Chính phủ Việt Nam đã đạt được những kết quả gì khi thực hành tiết kiệm?

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự buổi làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự buổi làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 23/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 với Bộ Tài chính.
Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát, chủ trì cuộc làm việc.

Kết quả đạt được

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2016-2021, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã tiết kiệm được 6.087,9 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước; cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành; cắt giảm, tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả còn thấp; tinh giản được 1.166 biên chế, đạt 105% kế hoạch; giảm từ 36 xuống còn 26 đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong lĩnh vực quản lý, từ năm 2016-2021, Bộ Tài chính đã tính giảm chi ngân sách Nhà nước khoảng 22.300 tỷ đồng (ngân sách Trung ương giảm khoảng 12.800 tỷ đồng, ngân sách địa phương giảm khoảng 9.500 tỷ đồng).
Năm 2021, Bộ tiếp tục giảm chi ngân sách Nhà nước khoảng 3.260 tỷ đồng gắn với thực hiện tinh giản biên chế và sắp xếp lại tổ chức bộ máy, trong đó chi ngân sách Trung ương giảm 875 tỷ đồng; ngân sách địa phương giảm khoảng 2.385 tỷ đồng.
Thuế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Giá xăng tăng, những con số 'đẹp như mơ' trong ngân sách và nỗi vất vả của người dân
Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các địa phương tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên và 70% công tác phí, hội nghị phí năm 2020-2021. Kết quả, 6 tháng cuối năm 2020, các địa phương cắt giảm 70% công tác phí là 1.046 tỷ đồng, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên là 6.441 tỷ đồng.
Năm 2021, Bộ cắt giảm 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước là 896,6 tỷ đồng, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên là 5.046 tỷ đồng.
Trên phạm vi cả nước, giai đoạn 2016-2021, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn Nhà nước là 350 nghìn tỷ đồng; giảm giá trị đề nghị quyết toàn 27,7 nghìn tỷ đồng qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước; giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 546 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 12,35% số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015. Từ năm 2015 đến năm 2020, đã tinh giản được 74.443 biên chế.
Qua thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã kiến nghị thu hồi ngân sách Nhà nước 181.000 tỷ đồng, thu hồi 7.675ha đất…

Giải pháp hoàn thiện

Theo Vietnam Plus thông tin, tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra 3 gợi ý để hoàn thiện báo cáo kiến nghị của Đoàn giám sát.
1. Đoàn giám sát nên chăng nghiên cứu kiến nghị Chính phủ cải tiến, đổi mới việc ban hành chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm theo hướng vừa bảo đảm tính toàn diện nhưng đồng thời tập trung vào nội dung, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, đặt mục tiêu tạo ra chuyển biến rõ ràng trong từng lĩnh vực.
Cùng với đó, đề xuất tổ chức một cuộc vận động thực hiện phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cả trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, cả trong khu vực công và khu vực tư, với cả nhân lực, vật lực và tài lực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: "Không giải ngân được thì chấm dứt"
2. Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không đơn thuần như cái kéo cắt xén chi tiêu một cách cơ học đơn thuần.
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải theo đúng tinh thần của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: thực hiện cùng một công việc được giao với chi phí ít hơn; cùng một nguồn lực như nhau nhưng tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
“Một tỷ đồng mà thực sự cần thiết thì chi ngay, nhưng 1 đồng mà không cần thiết thì cũng không chi," Chủ tịch Quốc hội nêu rõ tinh thần của việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Tháo gỡ ách tắc, vướng mắc, phải có đề xuất xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, chính sách để tháo gỡ ách tắc cả về nhân lực, vật lực, tài lực.
Bộ Tài chính cần rà soát lại văn bản đang gây ách tắc trên 3 lĩnh vực quan trọng là dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích; chi thường xuyên, định mức chi thường xuyên, tài sản công, xe công; nguồn cải cách tiền lương; việc phát hành trái phiếu; lộ trình cải cách về thuế, chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI.
Bộ Tài chính cũng nên tham mưu Chính phủ xử lý tồn đọng trong các dự án BP, PPP, vì ách tắc trong các dự án này cũng là một kiểu lãng phí; việc tuân thủ pháp luật trong quản lý nợ công…
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Đoàn giám sát tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để hoàn thiện báo cáo giám sát.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
Nợ công của Việt Nam giảm mạnh

Thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Hà Nội

Trước đó, chiều 22/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Đáng chú ý trong giai đoạn 2016-2021, địa phương đã tiết kiệm được gần 41.461 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước…
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chuẩn bị báo cáo nghiêm túc, đầy đủ, có ý thức nêu cao tinh thần tiết kiệm, thực hành chống lãng phí không chỉ ở lĩnh vực công mà còn ngay cả lĩnh vực tư. Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những lĩnh vực còn tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cần tập trung khắc phục trong thời gian tới của Hà Nội.
Bất động sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Người dân mua nhà ở xã hội cần những điều kiện gì?
Theo đó, thành phố cần kiểm đếm diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng, tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp, giải quyết câu chuyện đất dịch vụ bởi đây là đặc thù của Thủ đô; làm sớm công tác quy hoạch đất đai, tính toán để có dư địa cho phát triển, khai thác tối đa nguồn lực đất đai. Đối với các dự án treo, Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.
Về nội dung đất nhà ở xã hội của Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cho phép không cần bố trí theo từng dự án, mà có thể bố trí tập trung. Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến vậy thành phố đánh giá về vấn đề này như thế nào và nên theo từng dự án hay tiếp tục bố trí tập trung nhà ở xã hội?
Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo lại diện tích, số lượng nhà tái định cư chưa sử dụng, diện tích tầng thương mại của khu tái định cư đang bỏ trống và làm rõ vì sao không khai thác được, có vướng mắc gì ở thể chế, chính sách không hay do tổ chức thực hiện.
Giải trình vấn đề được Chủ tịch Quốc hội đặt ra liên quan đến tài sản công, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết Hà Nội đã rà soát đầy đủ quỹ nhà tái định cư, nhà ở thương mại, nhưng vướng là ở quỹ nhà chuyên dùng. Những vướng mắc này thành phố đã rà soát báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn cụ thể đưa quỹ nhà chuyên dùng vào quản lý, sử dụng hiệu quả. Với nhà tái định cư, Hà Nội đã thống kê và rà soát, tuy nhiên, cơ chế xác định giá khởi điểm còn vướng mắc khó khăn, nên đang xác định lại nguyên tắc xác định giá khởi điểm…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала