Mỹ cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc - ai sẽ thua thiệt?

© AFP 2023 / Nicolas ASFOURI Chip dành cho điện thoại thông minh
Chip dành cho điện thoại thông minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2022
Đăng ký
Hoa Kỳ đã mở rộng danh mục các dòng chip bị cấm bán sang Trung Quốc và Nga, hiện nay các thiết bị này chỉ có thể được cung cấp cho Trung Quốc sau khi có giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại.
Danh sách bao gồm các bộ xử lý đồ họa (GPU) và bộ tăng tốc trí tuệ nhân tạo (AI) của Nvidia và AMD. Trước đó Bộ Thương mại Mỹ cho biết dù có khả năng xin được giấy phép nhưng cơ quan này chủ yếu sẽ từ chối xuất khẩu chip. Các công ty Mỹ phàn nàn rằng, các hạn chế xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thế hệ chip tiếp theo.
Trong những năm gần đây, bộ xử lý đồ họa được sử dụng rộng rãi trong các siêu máy tính, cũng như trong quá trình phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Các nhà chức trách Hoa Kỳ biện minh cho quyết định hạn chế cung cấp chip của Mỹ bởi thực tế là những sản phẩm này được cung cấp thông qua các chuỗi cung ứng dân sự, cuối cùng có thể được sử dụng trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của các quốc gia không thân thiện với Hoa Kỳ. Ví dụ, bộ xử lý đồ họa (GPU) có thể được sử dụng để tính toán các thông số tối ưu của các loại vũ khí đang được phát triển và để chế tạo các hệ thống nhận dạng khuôn mặt dành cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Theo NYT dẫn các nguồn tin riêng của mình, Nvidia, Advanced Micro Devices (AMD) và một số nhà sản xuất GPU khác đã nhận được thông báo từ các nhà chức trách Mỹ. Trước đó, Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế đối với việc cung cấp thành phẩm và các thiết bị sản xuất chip bán dẫn nhỏ hơn 14nm cho Trung Quốc. Tuy nhiên, bây giờ Bộ Thương mại đưa ra các biện pháp riêng biệt cấm cung cấp bộ vi xử lý đồ họa. Theo NYT, Nvidia ước tính sẽ mất ít nhất 400 triệu USD doanh thu hàng quý do các hạn chế mới. Công ty cho biết do thiếu hụt doanh thu từ việc bán chip A100 hiện tại, công ty sẽ không thể kịp thời đưa ra thị trường chip H100 đang được phát triển. AMD không cung cấp dữ liệu về doanh số bán hàng của mình, mà chỉ lưu ý rằng, các hạn chế mới ảnh hưởng đến sản phẩm thế hệ mới nhất.
khoa học  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2022
Gã khổng lồ chip Mỹ Synopsys quay sang Việt Nam vì thất vọng với Trung Quốc

Hạn chế xuất khẩu

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Hoa Kỳ giải thích rằng, các biện pháp mới là một phần trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm xem xét lại các hạn chế xuất khẩu. Mục đích của chính sách này là đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc sử dụng các công nghệ của Hoa Kỳ không lọt vào tay tổ hợp công nghiệp-quân sự của Trung Quốc. Trên thực tế, lệnh cấm xuất khẩu mới liên quan đến một nhóm rất hẹp các bộ xử lý đồ họa tiên tiến nhất, - chuyên gia thị trường Internet Trung Quốc Liu Xingliang nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Theo ông, Trung Quốc nên tập trung phát triển năng lực của chính mình trong các lĩnh vực này.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hạn chế đối với việc xuất khẩu chip. Theo Bộ Thương mại, biện pháp này vi phạm nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng và các quy tắc thương mại quốc tế. Các quan chức Trung Quốc lưu ý rằng, những lệnh cấm như vậy không chỉ vi phạm quyền hợp pháp của các công ty Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh của người Mỹ.
Theo dữ liệu mới nhất của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, vào năm ngoái chi tiêu cho hoạt động R&D của Trung Quốc đã tăng 14% so với năm 2020. Đồng thời, tỷ trọng chi tiêu cho nghiên cứu cơ bản tăng thêm 6,5%, lên đến 26,4 tỷ USD. Vào năm 2021, Trung Quốc đã chi 441 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, trong khi đó Mỹ đã chi 708 tỷ USD cho khoa học và công nghệ. Về tổng chi tiêu, Trung Quốc chiếm vị trí thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, về tốc độ tăng chi cho nghiên cứu và phát triển, Trung Quốc đã vượt Mỹ. Từ năm 2016 đến năm 2021, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc tăng trung bình 12,3%/năm. Trong khi đó, con số này của Mỹ là 7,8%. Các nhà sản xuất chip Trung Quốc đã có thể tạo ra bước đột phá về công nghệ ngay cả khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC đã làm chủ tiến trình sản xuất chip 7 nm.
Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực phát triền công nghệ của riêng mình để sản xuất các vật liệu tổng hợp silic cacbua, như một phần của nỗ lực phối hợp nhằm hỗ trợ đổi mới và phát triển năng lực sản xuất chip của nước này. Trung Quốc đưa các vật liệu dựa trên carbon vào kế hoạch 5 năm phát triển nguyên liệu thô, bao gồm các vật liệu tổng hợp silic cacbua và ma trận cacbon. Việc sử dụng silic cacbua trong sản xuất tấm bán dẫn sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của thành phẩm. Đến lượt mình, các doanh nghiệp Mỹ sẽ dần mất quyền tiếp cận thị trường bán dẫn Trung Quốc, mà đây là thị trường lớn nhất thế giới.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Mỹ đang cố gắng ngăn tham vọng tự chủ chip của Trung Quốc
Đạo luật khuyến khích sản xuất bán dẫn cho nước Mỹ (Đạo luật CHIPS) bao gồm những gói kích thích trị giá 52 tỷ USD dưới dạng những khoản hỗ trợ từ chính phủ cho các công ty chip Mỹ, nhưng, các công ty chỉ có thể nhận được hỗ trợ của chính phủ nếu họ cam kết không đầu tư vào sản xuất ở Trung Quốc trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, hoàn toàn không rõ liệu trợ cấp có giúp bù đắp cho sự thiếu hụt thu nhập từ thị trường Trung Quốc, cũng như chi phí bổ sung cho việc di chuyển chuỗi cung ứng và sản xuất của họ hay không. Nvidia cho biết, do các biện pháp hạn chế mới liên quan đến việc cung cấp cho Trung Quốc các bộ xử lý đồ họa (GPU) và bộ tăng tốc trí tuệ nhân tạo (AI), công ty buộc phải chuyển một phần quy trình sản xuất ra ngoài Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала