi mạch phát triển thì đội ngũ 5000 kỹ sư ở Việt Nam vẫn là một con số khá khiêm tốn.
“Trong ngắn hạn, Chính phủ Việt Nam bằng các công cụ quản lý nhà nước có thể ban hành những chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy các công ty đang hoạt động tăng trưởng số lượng kỹ sư. Ví dụ chính sách ràng buộc ưu đãi thuế thu nhập với các cam kết tuyển dụng kỹ sư mới ra trường. Một chính sách ưu đãi thuế thu nhập hợp lý cũng sẽ thu hút thêm các chuyên gia và các công ty cả từ bên ngoài và bên trong tham gia vào lĩnh vực này”, ông Yên cho hay.
Cũng theo ông Yên, các cơ quan quản lý nhà nước nên đứng ra xây dựng các báo cáo về thực trạng cũng như tiến hành những nghiên cứu dự báo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực vi mạch tại Việt Nam.
“Việc này sẽ là cơ sở để định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực kế cận, giúp thị trường nhân lực kỹ sư thiết kế chip phát triển lành mạnh và bền vững”, vị chuyên gia cho biết thêm.
Đồng quan điểm, ông Công Trịnh, Senior Manager, Applied Materials, Santa Clara,
California, Mỹ, cho rằng Việt Nam có thể tham gia vào việc thiết kế chip do công đoạn này dùng phần mềm, chủ yếu cần yếu tố con người và ứng dụng.
“Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào phần này nếu mình có nguồn nhân lực tốt, tốn ít tiền đầu tư hơn, nhưng đòi hỏi phải có phần nhân lực và phần ứng dụng. Muốn phát triển được thì phải kêu gọi các chuyên gia làm về lĩnh vực này từ nước ngoài về. Đây là cách mà Trung Quốc đã và đang làm. Sau đó tận dụng đầu tư vốn từ nước ngoài để tham gia chuỗi cung ứng. Có thể bắt đầu là gia công lắp ráp, rồi sản xuất các bộ phận máy móc cho sản xuất bán dẫn. Khi có nhân lực, có nguồn cung ứng rồi thì công ty nước ngoài mới mang được công nghệ sản xuất mới về", ông Công Trịnh cho biết.
Vị chuyên gia này cho rằng, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu nên kêu gọi các tập đoàn nước ngoài mở trung tâm nghiên cứu R&D chung. Việt Nam chuẩn bị cơ sở hạ tầng, sinh viên, nghiên cứu sinh. Phía nước ngoài đưa đề tài nghiên cứu ứng dụng mới nhất về.
Ngoài ra, cần có một chính sách xuyên suốt của Chính phủ để tạo điều kiện kinh doanh và thu hút các công ty công nghệ về Việt Nam. Các trường đại học cũng phải có sự liên doanh liên kết với trường và công ty nước ngoài để giảng dạy, chuẩn bị đội ngũ sinh viên.
“Để thành được quốc gia có thế mạnh về công nghệ bán dẫn thì phải có sự chuẩn bị dài hơi cả về vốn/ cơ sở hạ tầng và chính sách. Làm bền bỉ 5-10 năm mới bắt đầu thấy có kết quả. Không thể nhanh được”, vị chuyên gia nhấn mạnh.