https://kevesko.vn/20220906/lanh-dao-ec-sap-tham-ha-noi-nhung-viet-nam-van-kho-go-the-vang-thuy-san-17603781.html
Lãnh đạo EC sắp thăm Hà Nội nhưng Việt Nam vẫn khó gỡ ‘thẻ vàng’ thuỷ sản?
Lãnh đạo EC sắp thăm Hà Nội nhưng Việt Nam vẫn khó gỡ ‘thẻ vàng’ thuỷ sản?
Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo EC sắp sang Việt Nam kiểm tra việc ‘gỡ thẻ vàng’ IUU. Tuy nhiên, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Nguyễn Quang Hùng, dù nỗ lực, tuy nhiên... 06.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-06T17:42+0700
2022-09-06T17:42+0700
2022-09-06T17:42+0700
việt nam
ec
thủy sản
quan hệ thương mại
lương thực thực phẩm
kinh tế
hợp tác
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/0f/17107471_0:120:1772:1117_1920x0_80_0_0_024c79d0284afc91341604f1e701d2c9.jpg
Nguyên nhân, theo lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản, là vì công tác gỡ ‘thẻ vàng’ IUU còn nhiều tồn tại như cơ sở hạ tầng xập xệ, thiếu nhân lực, lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài còn cao.Lãnh đạo EC sắp sang Việt Nam kiểm tra việc khắc phục ‘thẻ vàng’ IUUTheo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại cuộc họp báo chiều ngày 5 tháng 9, dự kiến tháng 10 này, đại diện lãnh đạo Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam.Mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của lãnh đạo EC là để kiểm tra trực tiếp về việc triển khai chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo “thẻ vàng”.Theo ông Hùng, dự kiến, EC sẽ kiểm tra nhiều hơn tại địa phương, đặc biệt là tại các cảng cá của Việt Nam.Cũng theo ông Nguyễn Quang Hùng, lần này, EC dự kiến kiểm tra ở Việt Nam 4 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là khung pháp lý. Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cho hay, hiện nhóm này đã được hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, chống khai thác IUU.Nhóm thứ hai là việc quản lý, giám sát hoạt động tàu cá, tàu xuất nhập bến. Nhóm thứ ba là kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản từ khi khai thác đến nhà máy chế biến và xuất khẩu, quy trình này có đảm bảo pháp lý, tính logic. Thứ tư là việc thực thi pháp luật, tình hình xử phạt những vi phạm nếu có.Đã nỗ lực nhưng Việt Nam khó khắc phục “thẻ vàng” IUUÔng Nguyễn Quang Hùng cho biết tại họp báo, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc khắc phục “thẻ vàng” các địa phương có nhiều tích cực trong thời gian qua.Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn nhiều tồn tại như việc ghi nhật ký khai thác còn chưa đầy đủ, mất kết nối trên biển, tháo lắp các thiết bị giám sát tàu cá VMS…Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động kiểm soát IUU rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Đó là từ hệ thống máy tính, trang thiết bị, mạng rất chậm…không đáp ứng đủ yêu cầu để quản lý. Trong khi đó, nguồn nhân lực quản lý tại các cảng rất thiếu, và yếu, không có cán bộ chuyên ngành về khai thác.Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản lưu ý, công tác đào tạo nhân sự chuyên về kiểm soát chất lượng hiện cũng chưa đáp ứng – “mỗi năm chỉ vài người đáp ứng”.Trong khi đó, số lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn với khoảng 62 tàu cá. Nhiều tàu thậm chí không lắp đặt, bật thiết bị giám sát hành trình, hoặc tháo thiết bị lắp từ tàu này lên các tàu khác.Phải giải quyết được tình trạng tàu cá vi phạmTheo ông Hùng, qua các đợt kiểm tra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ ra và đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát, khắc phục các tồn tại này.Ngoài việc phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng, địa phương cần tập trung rà soát, củng cố hồ sơ kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng.Bên cạnh đó cũng cần theo dõi, lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU về báo cáo, Nhật ký khai thác; không có Giấy phép khai thác thủy sản; không lắp đặt/ngắt kết nối thiết bị VMS; khai thác sai vùng, vượt ranh giới phát hiện qua VMS…Như đã biết, Việt Nam bị Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) năm 2017.Với “thẻ vàng” IUU, thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất, tức doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn.Phía EC cũng nhấn mạnh, để gỡ được “thẻ vàng” điều kiện đầu tiên là phải ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.Trả lời tại cuộc họp báo về việc thời gian qua, nhiều tàu thuyền nằm bờ do ảnh hưởng bởi giá xăng, dầu tăng cao, thiếu hụt nguồn cung, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết hiện đã có trên 90% tàu thuyền ra khơi trở lại dù giá xăng nhiều biến động.Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt.Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, tổng lượng thủy sản ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ.
https://kevesko.vn/20220808/bo-truong-to-lam-noi-ve-viec-mot-so-nuoc-eu-tu-choi-cap-visa-vao-ho-chieu-moi-cua-viet-nam-16926541.html
https://kevesko.vn/20220723/mi-an-lien-viet-nam-bi-eu-canh-bao-ve-an-toan-thuc-pham-16552006.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/0f/17107471_62:0:1711:1237_1920x0_80_0_0_68225fde6ad6f75b0467a4e20be761af.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ec, thủy sản, quan hệ thương mại, lương thực thực phẩm, kinh tế, hợp tác
việt nam, ec, thủy sản, quan hệ thương mại, lương thực thực phẩm, kinh tế, hợp tác
Lãnh đạo EC sắp thăm Hà Nội nhưng Việt Nam vẫn khó gỡ ‘thẻ vàng’ thuỷ sản?
