Hiện hữu nguy cơ chiến tranh giữa các thành viên NATO

© Ảnh : NATO photosTrụ sở NATO tại Brussels
Trụ sở NATO tại Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Bất kể sự thống nhất mà NATO công bố trên nền cuộc khủng hoảng Ukraina, bên trong khối liên minh đang ngày càng nóng lên cuộc chiến thực sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Đó là nhận xét của nhà báo Carolina Druten viết trên tờ Die Welt.

“Trên giấy tờ thì Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là đồng minh. Nhưng thời gian gần đây, hai nước này đã nhiều lần đứng trước ngưỡng chiến tranh”, - tác giả nhận xét.

Quan sát viên nhắc lại rằng hai nước đã gần đến xung đột vũ trang trong những năm 80, 90 và thậm chí là hai năm trước: tranh chấp giữa Ankara và Athens liên quan đến các mỏ hydrocacbon và quy chế của các hòn đảo Hy Lạp, và bây giờ bất đồng lại một lần nữa bùng phát leo thang.
Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đe Hy Lạp rằng binh sĩ của ông có thể “xuất hiện vào ban đêm”. Còn trước đó Ankara cáo buộc Athens có «tội» bắn vào tàu chở hàng, quan sát viên nhấn mạnh.
Bản chất xung đột giữa hai nước hàm chứa ở việc Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Hy Lạp vi phạm các Hiệp ước Lausanne (1923) và Paris (1947) và quân sự hóa các đảo, - bài báo cho biết. Ankara khẳng định rằng bằng cách như vậy Athens đang vi phạm chủ quyền, trong khi phía Hy Lạp nhấn mạnh rằng đang tự bảo vệ mình, bởi Thổ Nhĩ Kỳ giữ nhiều tàu đổ bộ ở bờ biển phía tây.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh NATO. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Chuyên gia: Xung đột Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm sụp đổ NATO
Cả hai nước cùng lúc tuyên bố có quyền khai thác khí đốt tự nhiên từ các mỏ ở Biển Địa Trung Hải, nhà báo Druten cho biết thêm.
Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước, sự trợ giúp mà NATO dành cho Ukraina có thể gặp rủi ro, nhà báo trích lời GS Ryan Gingeras tại Trường Đại học Hải quân và là sử gia nghiên cứu Đế chế Ottoman Hậu kỳ. Theo lời ông, tình trạng bất ổn trong khu vực xung đột sẽ trở thành «cơn ác mộng kinh hoàng nhất", vì rằng cảng Alexandroupolis của Hy Lạp là đầu mối trọng yếu để khối liên minh cung cấp vũ khí cho Kiev.
Tác giả báo lưu ý rằng Điều lệ NATO không dự trù về hành động của các thành viên trong khối nếu xảy ra chiến tranh giữa các thành viên khác của tổ chức.
"Nếu binh lính Thổ Nhĩ Kỳ «xuất hiện vào ban đêm», như lời đe dọa của Erdogan, thì hoàn toàn rõ ai là kẻ gây hấn trong trường hợp này. Nhưng nếu cuộc đụng độ xảy ra trên biển khơi, thì sẽ là tình huống khác", - quan sát viên nói tiếp.
Đồng thời, nhà báo Carolina Druten hy vọng rằng NATO sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải, vì không có cơ chế quy định loại trừ nước nào đó ra khỏi khối.
Trong phần kết luận, tác giả bài viết tuyên bố rằng không nên chờ đợi hạ nhiệt căng thẳng trong tương lai gần và nhấn mạnh rằng chỉ một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể đẩy NATO đến «cực hạn của các khả năng».
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала