https://kevesko.vn/20220911/nha-lanh-dao-the-gioi-cac-nuoc-dong-nam-a-coi-mo-voi-ong-putin-17726941.html
"Nhà lãnh đạo thế giới": Các nước Đông Nam Á cởi mở với ông Putin
"Nhà lãnh đạo thế giới": Các nước Đông Nam Á cởi mở với ông Putin
Sputnik Việt Nam
Matxcơva (Sputnik) - Các nước Đông Nam Á sẵn sàng hợp tác với Nga, tờ The Guardian viết. Các chính trị gia địa phương coi chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina... 11.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-11T07:53+0700
2022-09-11T07:53+0700
2022-09-11T07:53+0700
nga
myanmar
hợp tác
vladimir putin
báo chí thế giới
thế giới
chính trị
đông nam á
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/07/17624010_0:0:3201:1801_1920x0_80_0_0_f5055c0d4367c0157a15ccba1d9155ba.jpg
Chỉ có duy nhất Singapore áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong khi các nước còn lại đều đáp lại các đề xuất của Matxcơva nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị.Người đứng đầu quân đội Myanmar rạng rỡ vui mừng khi bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này. Thủ tướng Myanmar Min Aung Hlaing nói: Những lời của ông vang lên trong bối cảnh những tuyên bố của tổng thống Nga Putin rằng những nỗ lực của châu Âu nhằm cô lập Nga sẽ chẳng đi đến đâu: nhà lãnh đạo Nga sẽ quay sang châu Á.Giới lãnh đạo quân sự của Myanmar, nơi mà các nước phương Tây cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sau cuộc đảo chính năm ngoái, đặc biệt hoan nghênh những lời đề nghị hữu nghị như vậy.Hunter Marston, nhà phân tích tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, cho biết các máy bay phản lực của Nga mang lại cho quân đội Myanmar một "lợi thế bất đối xứng" trong nỗ lực kiểm soát sự phản kháng đối với chế độ mới. Theo ông, đây là "một trong số ít các yếu tố cho phép quân đội Myanmar ngăn chặn lực lượng phòng thủ nhân dân (được thành lập để phản ứng với cuộc đảo chính). Nếu không, họ sẽ phải chịu những tổn thất hữu hình hơn nhiều so với bây giờ."Theo Văn phòng Nhân quyền LHQ, các cuộc không kích đang được thực hiện, bao gồm nhằm vào cả các khu vực đông dân cư.Myanmar có kế hoạch nhập khẩu khí đốt và nhiên liệu của Nga. Nước này đã ký một lộ trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân với tập đoàn nhà nước Nga Rosatom.
https://kevesko.vn/20220907/kinh-te-hoc-thu-vi-myanmar-bat-dau-mua-cac-san-pham-dau-cua-nga-17643644.html
myanmar
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thủ tướng Myanmar gọi Putin là nhà lãnh đạo của thế giới
Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Myanmar Min Aung Hlaing gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là "nhà lãnh đạo của thế giới". Ông đã tuyên bố điều này trong cuộc gặp bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông trên đảo Russky của tỉnh Primorsky hôm thứ Tư.
2022-09-11T07:53+0700
true
PT2M11S
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/07/17624010_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_75a598eaf82c706b1f4d80d8b050aa65.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nga, myanmar, hợp tác, vladimir putin, báo chí thế giới, thế giới, chính trị, đông nam á
nga, myanmar, hợp tác, vladimir putin, báo chí thế giới, thế giới, chính trị, đông nam á
"Nhà lãnh đạo thế giới": Các nước Đông Nam Á cởi mở với ông Putin
Matxcơva (Sputnik) - Các nước Đông Nam Á sẵn sàng hợp tác với Nga, tờ The Guardian viết. Các chính trị gia địa phương coi chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina là một cuộc xung đột khu vực và không coi Matxcơva là kẻ thù, tác giả của bài báo lưu ý.
Chỉ có duy nhất Singapore áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong khi các nước còn lại đều đáp lại các đề xuất của Matxcơva nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị.
Người đứng đầu quân đội Myanmar rạng rỡ vui mừng khi bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này.
Thủ tướng Myanmar Min Aung Hlaing nói:
“Chúng tôi sẽ gọi Ngài không chỉ là nhà lãnh đạo của Nga mà còn là nhà lãnh đạo của thế giới, bởi vì Ngài kiểm soát và đảm bảo sự ổn định trên toàn thế giới”.
Những lời của ông vang lên trong bối cảnh những tuyên bố của tổng thống Nga Putin rằng những nỗ lực của châu Âu nhằm cô lập Nga sẽ chẳng đi đến đâu: nhà lãnh đạo Nga sẽ quay sang châu Á.
Giới lãnh đạo quân sự của Myanmar, nơi mà
các nước phương Tây cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sau cuộc đảo chính năm ngoái, đặc biệt hoan nghênh những lời đề nghị hữu nghị như vậy.
Hunter Marston, nhà phân tích tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, cho biết các máy bay phản lực của Nga mang lại cho quân đội Myanmar một "lợi thế bất đối xứng" trong nỗ lực kiểm soát sự phản kháng đối với chế độ mới. Theo ông, đây là "một trong số ít các yếu tố cho phép quân đội Myanmar ngăn chặn lực lượng phòng thủ nhân dân (được thành lập để phản ứng với cuộc đảo chính). Nếu không, họ sẽ phải chịu những tổn thất hữu hình hơn nhiều so với bây giờ."
Theo Văn phòng Nhân quyền LHQ, các cuộc không kích đang được thực hiện, bao gồm nhằm vào cả các khu vực đông dân cư.
Myanmar có kế hoạch nhập khẩu khí đốt và nhiên liệu của Nga. Nước này đã ký một lộ trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân với tập đoàn nhà nước Nga Rosatom.