https://kevesko.vn/20220823/cuoc-tap-tran-my-han-kich-dong-trieu-tien-tung-don-tra-dua-17296223.html
Cuộc tập trận Mỹ-Hàn kích động Triều Tiên tung đòn trả đũa
Cuộc tập trận Mỹ-Hàn kích động Triều Tiên tung đòn trả đũa
Sputnik Việt Nam
Hôm thứ Hai, Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên Lá chắn Tự do Ulchi (UFS), nối lại hoạt động huấn luyện thực địa quy mô lớn sau 4 năm tạm... 23.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-23T21:31+0700
2022-08-23T21:31+0700
2022-08-23T21:31+0700
hàn quốc
hoa kỳ
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
cuộc tập trận
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/230/02/2300251_0:178:3009:1870_1920x0_80_0_0_1e69aacf34a6a7b745f83cf8810244fd.jpg
Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore vào năm 2018 giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, các cuộc tập trận chung trên bộ đã bị hủy bỏ và quy mô của các cuộc tập trận UFS đã được thu nhỏ đáng kể. Khi đó Tổng thống Trump đã nỗ lực để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân như “tấm lá chắn” bảo đảm an ninh của nước này. Nền tảng quan trọng cho quyết định này của Mỹ là chính sách của Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Moon Jae-in, người đã tích cực thiết lập đối thoại với CHDCND Triều Tiên.Tuy nhiên, Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã xem xét lại các mối quan hệ liên Triều, ông hứa sẽ thực hiện các cuộc tập trận quân sự thường xuyên và sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa trước mối đe dọa từ Triều Tiên.Kết quả là Hàn Quốc nối lại hoàn toàn các cuộc tập trận chung với MỹTruyền thông phương Tây đưa tin rằng, cuộc tập trận UFS năm nay bao gồm một loạt hoạt động diễn tập các tình huống giả định cụ thể, theo mô hình một cuộc chiến tranh toàn diện, mô phỏng các cuộc tấn công chung, cũng như các hoạt động như cung cấp vũ khí và nhiên liệu cho mặt trận, và di chuyển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trước đây, Mỹ và Hàn Quốc đã huy động hàng chục nghìn quân cùng số lượng lớn máy bay, tàu chiến và xe tăng tham gia các cuộc tập trận tương tự. Hàn Quốc và Hoa Kỳ tổ chức cuộc tập trận này để đáp trả Tiều Tiến, quốc gia đã gia tăng số lượng và quy mô các vụ thử tên lửa trong năm qua, cơ quan quốc phòng của Mỹ và Hàn Quốc cho biết trong thông cáo chung.Hoa Kỳ và Hàn Quốc lại một lần nữa phô trương sức mạnh quân sự chung của họ. Triều Tiên trước nay coi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn là động thái chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Đáp lại, CHDCND Triều Tiên thường tiến hành các vụ phóng tên lửa.Cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc chắc chắn sẽ gây phản ứng phẫn nộ từ Bình Nhưỡng, chuyên gia Konstantin Asmolov, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.Cuộc hội đàm Trung –HànTại cuộc gặp ngày 9-8 ở thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Park Jin đã trao đổi quan điểm về tình hình mới nhất trên Bán đảo Triều Tiên và cách giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Vào thời điểm đó, cả thời gian và phạm vi của cuộc tập trận UFS đều đã được công bố. Rất có thể thông tin này đã khiến phía Trung Quốc lên tiếng bày tỏ lo ngại về kế hoạch tập trận Mỹ - Hàn và tác động có thể xảy ra của cuộc tập trận này đối với tình hình ở Đông Bắc Á. Sau cuộc hội đàm, Seoul cho biết, Bộ trưởng Hàn Quốc đã yêu cầu Bắc Kinh đóng vai trò xây dựng trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng lựa chọn đối thoại. Đồng thời, ông Park Jin thừa nhận rằng, hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.Về phần mình, ông Vương Nghị gọi miền Nam và miền Bắc là hai người chủ thực sự của bán đảo Triều Tiên, ông nói rõ rằng, Trung Quốc mong đợi Hàn Quốc đưa ra các quyết định có trách nhiệm liên quan đến quan hệ với CHDCND Triều Tiên và an ninh trên bán đảo mà không có ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhưng, cuộc tập trận quân sự UFS năm nay cho thấy rằng, Seoul chưa sẵn sàng cho việc này.Có vẻ như chính quyền hiện tại của Hàn Quốc do Mỹ dẫn dắt không có khả năng tác động đến tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Ví dụ, điều này liên quan đến sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên, chuyên gia Konstantin Asmolov lưu ý.Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc, ông Vương Nghị khẳng định rằng, Trung Quốc ủng hộ việc cải thiện quan hệ Bắc-Nam, tuân thủ cách tiếp cận hai chiều, theo từng giai đoạn, thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo và xây dựng cơ chế hòa bình trên bán đảo. Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng một vai trò xây dựng trong vấn đề này.
https://kevesko.vn/20220725/cac-cuoc-tap-tran-quan-su-cua-my-va-han-quoc-dua-nato-den-gan-hon-voi-khu-vuc-dong-bac-a-16589096.html
https://kevesko.vn/20220822/han-quoc-va-my-bat-dau-tap-tran-chung-17255499.html
hàn quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/230/02/2300251_138:0:2869:2048_1920x0_80_0_0_058ed89061ddf3adf7a884c9dc399001.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
hàn quốc, hoa kỳ, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, cuộc tập trận, chính trị
hàn quốc, hoa kỳ, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, cuộc tập trận, chính trị
Cuộc tập trận Mỹ-Hàn kích động Triều Tiên tung đòn trả đũa
Hôm thứ Hai, Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên Lá chắn Tự do Ulchi (UFS), nối lại hoạt động huấn luyện thực địa quy mô lớn sau 4 năm tạm dừng.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore vào năm 2018 giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, các cuộc tập trận chung trên bộ đã bị hủy bỏ và quy mô của các cuộc tập trận UFS đã được thu nhỏ đáng kể. Khi đó Tổng thống Trump đã nỗ lực để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân như “tấm lá chắn” bảo đảm an ninh của nước này. Nền tảng quan trọng cho quyết định này của Mỹ là chính sách của Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Moon Jae-in, người đã tích cực thiết lập đối thoại với CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã xem xét lại các mối quan hệ liên Triều, ông hứa sẽ thực hiện các cuộc tập trận quân sự thường xuyên và sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa trước mối đe dọa từ Triều Tiên.
Kết quả là Hàn Quốc nối lại hoàn toàn các cuộc tập trận chung với Mỹ
Truyền thông phương Tây đưa tin rằng, cuộc tập trận UFS năm nay bao gồm một loạt hoạt động diễn tập các tình huống giả định cụ thể, theo mô hình một cuộc chiến tranh toàn diện, mô phỏng các cuộc tấn công chung, cũng như các hoạt động như cung cấp vũ khí và nhiên liệu cho mặt trận, và di chuyển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trước đây, Mỹ và Hàn Quốc đã huy động hàng chục nghìn quân cùng số lượng lớn máy bay, tàu chiến và xe tăng tham gia các cuộc tập trận tương tự. Hàn Quốc và Hoa Kỳ tổ chức cuộc tập trận này để đáp trả Tiều Tiến, quốc gia đã gia tăng số lượng và quy mô các vụ thử tên lửa trong năm qua, cơ quan quốc phòng của Mỹ và Hàn Quốc cho biết trong thông cáo chung.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc lại một lần nữa phô trương sức mạnh quân sự chung của họ. Triều Tiên trước nay coi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn là động thái chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Đáp lại,
CHDCND Triều Tiên thường tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc chắc chắn sẽ gây phản ứng phẫn nộ từ Bình Nhưỡng, chuyên gia Konstantin Asmolov, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
"Các bài tập mang tính chất phòng thủ là một chuyện. Nhưng, nếu trong các cuộc diễn tập có những nội dung mà Bình Nhưỡng không thể chấp nhận được từ quan điểm an ninh thì lại là chuyện khác. Điều này sẽ xác định quy mô phản hồi. Bình Nhưỡng có thể tự giới hạn mình bằng những lời lẽ gay gắt hoặc sẽ làm gì đó để đáp trả. Trong mọi trường hợp, các vụ phóng tên lửa hành trình gần đây là phản ứng phủ đầu đối với cuộc tập trận. Nhìn chung, căng thẳng lại bị đẩy lên một nấc thang mới", - ông Konstantin Asmolov nói.
Cuộc hội đàm Trung –Hàn
Tại cuộc gặp ngày 9-8 ở thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Park Jin đã trao đổi quan điểm về tình hình mới nhất trên Bán đảo Triều Tiên và cách giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Vào thời điểm đó, cả thời gian và phạm vi của cuộc tập trận UFS đều đã được công bố. Rất có thể thông tin này đã khiến phía Trung Quốc lên tiếng bày tỏ lo ngại về kế hoạch tập trận Mỹ - Hàn và tác động có thể xảy ra của cuộc tập trận này đối với tình hình ở Đông Bắc Á. Sau cuộc hội đàm, Seoul cho biết, Bộ trưởng Hàn Quốc đã yêu cầu Bắc Kinh đóng vai trò xây dựng trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng lựa chọn đối thoại. Đồng thời, ông Park Jin thừa nhận rằng, hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Về phần mình, ông Vương Nghị gọi miền Nam và miền Bắc là hai người chủ thực sự của bán đảo Triều Tiên, ông nói rõ rằng, Trung Quốc mong đợi Hàn Quốc đưa ra các quyết định có trách nhiệm liên quan đến quan hệ với CHDCND Triều Tiên và an ninh trên bán đảo mà không có ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhưng, cuộc tập trận quân sự UFS năm nay cho thấy rằng, Seoul chưa sẵn sàng cho việc này.
Có vẻ như chính quyền hiện tại của Hàn Quốc do Mỹ dẫn dắt không có khả năng tác động đến tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Ví dụ, điều này liên quan đến sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên, chuyên gia Konstantin Asmolov lưu ý.
“Chính quyền Hàn Quốc thường xuyên yêu cầu Trung Quốc thể hiện vai trò xây dựng của mình. Các chính trị gia Hàn Quốc hiểu rõ rằng, trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có đòn bẩy đối với Bình Nhưỡng. Nhìn chung, chính quyền của Yoon Suk-yeol không muốn gia tăng đối đầu với Trung Quốc. Ông cố gắng hành động khôn khéo, thận trọng tránh những rắc rối và liên tục trấn an rằng, sự tham gia của Hàn Quốc vào một số sáng kiến của Mỹ không nhằm chống lại Trung Quốc. Hàn Quốc muốn tham gia các sáng kiến kinh tế của Mỹ, nhưng, vấn đề về sự tham gia vào các sáng kiến chính trị chống Trung Quốc chỉ đang được thảo luận ở Seoul”, - chuyên gia Nga lưu ý.
Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc, ông Vương Nghị khẳng định rằng, Trung Quốc ủng hộ việc cải thiện quan hệ Bắc-Nam, tuân thủ cách tiếp cận hai chiều, theo từng giai đoạn, thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo và xây dựng cơ chế hòa bình trên bán đảo. Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng một vai trò xây dựng trong vấn đề này.