https://kevesko.vn/20220823/cong-nghe-nao-giup-viet-nam-doc-lap-ve-nang-luong-17279801.html
Công nghệ nào giúp Việt Nam độc lập về năng lượng?
Công nghệ nào giúp Việt Nam độc lập về năng lượng?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh sẽ tăng cường khả năng độc lập của Việt Nam về năng lượng, không chỉ giúp quốc gia hơn 90 triệu dân... 23.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-23T10:46+0700
2022-08-23T10:46+0700
2022-09-13T11:26+0700
việt nam
liên bang nga
hợp tác nga-việt
năng lượng
rác
khoa học và công nghệ
nhà khoa học
nguyễn quốc sỹ
tác giả
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/11/11089191_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_2e960e96f4db8d0fa787b1367cefad6e.jpg
Rác thải – nguồn năng lượng khổng lồRác thải là một loại tài nguyên và việc coi rác thải là tài nguyên đã được thế giới công nhận. Việc tái sử dụng rác thải chính là thực hiện nền kinh tế tuần hoàn, tức là tất cả trong một vòng khép kín, không lãng phí nguồn nguyên liệu nào.Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rác thải, những lo ngại biến đổi khí hậu và ô nhiễm tại các bãi chôn lấp ngày càng gia tăng. Điều này đã và đang trở thành mối quan tâm lớn đối với cả cộng đồng và Chính phủ Việt Nam.Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới, do việc quản lý và xử lý rác thải nhựa chưa triệt để.Ước tính, hiện nay tại Việt Nam lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm. Chưa kể còn một lượng lớn rác thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.Nguồn thải lớn nhưng khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất. Đáng nói, nhiều rác thải có lẫn rác thải nguy hại, như rác thải công nghiệp, rác thải y tế cũng để lẫn trong bãi rác chôn lấp.Với hơn 90 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải tại quốc gia đông dân này gia tăng thêm 10%, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí. Nếu như số lượng rác này được tái chế và tái sử dụng, Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng tài nguyên không nhỏ.Công nghệ ưu việt để xử lý rác thải ViệtTái chế rác thải để tiết kiệm tài nguyên và sản xuất năng lượng đang trở thành xu hướng trên thế giới. Nhiều năm gần đây, Việt Nam bắt đầu quan tâm giải quyết bài toán xử lý rác thải. Cũng theo mục tiêu, chính phủ Việt Nam phấn đấu đến năm 2025, 90 - 95% các bãi chôn lấp đã đóng cửa, các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh được xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường.Từ nhiều năm nay, Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, Trưởng khoa Năng lượng Plasma, Đại học Năng lượng quốc gia Nga (MEI), Chủ tịch Viện Công nghệ Vin IT vẫn luôn say mê nghiên cứu và phát triển công nghệ Plasma trong xử lý rác thải với mục tiêu: chấm dứt chôn lấp rác, biến rác thành điện, không thải khí độc ra môi trường và xử lý rác hoàn nguyên.Là một trong những người đi tiên phong về lĩnh vực công nghệ Plasma trong xử lý rác thải, ông cùng nhiều nhà khoa học Liên Bang Nga tập trung nghiên cứu công nghệ Plasma và coi đây là một trong những giải pháp mang tính bền vững cho môi trường. Quan trọng hơn là sự thể hiện trách nhiệm của nhà khoa học với xã hội. Công nghệ Plasma trong xử lý rác thải ở đây là công nghệ duy nhất có khả năng xử lý triệt để chất thải nhựa, nylon, lưu huỳnh và các tạp chất nhiễm độc (thủy ngân, cadimi, chì, xenon, cyan, rác thải điện tử…), đảm bảo tất cả các chỉ tiêu môi trường nghiêm ngặt nhất như G7 hay EURO6”.Ưu điểm của công nghệ Plasma trong xử lý rác thải là không yêu cầu phải phân loại rác và tiêu hủy triệt để ở nhiệt độ cao.Thực chất ở Việt Nam không có công nghệ Plasma, trong khi công nghệ Plasma của thế giới hiện đại là chưa hoàn thiện, bởi hệ thống đầu phát của công nghệ Plasma mà thế giới hiện nay đang dùng là đầu DC, có tuổi thọ nhỏ và hệ số kém. Đầu phát công nghệ Plasma mà các nhà khoa học nghiên cứu đang dùng đầu AC 3 pha, thời gian làm việc cao hơn, phù hợp với đặc tính của rác Việt Nam hiện nay.Cuộc cách mạng năng lượng tái tạo từ rác thải Việt NamPhân tích với Sputnik ông Sỹ cho biết thêm, có nhiều lý do khiến công nghệ xử lý rác hiện đại ở châu Âu không thể áp dụng tại Việt Nam. Để ứng dụng thành công công nghệ đốt rác phát điện cho rác thải có nhiệt lượng kém như Việt Nam là bài toán khó cả về mặt kỹ thuật lẫn công nghệ.Và nếu không làm chủ được công nghệ sẽ rất thiệt thòi, khó nắm bắt và làm chủ được ngành công nghiệp tái chế rác. Hiện Viện Công nghệ Vin IT cũng đã được cấp bằng sáng chế cho hệ thống đầu phát này. Có thể nói, đầu phát này là hệ thống lõi quan trọng nhất cho cả dây chuyền xử lý rác thải bằng công nghệ Plasma.Công nghệ tiên phong này của nhà khoa học chắc chắn sẽ đặt nền móng cho nền công nghiệp "xanh" tái chế rác thải tại Việt Nam, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng xanh và giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26. Hơn nữa, việc Việt Nam độc lập về năng lượng, không chỉ giúp đất nước tránh được các cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai mà sẽ thúc đẩy an ninh năng lượng và bảo vệ Tổ quốc.
https://kevesko.vn/20220706/ngoai-truong-lavrov-nga-va-viet-nam-se-tiep-tuc-cac-du-an-nang-luong-chung-16135383.html
https://kevesko.vn/20220614/nguy-co-khung-hoang-nang-luong-dang-de-doa-viet-nam-15658240.html
liên bang nga
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/11/11089191_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_fe263e9b4390c0c43f0af208b522d286.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, liên bang nga, hợp tác nga-việt, năng lượng, rác, khoa học và công nghệ, nhà khoa học, nguyễn quốc sỹ, tác giả, quan điểm-ý kiến
việt nam, liên bang nga, hợp tác nga-việt, năng lượng, rác, khoa học và công nghệ, nhà khoa học, nguyễn quốc sỹ, tác giả, quan điểm-ý kiến
Công nghệ nào giúp Việt Nam độc lập về năng lượng?
10:46 23.08.2022 (Đã cập nhật: 11:26 13.09.2022) HÀ NỘI (Sputnik) – Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh sẽ tăng cường khả năng độc lập của Việt Nam về năng lượng, không chỉ giúp quốc gia hơn 90 triệu dân tránh được các cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai, mà sẽ thúc đẩy an ninh năng lượng và bảo vệ Việt Nam trước các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong một thế giới đầy bất ổn.
Rác thải – nguồn năng lượng khổng lồ
Rác thải là một loại tài nguyên và việc coi rác thải là tài nguyên đã được thế giới công nhận. Việc tái sử dụng rác thải chính là thực hiện nền kinh tế tuần hoàn, tức là tất cả trong một vòng khép kín, không lãng phí nguồn nguyên liệu nào.
Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rác thải, những lo ngại
biến đổi khí hậu và ô nhiễm tại các bãi chôn lấp ngày càng gia tăng. Điều này đã và đang trở thành mối quan tâm lớn đối với cả cộng đồng và Chính phủ Việt Nam.
Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới, do việc quản lý và xử lý rác thải nhựa chưa triệt để.
Ước tính, hiện nay tại Việt Nam lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm. Chưa kể còn một lượng lớn rác thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
Nguồn thải lớn nhưng khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất. Đáng nói, nhiều rác thải có lẫn rác thải nguy hại, như rác thải công nghiệp, rác thải y tế cũng để lẫn trong bãi rác chôn lấp.
Với hơn 90 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải tại quốc gia đông dân này gia tăng thêm 10%, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí. Nếu như số lượng rác này được tái chế và tái sử dụng, Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng tài nguyên không nhỏ.
Công nghệ ưu việt để xử lý rác thải Việt
Tái chế rác thải để tiết kiệm tài nguyên và
sản xuất năng lượng đang trở thành xu hướng trên thế giới. Nhiều năm gần đây, Việt Nam bắt đầu quan tâm giải quyết bài toán xử lý rác thải. Cũng theo mục tiêu, chính phủ Việt Nam phấn đấu đến năm 2025, 90 - 95% các bãi chôn lấp đã đóng cửa, các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh được xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường.
Từ nhiều năm nay, Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, Trưởng khoa Năng lượng Plasma, Đại học Năng lượng quốc gia Nga (MEI), Chủ tịch Viện Công nghệ Vin IT vẫn luôn say mê nghiên cứu và phát triển công nghệ Plasma trong xử lý rác thải với mục tiêu: chấm dứt chôn lấp rác, biến rác thành điện, không thải khí độc ra môi trường và xử lý rác hoàn nguyên.
Là một trong những người đi tiên phong về lĩnh vực công nghệ Plasma trong xử lý rác thải, ông cùng nhiều nhà khoa học Liên Bang Nga tập trung nghiên cứu công nghệ Plasma và coi đây là một trong những giải pháp mang tính bền vững cho môi trường. Quan trọng hơn là sự thể hiện trách nhiệm của nhà khoa học với xã hội.
Công nghệ Plasma trong xử lý rác thải ở đây là công nghệ duy nhất có khả năng xử lý triệt để chất thải nhựa, nylon, lưu huỳnh và các tạp chất nhiễm độc (thủy ngân, cadimi, chì, xenon, cyan, rác thải điện tử…), đảm bảo tất cả các chỉ tiêu môi trường nghiêm ngặt nhất như G7 hay EURO6”.
Công nghệ Plasma mà chúng tôi đang tập trung phát triển là dùng dùng năng lượng của Plasma để tiêu hủy rác. Nhiệt độ rơi vào khoảng 10.000 độ C. Ở nhiệt độ như thế, tất cả rác thải, kể cả rác thải độc hại, những phân tử cồng kềnh, chất thải sinh hoạt, thậm chí các vũ khí sinh hóa được ký kết trong Hiệp ước tiêu hủy giữa Mỹ và Liên xô cũ năm 1986 đều dùng dòng Plasma với nhiệt độ lớn để tiêu hủy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh ưu điểm công nghệ Plasma với Sputnik.
Ưu điểm của công nghệ Plasma trong xử lý rác thải là không yêu cầu phải phân loại rác và tiêu hủy triệt để ở nhiệt độ cao.
“Với công nghệ khí hóa ở nhiệt độ cao (T> 1.700°C) giúp phân hủy triệt để các chất thải hữu cơ và vô cơ, không thải ra các chất độc hại như Dioxin và Furans. Hàm lượng tro xỉ và tro bay thấp hơn 5% và gần như là khói trắng”.
Thực chất ở Việt Nam không có công nghệ Plasma, trong khi công nghệ Plasma của thế giới hiện đại là chưa hoàn thiện, bởi hệ thống đầu phát của công nghệ Plasma mà thế giới hiện nay đang dùng là đầu DC, có tuổi thọ nhỏ và hệ số kém. Đầu phát
công nghệ Plasma mà các nhà khoa học nghiên cứu đang dùng đầu AC 3 pha, thời gian làm việc cao hơn, phù hợp với đặc tính của rác Việt Nam hiện nay.
Cuộc cách mạng năng lượng tái tạo từ rác thải Việt Nam
Phân tích với Sputnik ông Sỹ cho biết thêm, có nhiều lý do khiến công nghệ xử lý rác hiện đại ở châu Âu không thể áp dụng tại Việt Nam. Để ứng dụng thành công công nghệ đốt rác phát điện cho rác thải có nhiệt lượng kém như Việt Nam là bài toán khó cả về mặt kỹ thuật lẫn công nghệ.
“Nhiệt lượng của rác Việt Nam thấp, chỉ từ 5.000-5.500 kJ/kg. Các nước công nghiệp phát triển là từ 11.000-14.000 kJ/kg. Cũng số lượng rác như thế, nhiệt lượng tỏa ra thấp hơn 2,5-3 lần so với đốt rác của các nước phát triển. Bởi vậy, các công nghệ đốt rác phát điện như của Đức, Nhật,.. khi ứng dụng vào Việt Nam chưa chắc đã thành công, do nhiệt lượng rác thải Việt Nam rất thấp. Đồng nghĩa, lượng điện phát ra cũng rất thấp. Khi đó, các nhà đầu tư đầu tư cho dự án điện rác cũng sẽ không có lãi”.
Và nếu không làm chủ được công nghệ sẽ rất thiệt thòi, khó nắm bắt và làm chủ được ngành công nghiệp tái chế rác.
“Viện công nghệ Vin IT của chúng tôi có mối quan hệ mật thiết với Liên Bang Nga. Nhiều cán bộ, chuyên gia của Viện đều là người Nga. Những công trình nghiên cứu của chúng tôi tập trung trên nền tảng cơ sở công nghệ của thế giới để phát triển thêm. Chúng tôi có triển khai những nghiên cứu chuyên sâu để tạo ra đầu phát Plasma mạnh mẽ hơn, công suất lớn hơn và giá thành rẻ hơn để thích hợp cho các lò phản ứng tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt", ông Nguyễn Quốc Sỹ chia sẻ.
Hiện Viện Công nghệ Vin IT cũng đã được cấp bằng sáng chế cho hệ thống đầu phát này. Có thể nói, đầu phát này là hệ thống lõi quan trọng nhất cho cả dây chuyền xử lý rác thải bằng công nghệ Plasma.
"Nhiệm vụ của chúng tôi là biến rác thải với thành phần như rác thải của Việt Nam thành hỗn hợp khí tổng hợp Syngas với hàm hượng trên 37-38% (đủ để phát điện có lãi). Theo tính toán và thử nghiệm, công nghệ Plasma của chúng tôi đảm bảo được điều đó. Nếu phát điện và có lãi, đồng nghĩa với việc chúng ta giải quyết được 2 bài toán, 1 tiêu hủy triệt để chất thải rắn sinh hoạt và giải quyết bài toán kinh tế”.
Công nghệ tiên phong này của nhà khoa học chắc chắn sẽ đặt nền móng cho nền công nghiệp "xanh" tái chế rác thải tại Việt Nam, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng xanh và giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26.
Hơn nữa, việc Việt Nam độc lập về năng lượng, không chỉ giúp đất nước tránh được các cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai mà sẽ thúc đẩy an ninh năng lượng và bảo vệ Tổ quốc.