https://kevesko.vn/20220923/eu-muon-ap-dat-gia-tran-cho-dau-cua-nga-sau-khi-nuoc-nay-huy-dong-quan-18038053.html
EU muốn áp đặt giá trần cho dầu của Nga sau khi nước này huy động quân
EU muốn áp đặt giá trần cho dầu của Nga sau khi nước này huy động quân
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Các nước EU muốn thỏa thuận được trong vòng vài tuần tới về việc thiết lập mức giá trần đối với dầu của Nga sau khi nước này tuyên bố lệnh... 23.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-23T07:49+0700
2022-09-23T07:49+0700
2022-09-23T17:27+0700
báo chí thế giới
dầu mỏ
eu
nga
ukraina
giá dầu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/908/37/9083732_0:0:2464:1386_1920x0_80_0_0_a0dd14c2e4084e4663f51e2b061521f6.jpg
Theo các nguồn tin của hãng, bất chấp những nỗ lực mới của Ủy ban châu Âu và một số quốc gia thành viên, kế hoạch này vẫn còn nhiều trở ngại, khả năng đạt được thỏa thuận chưa chắc chắn.Đại diện các nước EU sẽ họp với Ủ ban vào cuối tuần này để thảo luận các biện pháp trừng phạt mới mà ngoài việc áp giá trần có thể còn bao gồm những hạn chế mới đối với một số pháp nhân và lĩnh vực như công nghệ và xa xỉ phẩm.Các nguồn tin cho biết hiện vẫn chưa thống nhất được nhiều chi tiết, kể cả mức giá trần.Theo một nguồn tin, tại cuộc gặp ở Brussels đại diện các chính phủ sẽ tìm cách đạt được thỏa thuận sơ bộ về mức giá trần trước thềm cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo EU tại Praha vào ngày 6 tháng 10.Nguồn tin lưu ý rằng những nước thành viên EU đã được chiếu cố về giá dầu cung cấp qua đường ống muốn có sự đảm bảo rằng sự chiếu cố đó đối với họ sẽ không bị đem ra bàn lại, còn các nước nhập khẩu dầu bằng đường biển có thể sẽ cố gắng ràng buộc giới hạn về giá với chuyện cấm vận hoàn toàn việc cung cấp qua đường biển hiện đang dự kiến áp đặt. Theo nguồn tin, các nước như Hy Lạp, Síp và Malta có thể cố gắng bảo vệ ngành công nghiệp của họ tránh phải áp dụng các biện pháp này.
https://kevesko.vn/20220609/my-thao-luan-voi-chau-au-ve-y-tuong-han-che-gia-dau-cua-nga-15554920.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/908/37/9083732_288:0:2464:1632_1920x0_80_0_0_c9041c37b3944f31e09ff766355b7aa6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, dầu mỏ, eu, nga, ukraina, giá dầu
báo chí thế giới, dầu mỏ, eu, nga, ukraina, giá dầu
EU muốn áp đặt giá trần cho dầu của Nga sau khi nước này huy động quân
07:49 23.09.2022 (Đã cập nhật: 17:27 23.09.2022) MOSKVA (Sputnik) - Các nước EU muốn thỏa thuận được trong vòng vài tuần tới về việc thiết lập mức giá trần đối với dầu của Nga sau khi nước này tuyên bố lệnh động viên cục bộ, Bloomberg trích dẫn các nguồn tin cho biết.
Theo các nguồn tin của hãng, bất chấp những nỗ lực mới của Ủy ban châu Âu và một số quốc gia thành viên, kế hoạch này vẫn còn nhiều trở ngại, khả năng đạt được thỏa thuận chưa chắc chắn.
"Các nước thành viên EU đang hướng tới việc đạt được một thỏa thuận chính trị trong vòng vài tuần tới để có thể áp đặt mức giá trần đối với dầu của Nga. Theo những người nắm rõ tình hình, nỗ lực này lại gia tăng sau khi Tổng thống (Nga)
Vladimir Putin tuyên bố lệnh động viên cục bộ... và có khả năng sẽ trở thành một phần của gói trừng phạt mới sẽ được Ủy ban châu Âu đề xuất", hãng tin thông báo.
Đại diện các nước EU sẽ họp với Ủ ban vào cuối tuần này để thảo luận các biện pháp trừng phạt mới mà ngoài việc áp giá trần có thể còn bao gồm những hạn chế mới đối với một số pháp nhân và lĩnh vực như công nghệ và xa xỉ phẩm.
Các nguồn tin cho biết hiện vẫn chưa thống nhất được nhiều chi tiết, kể cả mức giá trần.
Theo một nguồn tin, tại cuộc gặp ở Brussels đại diện các chính phủ sẽ tìm cách đạt được thỏa thuận sơ bộ
về mức giá trần trước thềm cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo EU tại Praha vào ngày 6 tháng 10.
Nguồn tin lưu ý rằng những nước thành viên EU đã được chiếu cố về giá dầu cung cấp qua đường ống muốn có sự đảm bảo rằng sự chiếu cố đó đối với họ sẽ không bị đem ra bàn lại, còn các nước nhập khẩu dầu bằng đường biển có thể sẽ cố gắng ràng buộc giới hạn về giá với chuyện cấm vận hoàn toàn việc cung cấp qua đường biển hiện đang dự kiến áp đặt. Theo nguồn tin, các nước như Hy Lạp, Síp và Malta có thể cố gắng bảo vệ ngành công nghiệp của họ tránh phải áp dụng các biện pháp này.