https://kevesko.vn/20220906/viet-nam-cung-asean-giai-quyet-thach-thuc-rac-thai-nhua--17592212.html
Việt Nam cùng ASEAN giải quyết thách thức rác thải nhựa
Việt Nam cùng ASEAN giải quyết thách thức rác thải nhựa
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã và đang tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô... 06.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-06T12:11+0700
2022-09-06T12:11+0700
2022-09-06T13:48+0700
rác
ô nhiễm
ô nhiễm không khí
quan điểm-ý kiến
tác giả
asean
việt nam
môi trường
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/06/17592784_0:82:1280:802_1920x0_80_0_0_690759acbec1c1ab61d172b19be972f8.jpg
Đông Nam Á nổi lên như một điểm nóng về ô nhiễm nhựa do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cơ sở hạ tầng xử lý chất thải không đáp ứng kịp.Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (EEF), ước tính, trung bình mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 400 triệu chất thải nhựa và có từ 75-199 triệu tấn nhựa hiện đang ở trong các đại dương của chúng ta. Và nếu không hành động để giải quyết thực trạng trên, số rác thải nhiễm vào đại dương có thể sẽ tăng gấp ba thậm chí là nhiều hơn nữa trong vòng hai thập niên tới.Một nghiên cứu năm 2021 do EEF công bố cho thấy, trong số 10 quốc gia trên có đến 5 quốc gia tại khu vực ASEAN gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Đây là những quốc gia đang bùng nổ nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng nhưng thiếu cơ sở hạ tầng để xử lý rác thải. Đặc biệt, trong việc đối phó với sự gia tăng của các loại túi nhựa và trở thành những quốc gia “đi đầu” gây rò rỉ nhựa ra đại dương.Cụ thể, tại Việt Nam, ước tính, mỗi năm có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra đất liền và 10% trong số đó sẽ đổ ra biển. Theo một nghiên cứu của WB công bố hồi tháng 7/2022, phần lớn chất thải nhựa gây ô nhiễm đại dương tại Việt Nam là những đồ dùng một lần, có giá trị thấp như túi ni lông, hộp đựng thực phẩm hay ống hút.Việt Nam hành động và giải pháp xuyên biên giớiCuộc khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết với những giải pháp xử lý bền vững. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.Ngoài việc chuyển đổi hình thức sử dụng nhựa, nhiều sáng chế theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tìm cách thiết kế những sản phẩm không tạo ra chất thải hoặc có thể được tái sử dụng và tái chế đã được Việt Nam áp dụng.Mới đây, trong Thử thách tái chế rác thải nhựa Đông Nam Á do Mạng lưới Vườn ươm Doanh nghiệp, kết hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Liên minh Xử lý Chất thải nhựa tổ chức, ngoài 3 nước trong khối ASEAN (Indonesia, Philippines, Thái Lan), sáng kiến bền vững của Plastic People (Việt Nam) đã trở thành một trong 5 nhà đổi mới xuất sắc nhất được lựa chọn từ Thử thách này.Nhằm tìm ra các phương thức mới và sáng tạo trong tái chế chất thải nhựa trong khu vực, bà Trần Tâm – quản lý hành chính, đại diện Plastic People nói với Sputnik:Nói rõ hơn về sản phẩm sáng chế từ rác thải nhựa, Plastic People cho Sputnik biết, sản phẩm không đơn thuần là dự án tái chế thông thường mà hoàn toàn có tính ứng dụng cao, đáp ứng giải pháp bền vững.Trên thực tế, đã có nhiều dự án, nhiều tổ chức mở ra, thu nhận nhựa một thời gian, nhưng sau đó không hoạt động được nữa bởi không tìm được đầu ra. Hay nói cách khác, sản phẩm không có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, với sáng chế Plastic People đưa ra, đã giải quyết được bài toán thu gom và xử lý rác thải nhựa sao cho bền vững.Qua đó, tạo dựng niềm tin cho mọi người nâng cao nhận thức, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người thu gom nhựa và những đối tác cảm thấy nhựa là vật liệu tiềm năng.Tương tự như các nước ASEAN, bên cạnh những sáng kiến, giải pháp đổi mới tập trung sáng chế và thu gom nhựa, Việt Nam còn triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với việc bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon.Trong Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030.Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sẽ được áp đặt đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi nilon sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.Tuy nhiên, để hoạt động chống rác thải nhựa hiệu quả hơn, chắc chắn ASEAN cần có một chiến lược chung xuyên quốc gia về vấn đề rác thải nhựa với các mô hình kinh doanh sáng tạo hơn, cơ chế chính sách rõ ràng hơn để thực thi kinh tế tuần hoàn và với khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn. Từ đó, giảm thiểu rác thải nhựa một cách bền vững.
https://kevesko.vn/20220823/cong-nghe-nao-giup-viet-nam-doc-lap-ve-nang-luong-17279801.html
https://kevesko.vn/20220614/nguy-co-khung-hoang-nang-luong-dang-de-doa-viet-nam-15658240.html
https://kevesko.vn/20220906/doanh-nghiep-viet-dau-tu-hoc-hoi-cong-nghe-xu-ly-chat-thai-cua-duc-17591021.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/06/17592784_141:0:1280:854_1920x0_80_0_0_2aefe8b45ea6d72d0fabfed314954d64.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
rác, ô nhiễm, ô nhiễm không khí, quan điểm-ý kiến, tác giả, asean, việt nam, môi trường
rác, ô nhiễm, ô nhiễm không khí, quan điểm-ý kiến, tác giả, asean, việt nam, môi trường
Việt Nam cùng ASEAN giải quyết thách thức rác thải nhựa
12:11 06.09.2022 (Đã cập nhật: 13:48 06.09.2022) HÀ NỘI (Sputnik) – Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã và đang tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.
Đông Nam Á nổi lên như một điểm nóng về ô nhiễm nhựa do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cơ sở hạ tầng xử lý chất thải không đáp ứng kịp.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (EEF), ước tính, trung bình mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 400 triệu chất thải nhựa và có từ 75-199 triệu tấn nhựa hiện đang ở trong các đại dương của chúng ta. Và nếu không hành động để giải quyết thực trạng trên, số rác thải nhiễm vào đại dương có thể sẽ tăng gấp ba thậm chí là nhiều hơn nữa trong vòng hai thập niên tới.
Một nghiên cứu năm 2021 do
EEF công bố cho thấy, trong số 10 quốc gia trên có đến 5 quốc gia tại khu vực ASEAN gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Đây là những quốc gia đang bùng nổ nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng nhưng thiếu cơ sở hạ tầng để xử lý rác thải. Đặc biệt, trong việc đối phó với sự gia tăng của các loại túi nhựa và trở thành những quốc gia “đi đầu” gây rò rỉ nhựa ra đại dương.
Cụ thể, tại Việt Nam, ước tính, mỗi năm có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra đất liền và 10% trong số đó sẽ đổ ra biển. Theo một nghiên cứu của WB công bố hồi tháng 7/2022, phần lớn chất thải nhựa gây ô nhiễm đại dương tại
Việt Nam là những đồ dùng một lần, có giá trị thấp như túi ni lông, hộp đựng thực phẩm hay ống hút.
Việt Nam hành động và giải pháp xuyên biên giới
Cuộc khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết với những giải pháp xử lý bền vững. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.
Ngoài việc chuyển đổi hình thức sử dụng nhựa, nhiều sáng chế theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tìm cách thiết kế những sản phẩm không tạo ra chất thải hoặc có thể được tái sử dụng và tái chế đã được Việt Nam áp dụng.
Mới đây, trong Thử thách tái chế rác thải nhựa Đông Nam Á do Mạng lưới Vườn ươm Doanh nghiệp, kết hợp cùng
Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Liên minh Xử lý Chất thải nhựa tổ chức, ngoài 3 nước trong khối ASEAN (Indonesia, Philippines, Thái Lan), sáng kiến bền vững của Plastic People (Việt Nam) đã trở thành một trong 5 nhà đổi mới xuất sắc nhất được lựa chọn từ Thử thách này.
