https://kevesko.vn/20220923/xoe-tien-ra-day-nhat-tien-te-nhi-quan-he-18065964.html
“Xoè tiền ra đây! Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”
“Xoè tiền ra đây! Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”
Sputnik Việt Nam
Có đến 73% doanh nghiệp Bạc Liêu nói phải chi hoa hồng thì mới trúng được thầu. Đặc biệt, có tới 70% doanh nghiệp cho biết hợp đồng, đất đai và các nguồn lực... 23.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-23T23:47+0700
2022-09-23T23:47+0700
2022-09-23T23:46+0700
việt nam
bạc liêu
tham nhũng
сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam
vi phạm
cán bộ
doanh nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/920/77/9207799_0:113:1200:788_1920x0_80_0_0_3c5385c947a315e2c5adae04341f80bc.jpg
Đây là một thông tin tưởng như bất ngờ mà lại không gây kinh ngạc được đề cập tại hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2021 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức.‘Xoè tiền’ hoa hồng thì mới trúng thầuChiều ngày 23/9, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức công bố chỉ số năng lực cạnh trang cấp tỉnh PCI năm 2021.Thông tin tại hội nghị cho thấy, theo kết quả khảo sát được báo cáo chính thức, chỉ số PCI tỉnh Bạc Liêu xếp thứ 55/63 tỉnh, thành cả nước, tăng 1,64 điểm - tăng 8 bậc so với năm 2020 (năm 2020 được 59,61 điểm, xếp thứ 63/63 tỉnh, thành cả nước, xếp hạng điều hành ở nhóm tương đối thấp so với cả nước), xếp hạng điều hành ở nhóm tương đối thấp so với cả nước và đứng thứ 12/13 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Như vậy, Bạc Liêu đã từ “đội sổ” đứng cuối cả nước, vươn lên vị trí thứ 55, tăng được 8 bậc.Theo ông Huỳnh Chí Nguyện, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, so với năm 2020, PCI năm 2021 tỉnh Bạc Liêu tăng 8 bậc. Kết quả này cho thấy có dấu hiệu khả quan trong việc tăng cường, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnhTuy nhiên, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu, có tới 73% doanh nghiệp cho biết chi trả hoa hồng là cần thiết để có cơ hội thắng thầu, xếp hạng thứ 62/63.Đặc biệt, có tới 90% doanh nghiệp cho biết “tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra xây dựng, xếp hạng thứ 60/63. Có tới 69% doanh nghiệp thừa nhận “hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến”.Theo ông Nguyện, điều này cho thấy, chi phí không chính thức vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở một số lĩnh vực thủ tục thiết yếu với doanh nghiệp.Bên cạnh đó, doanh nghiệp đánh giá các sở, ngành, chính quyền cấp huyện, thị xã, thành phố không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh, làm cho thứ hạng của các chỉ tiêu này ở mức thấp.“Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”Cùng với đó, các nhóm các chỉ số giảm điểm cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như ở chỉ số cạnh tranh bình đẳng. Có đến 70% doanh nghiệp cho biết hợp đồng, đất đai và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh.Có đến 60% doanh nghiệp cho biết tỉnh ưu tiên giải quyết các khó khăn cho các doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.Đồng thời, có 50% doanh nghiệp cho biết việc tỉnh ưu ái cho doanh nghiệp lớn (cả Nhà nước và tư nhân) gây khó khăn cho doanh nghiệp.“Dân rất khó chịu”Phát biểu tại buổi công bố hôm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thẳng thắn nhìn nhận rằng, đối với Chỉ số PCI là kết quả điều tra xã hội học, phản ánh cảm nhận của doanh nghiệp đối với các nội dung hoạt động cụ thể của hệ thống chính quyền tỉnh nhà.Theo lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, chỉ có thái độ cầu thị, thực sự nghiêm túc, đánh giá trúng vấn đề và sự quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị cộng với sự tư vấn, hỗ trợ của VCCI và các cơ quan Trung ương thì “chúng ta mới có thể thay đổi được tình thế còn rất nhiều khó khăn hiện nay”.Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bày tỏ, người dân hài lòng rồi thì cái gì cũng được, còn không hài lòng thì rất khó để làm việc. Ông Phạm Văn Thiều cho hay, chi phí không chính thức là vấn đề khó chịu nhất của người dân.Ông Thiều cũng nói thêm, thời gian tới Bạc Liêu “chạy” vào top cao thì những địa phương khác cũng sẽ “chạy”.Mạnh dạn loại bỏ cán bộ nhũng nhiễuVậy nên, để cải thiện và nâng cao chỉ số này, trong năm 2022 chính quyền tỉnh cần nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp ở những thủ tục như: quản lý thị trường, thanh tra môi trường, thanh tra phòng cháy, chữa cháy, đăng ký doanh nghiệp, sửa đổi đăng ký doanh nghiệp, thanh tra thuế…Cùng với đó, tỉnh Bạc Liêu cũng cần tăng cường đẩy mạnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tăng cường việc thanh tra, kiểm tra thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12-CT/TU năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các đơn vị trực tiếp làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư.Trong đó, cần kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng, lạm dụng gây sách nhiễu, khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính. Tỉnh Bạc Liêu sẽ kiểm tra, giám sát minh bạch trong công tác đấu thầu, qua đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bạc Liêu nói thẳng, có 30 - 35% chi phí không chính thức ở mức không chấp nhận được, đây là biểu hiện của tham nhũng vặt.Còn có 17 - 20% doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra 2 - 3 lần trong một năm, có đến 58% phải trả chi phí mới nhận được thông tin đất đai.Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, có kế hoạch khắc phục hạn chế, tồn tại đã được chỉ ra và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu PCI đạt top 20 cả nước đến năm 2025, trước hết là cần xử lý nghiêm các biểu hiện nhũng nhiễu tiêu cực.
https://kevesko.vn/20220915/bo-truong-to-lam-co-ban-buoc-dau-chung-ta-da-ngan-chan-duoc-tham-nhung-17841175.html
https://kevesko.vn/20220913/diem-phong-chong-tham-nhung-cua-can-tho-chi-dat-5595100-17786544.html
https://kevesko.vn/20220831/co-8-pham-nhan-thuoc-dien-ban-chi-dao-phong-chong-tham-nhung-theo-doi-duoc-dac-xa-17463381.html
bạc liêu
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/920/77/9207799_0:0:1200:900_1920x0_80_0_0_18e48699677ecec6629927bbf11bc265.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bạc liêu, tham nhũng, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, vi phạm, cán bộ, doanh nghiệp
việt nam, bạc liêu, tham nhũng, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam, vi phạm, cán bộ, doanh nghiệp
Đây là một thông tin tưởng như bất ngờ mà lại không gây kinh ngạc được đề cập tại hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2021 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và
UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức.
‘Xoè tiền’ hoa hồng thì mới trúng thầu
Chiều ngày 23/9, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức công bố chỉ số năng lực cạnh trang cấp tỉnh PCI năm 2021.
Thông tin tại hội nghị cho thấy, theo kết quả khảo sát được báo cáo chính thức, chỉ số PCI tỉnh Bạc Liêu xếp thứ 55/63 tỉnh, thành cả nước, tăng 1,64 điểm - tăng 8 bậc so với năm 2020 (năm 2020 được 59,61 điểm, xếp thứ 63/63 tỉnh, thành cả nước, xếp hạng điều hành ở nhóm tương đối thấp so với cả nước), xếp hạng điều hành ở nhóm tương đối thấp so với cả nước và đứng thứ 12/13 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy, Bạc Liêu đã từ “đội sổ” đứng cuối cả nước, vươn lên vị trí thứ 55, tăng được 8 bậc.
Theo ông Huỳnh Chí Nguyện, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, so với năm 2020, PCI năm 2021 tỉnh Bạc Liêu tăng 8 bậc. Kết quả này cho thấy có dấu hiệu khả quan trong việc tăng cường, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu, có tới 73% doanh nghiệp cho biết chi trả hoa hồng là cần thiết để có cơ hội thắng thầu, xếp hạng thứ 62/63.
Đặc biệt, có tới 90% doanh nghiệp cho biết “tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra xây dựng, xếp hạng thứ 60/63. Có tới 69% doanh nghiệp thừa nhận “hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến”.
Theo ông Nguyện, điều này cho thấy, chi phí không chính thức vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở một số lĩnh vực thủ tục thiết yếu với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đánh giá các sở, ngành, chính quyền cấp huyện, thị xã, thành phố không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh, làm cho thứ hạng của các chỉ tiêu này ở mức thấp.
15 Tháng Chín 2022, 16:22
“Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”
Cùng với đó, các nhóm các chỉ số giảm điểm cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như ở chỉ số cạnh tranh bình đẳng. Có đến 70% doanh nghiệp cho biết hợp đồng, đất đai và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh.
Có đến 60% doanh nghiệp cho biết tỉnh ưu tiên giải quyết các khó khăn cho các doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
Đồng thời, có 50% doanh nghiệp cho biết việc tỉnh ưu ái cho doanh nghiệp lớn (cả Nhà nước và tư nhân) gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Điều này cho thấy nhìn nhận của cộng đồng doanh nghiệp về sự ưu ái của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp nhà nước, FDI, các doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn và doanh nghiệp "thân quen") nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, - báo cáo cho biết.
Phát biểu tại buổi công bố hôm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thẳng thắn nhìn nhận rằng, đối với Chỉ số PCI là kết quả điều tra xã hội học, phản ánh cảm nhận của doanh nghiệp đối với các nội dung hoạt động cụ thể của hệ thống chính quyền tỉnh nhà.
“Tuy kết quả đánh giá một số tiêu chí có thể chưa chính xác 100% so với thực tế, song nếu chỉ số này giảm liên tục trong nhiều năm và có tăng trong năm 2021 nhưng vẫn ở nhóm điều hành tương đối thấp, thì phải nghiêm túc nhìn nhận một cách khách quan là hệ thống của chúng ta thực sự vẫn còn nhiều vấn đề phải xử lý, chấn chỉnh và sửa đổi”, - ông Thiều thừa nhận.
Theo lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, chỉ có thái độ cầu thị, thực sự nghiêm túc, đánh giá trúng vấn đề và sự quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị cộng với sự tư vấn, hỗ trợ của VCCI và các cơ quan Trung ương thì “chúng ta mới có thể thay đổi được tình thế còn rất nhiều khó khăn hiện nay”.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bày tỏ, người dân hài lòng rồi thì cái gì cũng được, còn không hài lòng thì rất khó để làm việc. Ông Phạm Văn Thiều cho hay, chi phí không chính thức là vấn đề khó chịu nhất của người dân.
“Khi làm hồ sơ thủ tục thì có quy định chi phí, lệ phí hết rồi. Ngoài cái đó lại tự đặt ra thêm làm khó cho người dân, doanh nghiệp thì đó là tham nhũng vặt, không nhiều nhưng rất khó chịu”, - Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu bức xúc.
Ông Thiều cũng nói thêm, thời gian tới Bạc Liêu “chạy” vào top cao thì những địa phương khác cũng sẽ “chạy”.
“Tỉnh ta bước một bước thì các tỉnh khác đã bước 2-3 bước rồi. Khó khăn của tỉnh là xuất phát từ điểm cuối mà muốn "chạy" vào top 20 thì là cả một vấn đề”, - ông Thiều lưu ý và nhấn mạnh, chỉ số còn thấp rơi vào ngành, địa phương nào thì phải quyết liệt cải cách, thông cảm chia sẻ cho người dân, doanh nghiệp.
13 Tháng Chín 2022, 16:41
Mạnh dạn loại bỏ cán bộ nhũng nhiễu
Vậy nên, để cải thiện và nâng cao chỉ số này, trong năm 2022 chính quyền tỉnh cần nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp ở những thủ tục như: quản lý thị trường, thanh tra môi trường, thanh tra phòng cháy, chữa cháy, đăng ký doanh nghiệp, sửa đổi đăng ký doanh nghiệp, thanh tra thuế…
Cùng với đó, tỉnh Bạc Liêu cũng cần tăng cường đẩy mạnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tăng cường việc thanh tra, kiểm tra thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12-CT/TU năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các đơn vị trực tiếp làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Trong đó, cần kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng, lạm dụng gây sách nhiễu, khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính. Tỉnh Bạc Liêu sẽ kiểm tra, giám sát minh bạch trong công tác đấu thầu, qua đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bạc Liêu nói thẳng, có 30 - 35% chi phí không chính thức ở mức không chấp nhận được, đây là
biểu hiện của tham nhũng vặt.
Còn có 17 - 20% doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra 2 - 3 lần trong một năm, có đến 58% phải trả chi phí mới nhận được thông tin đất đai.
“Cán bộ, công chức mình đã làm khó doanh nghiệp như thế nào?”, - nữ Phó Bí thư tỉnh chất vấn.
Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, có kế hoạch khắc phục hạn chế, tồn tại đã được chỉ ra và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu PCI đạt top 20 cả nước đến năm 2025, trước hết là cần xử lý nghiêm các biểu hiện nhũng nhiễu tiêu cực.
“Nhất là tình trạng trên trải thảm, dưới rải đinh, thủ kho to hơn thủ trưởng”, - bà Ái Nam nói và đề xuất tỉnh Bạc Liêu cần mạnh dạn thay đổi cán bộ có hành vi nhũng nhiễu làm khổ người dân, doanh nghiệp.