Lãnh đạo EC sắp sang Việt Nam kiểm tra việc ‘gỡ thẻ vàng’ IUU. Tuy nhiên, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Nguyễn Quang Hùng, dù nỗ lực, tuy nhiên, Việt Nam khó gỡ được ‘thẻ vàng’ EC.
Nguyên nhân, theo lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản, là vì công tác gỡ ‘thẻ vàng’ IUU còn nhiều tồn tại như cơ sở hạ tầng xập xệ, thiếu nhân lực, lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài còn cao.
Lãnh đạo EC sắp sang Việt Nam kiểm tra việc khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại cuộc họp báo chiều ngày 5 tháng 9, dự kiến tháng 10 này, đại diện lãnh đạo Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam.
“Mấy năm vừa qua, do dịch COVID-19 nên EC không sang Việt Nam kiểm tra trực tiếp nhưng Tổng cục Thủy sản thường xuyên trao đổi với EC qua trực tuyến, email về việc khắc phục “thẻ vàng”, - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nói.
Mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của lãnh đạo EC là để kiểm tra trực tiếp về việc triển khai chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo “thẻ vàng”.
Theo ông Hùng, dự kiến, EC sẽ kiểm tra nhiều hơn tại địa phương, đặc biệt là tại các cảng cá của Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Quang Hùng, lần này, EC dự kiến kiểm tra ở Việt Nam 4 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là khung pháp lý. Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cho hay, hiện nhóm này đã được hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được
yêu cầu hội nhập quốc tế, chống khai thác IUU.
Nhóm thứ hai là việc quản lý, giám sát hoạt động tàu cá, tàu xuất nhập bến. Nhóm thứ ba là kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản từ khi khai thác đến nhà máy chế biến và xuất khẩu, quy trình này có đảm bảo pháp lý, tính logic. Thứ tư là việc thực thi pháp luật, tình hình xử phạt những vi phạm nếu có.
Đã nỗ lực nhưng Việt Nam khó khắc phục “thẻ vàng” IUU
Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết tại họp báo, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ,
Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc khắc phục “thẻ vàng” các địa phương có nhiều tích cực trong thời gian qua.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn nhiều tồn tại như việc ghi nhật ký khai thác còn chưa đầy đủ, mất kết nối trên biển, tháo lắp các thiết bị giám sát tàu cá VMS…
“Các cảng cá rất sập xệ, nhiều cảng chưa đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nghề cá”, - vị lãnh đạo thừa nhận.
Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động kiểm soát IUU rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Đó là từ hệ thống máy tính, trang thiết bị, mạng rất chậm…không đáp ứng đủ yêu cầu để quản lý. Trong khi đó, nguồn nhân lực quản lý tại các cảng rất thiếu, và yếu, không có cán bộ chuyên ngành về khai thác.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản lưu ý, công tác đào tạo nhân sự chuyên về kiểm soát chất lượng hiện cũng chưa đáp ứng – “mỗi năm chỉ vài người đáp ứng”.
Trong khi đó, số lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn với khoảng 62 tàu cá. Nhiều tàu thậm chí không lắp đặt, bật thiết bị giám sát hành trình, hoặc tháo thiết bị lắp từ tàu này lên các tàu khác.
“Khả năng cao đợt này chưa gỡ được thẻ vàng và nguy cơ thẻ đỏ vẫn rất lớn”, - theo lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản.
Phải giải quyết được tình trạng tàu cá vi phạm
Theo ông Hùng, qua các đợt kiểm tra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ ra và đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát, khắc phục các tồn tại này.
“Dự kiến thời gian tới, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU sẽ có cuộc họp để kiện toàn hệ thống, chỉ đạo các địa phương khắc phục các tồn tại”, - ông Hùng thông tin.
Ngoài việc phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng, địa phương cần tập trung rà soát, củng cố hồ sơ kiểm soát tàu cá ra vào cảng,
giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng.
Bên cạnh đó cũng cần theo dõi, lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU về báo cáo, Nhật ký khai thác; không có Giấy phép khai thác thủy sản; không lắp đặt/ngắt kết nối thiết bị VMS; khai thác sai vùng, vượt ranh giới phát hiện qua VMS…
Như đã biết, Việt Nam bị Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) năm 2017.
Với “thẻ vàng” IUU, thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất, tức doanh nghiệp mất nhiều chi phí phát sinh hơn.
Phía EC cũng nhấn mạnh, để gỡ được “thẻ vàng” điều kiện đầu tiên là phải ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Trả lời tại cuộc họp báo về việc thời gian qua, nhiều tàu thuyền nằm bờ do ảnh hưởng bởi giá xăng, dầu tăng cao, thiếu hụt nguồn cung, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết hiện đã có trên 90% tàu thuyền ra khơi trở lại dù giá xăng nhiều biến động.
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt.
Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, tổng lượng thủy sản ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ.