Việt Nam đối mặt tình trạng thiếu nước ở các hồ thuỷ điện trên lưu vực sông Đà

CC BY-SA 4.0 / August Dominus / Tonlé San (cropped image)Quang cảnh sông San ở Việt Nam và Campuchia
Quang cảnh sông San ở Việt Nam và Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Các hồ thuỷ điện trên sông Đà đang thiếu hụt khoảng 5 tỉ m3 nước so với mức nước dâng bình thường tính đến giữa tháng 9/2022. Vì vậy Nhà máy nước Sông Đà cần khắc phục tình trạng sử dụng nước chưa hiệu quả, để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất điện và cấp nước phục vụ sinh hoạt của vùng hạ du.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ xuống thấp trong giai đoạn tháng 10-12/2022. Trong khi lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-40%, thiếu hụt nhiều tại khu vực hồ Hòa Bình. Số liệu cho thấy trong quý 3/2022, lượng nước về hồ Hòa Bình chỉ bằng 57% so với trung bình nhiều năm.
Ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng ban Kỹ thuật - Sản xuất EVN, chia sẻ với Lao Động về việc thiếu hụt khoảng 5 tỉ m3 nước so với mức nước dâng bình thường sẽ gây nhiều khó khăn đến việc chuẩn bị phương án cung cấp điện cho mùa khô năm 2023. Đặc biệt là việc cung cấp nước đổ ải vụ Đông Xuân 2022-2023. Vì vậy, cần đẩy nhanh tiến độ thi công các trạm bơm dã chiến.
Con sông Cửu Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Trung Quốc xả thuỷ điện khiến nước sông Mê Kông cao gấp 3 lần: Việt Nam chịu ảnh hưởng?
Theo tính toán của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC), yêu cầu xả tối thiểu 750 m3/s liên tục 24/24h tất cả các ngày trong tuần của Nhà máy nước sông Đà không phù hợp với tình hình thủy văn hiện tại và không phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện quốc gia.
Theo yêu cầu này, hồ Hòa Bình phải xả khoảng 64,8 triệu m3/ngày, trong khi Nhà máy nước sông Đà chỉ lấy được khoảng 300 ngàn m3/ngày. Điều này gây lãng phí nguồn nước rất lớn, do Nhà máy này chưa đầu tư được công nghệ, giải pháp lấy nước phù hợp để tận dụng nguồn nước khi xả từ hồ Hòa Bình.
Nhà máy điện mặt trời  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Vì sao EVN nói không với việc đàm phán giá điện tái tạo?
Trong bối cảnh cuối năm 2022 và dự kiến năm 2023, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện vẫn tăng cao, tình hình thủy văn không thuận lợi, nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng, EVN đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch sông Đà đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trạm bơm dã chiến, trạm bơm khẩn cấp, để chủ động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào việc vận hành Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Ông Nguyễn Xuân Quý, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà, cho biết:
"Trước mắt, công ty cần các cơ quan chức năng hỗ trợ thực hiện sớm các giải pháp thi công các trạm bơm dã chiến, trạm bơm khẩn cấp để công ty có thể hoàn thành trong tháng 1/2023".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала