Bộ Công Thương yêu cầu Masan giải trình vụ mì Omachi chứa chất cấm EO

mì Omachi
mì Omachi - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Đăng ký
Sau khi nắm được thông tin vụ lô mì Omachi xốt tôm chua cay bị thu hồi để tiêu huỷ ở Đài Loan, Bộ Công thương đã yêu cầu doanh nghiệp có liên quan báo cáo cụ thể về vấn đề này.
Trong khi đó, Masan Consumer, nhà sản xuất mì Omachi xốt tôm chua cay, cho rằng họ không trực tiếp xuất khẩu lô mì bị tiêu huỷ nói trên.

Yêu cầu báo cáo vụ mì Omachi bị tiêu hủy ở Đài Loan

Ngày 23/8, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) có thông báo cho biết, sản phẩm mì Omachi xốt tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu (Thiên Du) nhập khẩu từ Việt Nam bị trả lại để tiêu hủy do không đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường Đài Loan.
Nhà chức trách Đài Loan cho biết, trong gói gia vị của sản phẩm nói trên có chứa 0,195 mg/kg EO. Lô hàng mi ăn liền Omachi bị trả lại để tiêu huỷ lên đến hơn 1,44 tấn, với 600 thùng mì (mỗi thùng 30 gói, có khối lượng 80 gram).
EO hiện là chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm ở Đài Loan vì được xếp vào nhóm chất gây ung thư cấp một. Việc phơi nhiễm lâu dài với EO có thể làm tăng nguy cơ ung thư cũng như một số bệnh liên quan tới thần kinh.
Liên quan đến vụ việc trên, Bộ Công thương cho biết đã nắm thông tin từ báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan và đang tiến hành xử lý theo quy định. Trước mắt, doanh nghiệp có liên quan phải báo cáo cụ thể về vấn đề này. Bộ sẽ công bố thông tin chính thức sau khi xác minh, làm rõ.
Cô gái ăn mì ăn liền - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2022
600 thùng mì ăn liền của Việt Nam bị Đài Loan tiêu huỷ
Tại Việt Nam, EO và mức giới hạn cho phép hiện chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, kể từ khi sản phẩm của Việt Nam bị một số nước cảnh báo trong năm 2021, nhà chức trách đã xác minh thông tin và nguyên nhân bằng việc kiểm tra dây chuyền công nghệ và lấy mẫu giám sát chủ động trên diện rộng.
EO, tên đầy đủ là Ethylene oxide, còn gọi là oxiran, là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu và được sản xuất với quy mô lớn, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Dù không phải là phụ gia hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, EO có thể được sử dụng để kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô (ví dụ: dùng cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế… nhằm diệt khuẩn Salmonella).

Masan: Không bán mì Omachi cho Công ty Qianyu

Masan Consumer, nhà sản xuất mì Omachi xốt tôm chua cay, cho biết dù có sản xuất cho thị trường Đài Loan nhưng họ không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm này cho đối tác có tên Công ty Qianyu ở Đài Loan.
Đại diện doanh nghiệp này cho hay, Masan luôn có những điều khoản quy định nghiêm ngặt đối với các nhà phân phối, đại lý kinh doanh các sản phẩm Masan Consumer.
Các điều khoản này được quy định cụ thể trong hợp đồng phân phối, trong đó có việc không được xuất khẩu sản phẩm của thị trường này sang thị trường khác.
Theo đó, do quy đinh an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mì Omachi khi xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau, nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của các thị trường sở tại.
Đại diện Masan cũng khẳng định, mì Omachi đang được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm, bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.
Doanh nghiệp này cũng cho biết, sản phẩm của Masan Consumer đã được xuất khẩu chính thức và có mặt tại thị trường Mỹ, Canada, Nga, Cộng hòa Czech, Trung Quốc, Nhật Bản…
"Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định này theo đúng cam kết trong hợp đồng và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành", đại diện Masan Consumer cho biết.
Hiện Masan đang phối hợp Bộ Công thương, Bộ Y tế, Văn phòng SPS Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền để xác minh, xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Trước đó, hồi cuối tháng 7/2022, một số nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Malta đã có thông báo cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do vi phạm quy định an toàn thực phẩm của EU.
Món ăn mì - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Campuchia kiểm tra và chặn mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam chứa ethylene oxide
Trong số những quốc gia nói trên, Đức là nước đã gửi cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà và hương vị cà ri của Công ty CP thực phẩm Á Châu (TP.Thuận An, Bình Dương) chứa EO vượt ngưỡng quy định của EU.
Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương), các doanh nghiệp xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý về ngưỡng an toàn của Ethylene Oxide, bởi quy định về chất này ở mỗi quốc gia là không giống nhau.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала