«Ngay bây giờ cần có nền sản xuất của riêng mình»
© Ảnh : Nguyễn Thanh Liêm - TTXVNCần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III
© Ảnh : Nguyễn Thanh Liêm - TTXVN
Đăng ký
Việt Nam đang ngày càng trở thành địa bàn hấp dẫn để chuyển giao sản xuất công nghệ cao, trong đó có vi điện tử. Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này để tham gia vào chuỗi sản xuất và có được đội ngũ nhân lực của riêng mình, vươn lên tạo ra những công nghệ phức tạp.
Về cách thực hiện mục tiêu này và cần những gì để thiết lập ngành công nghiệp điện tử, Sputnik Vietnam đã đàm đạo với ông Maxim Gorshenin, chuyên gia về thay thế nhập khẩu của Nga, quan sát viên chuyên mục thông tin công nghệ.
Từ sau ngày 24 tháng 2, vấn đề thành lập sản xuất của riêng mình trở nên bức thiết hơn bao giờ hết đối với Nga, chủ yếu là do thiếu máy công cụ và đội ngũ phối hợp tốt có khả năng tổ chức sản xuất. Trong trường hợp này, chuyện ở đây nói về bộ xử lý theo chuẩn mực kỹ thuật 28 nm và cao hơn.
“Đó cũng là câu chuyện tương tự đối với Việt Nam. Việc khai trương nhà máy Intel là sự kiện rất hữu ích để tham gia vào chuỗi này, trở thành một phần của dây chuyền chung và tìm kiếm xây dựng được đội ngũ nhân sự phù hợp», - ông Maxim Gorshenin nói.
Tức là, không chỉ cần máy móc, mà còn cần con người, cần những kỹ sư–nhân viên kỹ thuật đủ trình độ có thể giảm thiểu tỷ lệ hỏng hóc sai sót: tất cả đều phải đối mặt với vấn đề này; không nhiều người đủ khả năng làm được điều đó ở tầm cỡ toàn thế giới.
Cần những gì để tạo lập nền sản xuất của riêng mình?
Điều đầu tiên mà một đất nước chuẩn bị tiến tới nền sản xuất riêng của mình sẽ phải đối mặt, là khai thác silic và phôi silic. Ví dụ, nếu ở Nga có mỏ đá, thì việc kích hoạt khai thác ở đó sẽ không có lợi về mặt tài chính, do thực tế là toàn bộ nhu cầu của Liên bang Nga có thể được đáp ứng đủ sau một tuần, và doanh nghiệp sẽ không hoạt động mà «ngồi chơi xơi nước» trong thời gian 51 tuần còn lại.
Việc khai thác silic và tạo ra phôi được tiếp theo bằng quá trình nấu chảy, và ở đây, việc thu nhận sản phẩm không hề giản đơn.
«Nga hiện đang vấp phải vướng mắc thực tế là loại nồi thép có thể nấu chảy cát và làm ra đĩa silic chỉ được sản xuất ở Đức và Hoa Kỳ, tức là chỉ có hai doanh nghiệp. Nhiều khả năng là ở Trung Quốc cũng có, nhưng cá nhân tôi chưa nghe nói tới», - chuyên gia cho biết.
Một chủ đề riêng biệt được thảo luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông thế giới là việc cung cấp khí gas neon. Khí neon được chiết xuất từ chất thải luyện kim và Ukraina vốn là nhà cung cấp gas chính.
“Trước ngày 24 tháng Hai, 50% neon nguyên chất trên thế giới là cung cấp từ nguồn Ukraina - một nhà máy ở Mariupol, nhà máy thứ hai ở Odessa. Chúng ta từ Nga chuyển đến đó các phế phẩm phụ từ thép, rồi họ tinh lọc và bán tiếp», - ông Maxim Gorshenin giải thích.
Hiện nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tận dụng lợi thế «chân không» đó và đang bắt đầu sản xuất neon tần số cao ở nước họ. Nga cũng không chịu lui sang một bên và dự kiến chiếm 25% thị trường này vào năm 2023.
