https://kevesko.vn/20220923/viet-nam-dan-dau-thi-phan-ca-phe-o-anh-dat-cuoc-vao-arabica-thay-vi-robusta-18064063.html
Việt Nam dẫn đầu thị phần cà phê ở Anh, đặt cược vào Arabica thay vì Robusta
Việt Nam dẫn đầu thị phần cà phê ở Anh, đặt cược vào Arabica thay vì Robusta
Sputnik Việt Nam
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh tăng trưởng 2 con số. Đồng thời, Hiệp định Thương... 23.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-23T22:16+0700
2022-09-23T22:16+0700
2022-09-23T22:15+0700
việt nam
cà phê
xuất khẩu
quan hệ thương mại
nông nghiệp
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/899/16/8991680_0:100:1921:1180_1920x0_80_0_0_a045b793470a2b8ef0d65f152d9ce1b6.jpg
Tuy nhiên, Bộ Công Thương lưu ý, người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam, cà phê Robusta với mùi vị quá mạnh sẽ khó bán ở Anh. Việt Nam dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Arabica chất lượng cao đến thị trường khó tính này.Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Anh tăng mạnhNhư đã thông tin, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới với thị phần 14,2%.Hiện nay, Việt Nam có 97 nhà máy chế biến cà phê nhân với năng suất 1,5 triệu tấn/năm, 160 cơ sở rang xay, 8 cơ sở cà phê hòa tan và 11 cơ sở pha chế cà phê. Thời gian qua, thế giới đã bàn luận nhiều về vai trò của Việt Nam trong cung ứng cà phê khi thị trường toàn cầu đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.Thông tin mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, bất chấp những biến động từ thị trường thế giới, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn lạc quan tại thị trường Anh.Thậm chí, có thể khẳng định, thị phần cà phê ở Anh đang nằm trong tầm tay của Việt Nam.Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 2,23 nghìn tấn, trị giá 4,75 triệu USD.Mức này tăng 21,6% về lượng và tăng 18% về trị giá so với tháng 7/2022, nhưng so với tháng 8/2021 giảm 35% về lượng và giảm 27,8% về trị giá.Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.Trong tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt mức 2.125 USD/tấn, giảm 3% so với tháng 7/2022, nhưng tăng 11,1% so với tháng 8/2021.Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Anh đạt mức 2.038 USD/tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.Cuộc đua cạnh tranh thị phần cà phê của Việt Nam và BrazilThống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 3 chủng loại cà phê sang Anh. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Anh chủ yếu là cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến.Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang Anh đạt trên 31 nghìn tấn, trị giá 61 triệu USD, tăng 80,7% về lượng và tăng 117,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 162 tấn, trị giá 701 nghìn USD, tăng 1.295,9% về lượng và tăng 1.199% về trị giá, xuất khẩu cà phê chế biến đạt 4,16 triệu USD, tăng 12,3%.Số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế ITC cho thấy, Anh nhập khẩu cà phê đạt gần 136 nghìn tấn, tương đương 716 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.Bình quân giá cà phê nhập khẩu vào Anh khoảng 5.270 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Anh tăng từ tất cả các nguồn cung chính. Brazil có tốc độ tăng cao nhất - 73% và Việt Nam tăng thấp nhất 26%.Trong 6 tháng đầu năm, Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chính, trừ Indonesia.Lượng nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam trong 6 đầu năm 2022 đạt 40,66 nghìn tấn, trị giá 90,75 triệu USD, tăng 147,9% về lượng và tăng 212,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.Cũng theo ITC, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh tăng mạnh từ 16,33% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 29,92% trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, nhập khẩu cà phê của Anh từ Brazil chỉ đạt 26 nghìn tấn, trị giá 112 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Anh giảm từ 22,2% trong 6 tháng đầu năm 2021 xuống 18,9% trong 6 tháng đầu năm nay.UKVFTA và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu ArabicaNhư vậy có thể thấy, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (Hiệp định UKVFTA) đã hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam mở rộng thị phần tại Anh.Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương tin tưởng rằng, với sự phục hồi kinh tế của Anh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2022.Bộ Công Thương cho biết sau 6 năm kể từ khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết thị hiếu tiêu dùng cà phê ở Vương quốc Anh có sự khác biệt rõ ràng so với các nước châu Âu khác.Cũng theo nhận định của các chuyên gia, thị trường Anh có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.Do đó, để xuất khẩu cà phê sang Anh ổn định, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. Bên cạnh đó, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Anh.Bộ lưu ý, khẩu vị người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam. Cà phê thành phẩm có mùi và vị mạnh quá sẽ khó bán ở thị trường Anh.Thêm vào đó, người Anh có thói quen đọc thông tin trên bao bì rất kỹ để xác định xem sản phẩm có thành phần gây dị ứng hay không, nên được pha chế như thế nào, có đạt các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội & quản trị). Do đó, các nhà phân phối muốn sản phẩm vừa phù hợp thị hiếu tiêu dùng vừa có bao bì đẹp.Bộ Công Thương đề nghị, để tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định UKVFTA, doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường Anh, chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các tập đoàn phân phối lớn.Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường Anh, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.Hiện, cà phê nhân từ Việt Nam xuất khẩu đa phần là Robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp.Do đó, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Anh, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.
https://kevesko.vn/20220915/cuu-lanh-dao-doanh-nghiep-ca-phe-lon-nhat-nhi-viet-nam-ngoi-tu-12-nam-17845168.html
https://kevesko.vn/20220831/viet-nam-tim-ra-loi-giai-cho-bai-toan-thieu-hut-ton-kho-ca-phe-17461180.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/899/16/8991680_106:0:1813:1280_1920x0_80_0_0_d92ce3e0ab01eec2815d49cbfcac6be9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cà phê, xuất khẩu, quan hệ thương mại, nông nghiệp, kinh tế
việt nam, cà phê, xuất khẩu, quan hệ thương mại, nông nghiệp, kinh tế
Tuy nhiên, Bộ Công Thương lưu ý, người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam, cà phê Robusta với mùi vị quá mạnh sẽ khó bán ở Anh. Việt Nam dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Arabica chất lượng cao đến thị trường khó tính này.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Anh tăng mạnh
Như đã thông tin, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới với thị phần 14,2%.
Hiện nay,
Việt Nam có 97 nhà máy chế biến cà phê nhân với năng suất 1,5 triệu tấn/năm, 160 cơ sở rang xay, 8 cơ sở cà phê hòa tan và 11 cơ sở pha chế cà phê. Thời gian qua, thế giới đã bàn luận nhiều về vai trò của Việt Nam trong cung ứng cà phê khi thị trường toàn cầu đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
Thông tin mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, bất chấp những biến động từ thị trường thế giới, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn lạc quan tại thị trường Anh.
Thậm chí, có thể khẳng định, thị phần cà phê ở Anh đang nằm trong tầm tay của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 2,23 nghìn tấn, trị giá 4,75 triệu USD.
Mức này tăng 21,6% về lượng và tăng 18% về trị giá so với tháng 7/2022, nhưng so với tháng 8/2021 giảm 35% về lượng và giảm 27,8% về trị giá.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt mức 2.125 USD/tấn, giảm 3% so với tháng 7/2022, nhưng tăng 11,1% so với tháng 8/2021.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Anh đạt mức 2.038 USD/tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Cuộc đua cạnh tranh thị phần cà phê của Việt Nam và Brazil
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 3 chủng loại cà phê sang Anh. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Anh chủ yếu là cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến.
Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang Anh đạt trên 31 nghìn tấn, trị giá 61 triệu USD, tăng 80,7% về lượng và tăng 117,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 162 tấn, trị giá 701 nghìn USD, tăng 1.295,9% về lượng và tăng 1.199% về trị giá, xuất khẩu cà phê chế biến đạt 4,16 triệu USD, tăng 12,3%.
15 Tháng Chín 2022, 17:24
Số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế ITC cho thấy,
Anh nhập khẩu cà phê đạt gần 136 nghìn tấn, tương đương 716 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Bình quân giá cà phê nhập khẩu vào Anh khoảng 5.270 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Anh tăng từ tất cả các nguồn cung chính. Brazil có tốc độ tăng cao nhất - 73% và Việt Nam tăng thấp nhất 26%.
Trong 6 tháng đầu năm, Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chính, trừ Indonesia.
Lượng nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam trong 6 đầu năm 2022 đạt 40,66 nghìn tấn, trị giá 90,75 triệu USD, tăng 147,9% về lượng và tăng 212,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng theo ITC, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh tăng mạnh từ 16,33% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 29,92% trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, nhập khẩu cà phê của Anh từ Brazil chỉ đạt 26 nghìn tấn, trị giá 112 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Anh giảm từ 22,2% trong 6 tháng đầu năm 2021 xuống 18,9% trong 6 tháng đầu năm nay.
UKVFTA và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu Arabica
Như vậy có thể thấy, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (Hiệp định UKVFTA) đã hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam mở rộng thị phần tại Anh.
Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương tin tưởng rằng, với sự phục hồi kinh tế của Anh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2022.
Bộ Công Thương cho biết sau 6 năm kể từ khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết thị hiếu tiêu dùng cà phê ở Vương quốc Anh có sự khác biệt rõ ràng so với các nước châu Âu khác.
“Cà phê hòa tan là chủng loại cà phê được người tiêu dùng Anh ưa chuộng nhất. Các thương hiệu cà phê hòa tan hàng đầu tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn so với các nhãn hiệu cà phê mới xay của họ”, - Cục Xuất nhập khẩu khẳng định.
Cũng theo nhận định của các chuyên gia, thị trường Anh có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.
Do đó,
để xuất khẩu cà phê sang Anh ổn định, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. Bên cạnh đó, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Anh.
Bộ lưu ý, khẩu vị người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam. Cà phê thành phẩm có mùi và vị mạnh quá sẽ khó bán ở thị trường Anh.
Thêm vào đó, người Anh có thói quen đọc thông tin trên bao bì rất kỹ để xác định xem sản phẩm có thành phần gây dị ứng hay không, nên được pha chế như thế nào, có đạt các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội & quản trị). Do đó, các nhà phân phối muốn sản phẩm vừa phù hợp thị hiếu tiêu dùng vừa có bao bì đẹp.
Bộ Công Thương đề nghị, để tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định UKVFTA, doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường Anh, chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các tập đoàn phân phối lớn.
“Đặc biệt, doanh nghiệp cần nắm bắt công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển, sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm của khách hàng của các ngân hàng Anh”, - Cục Xuất nhập khẩu lưu ý.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường Anh, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.
Hiện, cà phê nhân từ Việt Nam xuất khẩu đa phần là Robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp.
Do đó, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Anh, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.