https://kevesko.vn/20220916/tong-thong-brazil-nato-tung-co-co-hoi-ngan-chan-duoc-chien-dich-dac-biet-o-ukraina-17860570.html
Tổng thống Brazil: NATO từng có cơ hội ngăn chặn được chiến dịch đặc biệt ở Ukraina
Tổng thống Brazil: NATO từng có cơ hội ngăn chặn được chiến dịch đặc biệt ở Ukraina
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - NATO từng có cơ hội ngăn chặn được chiến dịch đặc biệt của Nga bằng cách từ chối cấp tư cách thành viên khối này cho Kiev, báo Folha de Sao... 16.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-16T07:19+0700
2022-09-16T07:19+0700
2022-09-16T07:19+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
báo chí thế giới
ukraina
nato
nga
xung đột
https://cdn.img.kevesko.vn/img/881/00/8810056_0:0:3144:1769_1920x0_80_0_0_d9a4c6e578c8ea0bbedfb0b08a034dc2.jpg
Chính trị gia so sánh xung đột ở Ukraina với cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 và lưu ý rằng vào thời điểm đó Liên Xô và Mỹ có thể giải quyết được tình hình thông qua con đường ngoại giao nhờ sự nhượng bộ lẫn nhau. Theo ông, viễn cảnh mở rộng liên minh Bắc Đại Tây Dương về phía đông không thể không làm cho Tổng thống Nga Putin quan ngại.Sau khi chiến dịch đặc biệt nổ ra, ông Bolsonaro nói rằng Brazil sẽ không bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hành động của Nga hoặc đề xuất các biện pháp trừng phạt. Chính phủ của quốc gia Mỹ Latinh này tại diễn đàn LHQ cũng chỉ trích biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây đối với Moskva.Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina từ ngày 24/2. Tổng thống Vladimir Putin gọi việc giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện đảm bảo an ninh cho chính nước Nga là mục tiêu cuối cùng của chiến dịch này.Cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 là tình huống gia tăng căng thẳng quốc tế xuất phát từ nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ do việc triển khai vũ khí tên lửa của Liên Xô ở Cuba. Nhờ kết quả đàm phán, Moskva đã chấp thuận yêu cầu của Washington rút tên lửa khỏi hòn đảo này để đổi lấy việc chính phủ Hoa Kỳ cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Cuba và đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ nước này. Theo thỏa thuận bí mật, phía Mỹ cũng tuyên bố rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Ý.
https://kevesko.vn/20220419/nato-se-khong-tham-gia-vao-cac-cuoc-chien-o-ukraina-14825681.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/881/00/8810056_415:0:3144:2047_1920x0_80_0_0_99a236e8f0e9692fc427f3a6ed160c22.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, ukraina, nato, nga, xung đột
báo chí thế giới, ukraina, nato, nga, xung đột
Tổng thống Brazil: NATO từng có cơ hội ngăn chặn được chiến dịch đặc biệt ở Ukraina
MOSKVA (Sputnik) - NATO từng có cơ hội ngăn chặn được chiến dịch đặc biệt của Nga bằng cách từ chối cấp tư cách thành viên khối này cho Kiev, báo Folha de Sao Paulo đưa tin, dẫn nhận định của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Chính trị gia so sánh xung đột ở Ukraina với cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 và lưu ý rằng vào thời điểm đó Liên Xô và Mỹ có thể giải quyết được tình hình thông qua con đường ngoại giao nhờ sự nhượng bộ lẫn nhau. Theo ông, viễn cảnh
mở rộng liên minh Bắc Đại Tây Dương về phía đông không thể không làm cho Tổng thống Nga Putin quan ngại.
“Họ gia nhập NATO, họ sẽ đặt tên lửa chỉ cách Moskva vài phút đường bay. Giống như tình huống chiến dịch của quân đội Mỹ ở Vịnh Con Lợn năm 1962. Liên Xô đặt tên lửa đạn đạo ở đó, chính phủ Mỹ nói: “Hãy rút nó đi, nếu không sẽ rất tồi tệ”. Và họ đã tháo dỡ nó”, - ông Bolsonaro nói.
Sau khi chiến dịch đặc biệt nổ ra, ông Bolsonaro nói rằng Brazil sẽ không bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án hành động của Nga hoặc đề xuất các biện pháp trừng phạt. Chính phủ của quốc gia Mỹ Latinh này tại diễn đàn LHQ cũng chỉ trích biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây đối với Moskva.
Nga tiến hành
chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina từ ngày 24/2. Tổng thống Vladimir Putin gọi việc giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện đảm bảo an ninh cho chính nước Nga là mục tiêu cuối cùng của chiến dịch này.
Cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 là tình huống gia tăng căng thẳng quốc tế xuất phát từ nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ do việc triển khai vũ khí tên lửa của Liên Xô ở Cuba. Nhờ kết quả đàm phán, Moskva đã chấp thuận yêu cầu của Washington rút tên lửa khỏi hòn đảo này để đổi lấy việc chính phủ Hoa Kỳ cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Cuba và đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ nước này. Theo thỏa thuận bí mật, phía Mỹ cũng tuyên bố rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Ý.