Đối với bản thân nền sản xuất, cần có nhà máy và máy móc. Và nếu có thể nhận được máy móc ở đâu đó, thì trong chuyện về các nhà máy mọi thứ đều phức tạp hơn nhiều, - người đối thoại với phóng viên cho biết.
Ông Maxim Gorshenin giải thích: «Việc xây dựng các nhà máy hoàn toàn không đơn giản: cần nền móng rất vững chắc, lớp đệm cao su chất lượng, không được có bất kỳ rung động hay sai số nào dù chỉ một nguyên tử, nếu không sẽ hỏng hết».
Ngay cả khi trực tiếp sản xuất bộ vi xử lý (khối vuông silicon), nó phải được đóng gói trong hộp đựng chuyên biệt. Rất ít ngành sản xuất như vậy và công suất còn hạn chế.
«Năm 2021, Trung tâm Công nghệ Matxcơva không thể đặt hàng xuất xưởng hơn 20 nghìn bộ vi xử lý. Phần lớn trong số đó do các công ty khác đặt trước và phần còn lại thì AMD kịp mua gọn ngay trong năm», - chuyên gia dẫn ví dụ về một công ty sản xuất vi xử lý của Nga.
Ngoài ra, còn tồn tại vấn đề về phần mềm đặc biệt, cần kiểm tra thử nghiệm các bộ vi xử lý đã sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp như vậy được thực hiện đối với từng nhà máy cụ thể và có sự chấp thuận của nhà sản xuất. Hai công ty cơ bản là Cadence và Synopsys đặt tại Hoa Kỳ và cần sự phê chuẩn của họ.
«Nếu như phần mềm được thiết kế theo tiêu chuẩn TSMC, và ngày mai họ cấm tôi sản xuất tại nhà máy của họ, thì tôi sẽ không thể chuyển sang một nhà máy giả định của Trung Quốc, bởi sẽ phải làm lại toàn bộ hệ thống: nguồn, nối đất, đấu dây, kiểm soát bộ nhớ, trình độ vật lý, chứng chỉ…», - ông Maxim Gorshenin giải thích.
Bắt đầu từ chỗ nào?
Để phát triển một bộ vi xử lý, cần tiến hành ba bản phát hành thử nghiệm để thích ứng và điều chỉnh theo yêu cầu công việc mong muốn. Được biết tập đoàn Apple đã chi 1 tỷ USD để khởi đầu phát triển bộ vi xử lý của riêng mình, sau khi mua lại một công ty Israel. Còn IBM thì tính chung đã đầu tư tổng cộng 2,4 tỷ USD trong vòng 5 năm để phát triển power8.
«Nếu muốn sản xuất bộ vi xử lý của riêng mình, thì cần trả ra mức giá tương tự như vậy và thêm nữa là với điều kiện chúng ta có sáng chế»,- ông Maxim Gorshenin giải thích.
Đương nhiên, chẳng mấy dễ dàng để lập tức tìm thấy tất cả nguồn lực cần thiết và khoản đầu tư đáng kể như vậy. Nhưng cũng không hẳn thiết yếu: chỉ cần bắt đầu với gì đó là đủ. Thế giới đã chứng kiến rằng phương Tây đang tự làm sút giảm uy tín của họ như là đối tác đáng tin cậy. Các nước trên thế giới hiểu ra rằng có thể bị bỏ lại không có thẻ MasterCard, không có ô tô, không có Apple, không có bộ xử lý - và ai cũng phải tính đến khả năng hiện thực nghiệt ngã này. Chuyên gia đối thoại với Sputnik Vietnam cho rằng ngay bây giờ cần tiến lên theo con đường sản xuất độc lập, nhưng đồng thời cũng nên bắt đầu từ những công đoạn đơn giản.
«Không nhất thiết phải đề ra mục tiêu to lớn là thứ gì đó phức tạp cao siêu như bộ vi xử lý. Có thể bắt đầu với những tấm pin mặt trời - đó cũng là những tấm silic; có thể sản xuất một số thành tố đơn giản, điện trở và v.v… Điều chính yếu nhất là cần bắt tay thực hiện, bởi vì lỡ có một ngày ai đó không ưa và ta đơn giản là bị bỏ lại không có điện tử», - chuyên gia kết luận.