Nhằm tìm ra các phương thức mới và sáng tạo trong tái chế chất thải nhựa trong khu vực, bà Trần Tâm – quản lý hành chính, đại diện Plastic People nói với Sputnik:
“Chương trình Thử thách tái chế rác thải nhựa Đông Nam Á đã nhận được hơn 100 bài dự thi từ 48 ứng viên đến từ các nước khác nhau. Có nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng đều có điểm chung là giải quyết bài toán rác thải nhựa. Plastic People rất vui và vinh dự tự hào khi mình là đại diện duy nhất tại Việt Nam nằm trong top 5. Điều này chứng tỏ giải pháp Plastic People đưa ra được tất cả mọi người công nhận, nó đang hoạt động hiệu quả và là động lực để Plastic People phát triển sản phẩm và phát huy tầm ảnh hưởng nhiều hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức tái chế rác thải nhựa”.
Nói rõ hơn về sản phẩm sáng chế từ rác thải nhựa, Plastic People cho Sputnik biết, sản phẩm không đơn thuần là dự án tái chế thông thường mà hoàn toàn có tính ứng dụng cao, đáp ứng giải pháp bền vững.
“Sau khi nhận nhựa đã được thu gom, chúng tôi sẽ phân loại các loại nhựa khác nhau hoặc các màu khác nhau, tùy theo vật liệu cần làm. Sau đó băm nhỏ theo kích thước cần thiết, rồi trộn các loại nhựa với nhau. Nếu có 1 áp lực với nhiệt độ và áp lực vừa đủ thì nhựa sẽ kết dính với nhau, hoàn toàn không có chất tạo màu, keo hay hóa chất mà nguyên liệu hoàn toàn 100% từ nhựa tái chế. Vật liệu được ép lại theo khuôn bằng tấm ván. Thay vì tấm ván bằng gỗ thì đây là tấm ván bằng nhựa, có thể ứng dụng trong làm nột thất, sàn, mái nhà, vách ngăn,....tùy theo sáng tạo thiết kế”, đại diện Plastic People chia sẻ.
Trên thực tế, đã có nhiều dự án, nhiều tổ chức mở ra, thu nhận nhựa một thời gian, nhưng sau đó không hoạt động được nữa bởi không tìm được đầu ra. Hay nói cách khác, sản phẩm không có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, với sáng chế Plastic People đưa ra, đã giải quyết được bài toán thu gom và xử lý rác thải nhựa sao cho bền vững.
“Đến thời điểm hiện tại sau 3 năm đi vào triển khai và hoạt động, Plastic People đã củng cố niềm tin cho mọi người rằng, hoạt động này hoàn toàn hiệu quả và đang phát triển rất tốt. Đối với vật liệu này, chúng tôi hoàn toàn phải tạo dựng một thị trường riêng cho vật liệu tái chế. Khách hàng của chúng tôi là kiến trúc sư, xây dựng nội thất và hướng tới đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Vật liệu của chúng tôi đã được trưng bày tại Nhật Bản, làm mẫu để xuất khẩu đi Úc hay châu Âu”.
Qua đó, tạo dựng niềm tin cho mọi người nâng cao nhận thức, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người thu gom nhựa và những đối tác cảm thấy nhựa là vật liệu tiềm năng.
Tương tự như các nước
ASEAN, bên cạnh những sáng kiến, giải pháp đổi mới tập trung sáng chế và thu gom nhựa, Việt Nam còn triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.
Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với việc bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon.
Trong Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030.
Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sẽ được áp đặt đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi nilon sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.
Tuy nhiên, để hoạt động chống
rác thải nhựa hiệu quả hơn, chắc chắn ASEAN cần có một chiến lược chung xuyên quốc gia về vấn đề rác thải nhựa với các mô hình kinh doanh sáng tạo hơn, cơ chế chính sách rõ ràng hơn để thực thi kinh tế tuần hoàn và với khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn. Từ đó, giảm thiểu rác thải nhựa một cách bền vững.