https://kevesko.vn/20220826/cong-nhan-latvia-tu-choi-pha-do-cac-tuong-dai-xo-viet-17380761.html
Công nhân Latvia từ chối phá dỡ các tượng đài Xô-viết
Công nhân Latvia từ chối phá dỡ các tượng đài Xô-viết
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Tại vùng Balvi ở phía đông Latvia, các công nhân từ chối không phá dỡ các tượng đài Xô-viết. Đó là phản ánh trên cổng thông tin LSM.lv... 26.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-26T23:21+0700
2022-08-26T23:21+0700
2022-08-26T23:29+0700
riga
thế giới
xã hội
tượng đài
cuộc khủng hoảng ở ukraina
nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1a/17380742_0:0:2302:1296_1920x0_80_0_0_94ba455ee7716b63494b699b978f4cbe.jpg
Theo đó, tượng đài du kích Hồng quân thuộc diện tháo dỡ để chuyển đến Bảo tàng «Latvia thời bị chiếm đóng», vì là tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật. Theo lời ông Maksimov, giá phá dỡ tượng đài ước tính khoảng 15.000 euro, công nhân từ các khu vực khác đòi hỏi gấp 4 lần, bởi cư dân địa phương từ chối thực hiện công việc.Vào ngày 25 tháng 8, hoàn thành việc phá dỡ tượng đài Người Giải phóng trong Công viên Chiến thắng của Riga. Điều này trở nên khả thi sau khi Quốc hội Latvia ngừng hiệu lực của điều khoản trong thỏa thuận liên chính phủ với Nga, cam kết bảo vệ các tượng đài tưởng niệm binh sĩ Liên Xô.Phái bộ đại diện ngoại giao Nga gọi việc phá bỏ tượng đài là «thủ đoạn man rợ từ thói bài Nga, có sự chấp thuận của cấp lãnh đạo cao nhất ở nước Cộng hòa», và là «sự xúc phạm ký ức về hàng trăm nghìn binh sĩ Xô-viết, bao gồm cả người Nga, người Latvia và đại diện các dân tộc anh em khác, những người đã kề vai sát cánh chiến đấu và chiến thắng trong cuộc giao tranh sinh tử với cái ác tuyệt đối là chủ nghĩa phát-xít để bảo vệ quyền sinh tồn cho Latvia và toàn bộ lục địa châu Âu».Cùng với các nước láng giềng Litva và Estonia, Latvia đã là một trong những nước Cộng hòa đầu tiên thuộc Liên Xô cũ gần như xóa bỏ hoàn toàn các di sản Xô-viết trong nghệ thuật tượng đài. Các vụ xúc phạm phá hoại tượng đài Liên Xô đã xảy ra thường xuyên hơn sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina.
https://kevesko.vn/20220721/nguoi-ukraina-bo-phieu-do-bo-quoc-huy-lien-xo-tren-tuong-dai-me-to-quoc-16514239.html
riga
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1a/17380742_230:0:2167:1453_1920x0_80_0_0_813b7d87dac6776e4b8e4dde4b8235f1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
riga, thế giới, xã hội, tượng đài, cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga
riga, thế giới, xã hội, tượng đài, cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga
Công nhân Latvia từ chối phá dỡ các tượng đài Xô-viết
23:21 26.08.2022 (Đã cập nhật: 23:29 26.08.2022) MATXCƠVA (Sputnik) - Tại vùng Balvi ở phía đông Latvia, các công nhân từ chối không phá dỡ các tượng đài Xô-viết. Đó là phản ánh trên cổng thông tin LSM.lv, dẫn nguồn từ ông Sergei Maksimov, Chủ tịch Hội đồng Dân biểu Khu vực Balvi.
Theo đó, tượng đài du kích Hồng quân thuộc diện tháo dỡ để chuyển đến Bảo tàng «Latvia thời bị chiếm đóng», vì là tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật. Theo lời ông Maksimov, giá phá dỡ tượng đài ước tính khoảng 15.000 euro, công nhân từ các khu vực khác đòi hỏi gấp 4 lần, bởi cư dân địa phương từ chối thực hiện công việc.
"Hoặc họ sợ vướng vào vụ án hình sự mà LB Nga có thể khởi tố, hoặc họ hiểu rằng trong cộng đồng xã hội tiếp nhận không đồng nhất về việc phá dỡ và di dời tượng đài này. Cũng có lẽ họ không muốn gây hại cho cư dân trên lãnh thổ của mình", - vị quan chức nói.
Vào ngày 25 tháng 8, hoàn thành
việc phá dỡ tượng đài Người Giải phóng trong Công viên Chiến thắng của Riga. Điều này trở nên khả thi sau khi Quốc hội Latvia ngừng hiệu lực của điều khoản trong thỏa thuận liên chính phủ với Nga, cam kết bảo vệ các tượng đài tưởng niệm binh sĩ Liên Xô.
Phái bộ đại diện ngoại giao Nga gọi việc phá bỏ tượng đài là «thủ đoạn man rợ từ thói bài Nga, có sự chấp thuận của cấp lãnh đạo cao nhất ở nước Cộng hòa», và là «sự xúc phạm ký ức về hàng trăm nghìn binh sĩ Xô-viết, bao gồm cả người Nga, người Latvia và đại diện các dân tộc anh em khác, những người đã kề vai sát cánh chiến đấu và chiến thắng trong cuộc giao tranh sinh tử với cái ác tuyệt đối là chủ nghĩa phát-xít để bảo vệ quyền sinh tồn cho Latvia và toàn bộ lục địa châu Âu».
Cùng với
các nước láng giềng Litva và Estonia, Latvia đã là một trong những nước Cộng hòa đầu tiên thuộc Liên Xô cũ gần như xóa bỏ hoàn toàn các di sản Xô-viết trong nghệ thuật tượng đài. Các vụ xúc phạm phá hoại tượng đài Liên Xô đã xảy ra thường xuyên hơn sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina.