Nguyên nhân nào giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á?

© Depositphotos.com / Nguyenkhanhvukhoa@gmail.comToàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Đăng ký
Theo dự báo của ADB, Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.
TS. Lê Đăng Doanh đã chỉ ra những nguyên nhân giúp Việt Nam đạt được thành quả này, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để kinh tế Việt Nam duy trì đà phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

Việt Nam tăng trưởng số 1 Đông Nam Á

Vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định giữ nguyên đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam với tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023.
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries nhận định, trong nửa đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến và sẽ vẫn tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều bất ổn.
Các chỉ số cân đối kinh tế mạnh mẽ và sự phục hồi của ngành sản xuất chế biến chế tạo và dịch vụ đang giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2022
Kinh tế Việt Nam tăng vượt mong đợi, NHNN can thiệp thành công ‘cứu’ tiền Đồng
Theo những dự báo của ADB, Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.
TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, kinh tế thế giới hiện đang biến động và tăng trưởng rất thấp. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã 5 lần điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và lần nào cũng là điều chỉnh xuống.
Hiện Việt Nam đang cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7%/năm, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo có thể đạt 7,5%.

Những vấn đề cần thay đổi

Tình hình thế giới và trong nước thay đổi sẽ tác động lớn tới doanh nghiệp. Các thay đổi đó đòi hỏi doanh nghiệp thay đổi sản phẩm, công nghệ, kết nối theo chuỗi giá trị và thực hiện chuyển đổi số, kết nối với khách hàng trong và ngoài nước.
Đồng thời, cần nâng cao tính công khai minh bạch trong quy trình sản xuất và kinh doanh; nâng cao tính năng động, kết nối quốc tế và trong nước, từ bỏ cách kinh doanh theo kinh nghiệm và truyền thống, sẵn sàng chấp nhận cái mới.
Trước những biến động của thị trường thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp phải tái cơ cấu sản xuất, điều chỉnh chiến lược, linh hoạt và năng động hơn.
Trong năm 2022, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những rủi ro thách thức mới. Do vậy, cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vượt qua khó khăn để có thể trụ vững và hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.
“Tình hình kinh tế của Việt Nam trong 4 tháng cuối năm sẽ tiếp tục biến động và chưa ổn định, vì vậy các doanh nghiệp cần phải theo sát tình hình, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu dự báo trước biến động để tìm ra cơ hội cho doanh nghiệp mình”, - ông Doanh nói.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Kinh tế Trung Quốc bất ổn, Việt Nam hưởng lợi
TS. Lê Đăng Doanh cũng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động như gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng giải ngân trong hai năm 2022-2023, giảm thuế GTGT 2%, giảm lãi suất cho vay 2%/năm…
Dù vậy, sau 2 năm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vẫn khát vốn, gặp khó khăn tài chính, trong khi lãi suất cho vay tăng cao (15% - 16%/năm).
Ngoài ra, việc giải ngân gói cứu trợ chậm đến công nhân ở nhiều tỉnh, thủ tục hành chính chồng chéo, phức tạp. Bên cạnh đó, chi phí về thời gian và tiền bạc càng khiến cho doanh nghiệp giảm năng lực cạnh tranh.
Ngành bất động sản hiện đóng góp trực tiếp khoảng 10% GDP và gián tiếp khoảng 20% GDP thông qua các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý về bất động sản chưa được đồng bộ và đang cho thấy nhiều bất cập chưa được bổ sung sửa đổi. Thêm vào đó, ngân hàng siết tín dụng dẫn tới lượng cung mới và giao dịch bất động sản giảm.

Chú trọng kinh tế hộ gia đình

TS. Lê Đăng Doanh nhận định, kinh tế hộ gia đình hiện nay tại Việt Nam chiếm 32%, là mức tỷ trọng cao.
Do vậy, các cơ quan, hiệp hội phải hỗ trợ liên kết các kinh tế hộ gia đình trở thành doanh nghiệp. Nếu được trợ giúp về khoa học công nghệ, tuân thủ các quy định về hạch toán, biên lai, chứng từ, không phải nộp thuế khoán và “thương lượng” với cán bộ thu thuế như hiện nay, các doanh nghiệp này sẽ có thể phát triển rất mạnh mẽ.
Trong thời gian tới, cần cải cách các thủ tục, khuyến khích nâng cấp hộ kinh doanh lên doanh nghiệp có đăng ký, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp huy động được nguồn lực trong dân.
Ninh Bình đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động sau dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, Chính phủ không vay nợ nhiều
Đồng thời, cần khuyến khích các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư vào khoa học - công nghệ như vận dụng kinh tế số trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản…

“Nông nghiệp sẽ phải tiếp tục tăng trưởng ổn định 1,75%/năm, là bệ đỡ an toàn cho nền kinh tế Việt Nam”, - ông Doanh nhận định.

Theo ông Doanh, để nông nghiệp phát triển, cần sửa Luật Đất đai, tạo điều kiện để chuyển sang nông nghiệp quy mô lớn, sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn, tiến hành cơ giới hóa và sử dụng các công nghệ tưới tiêu hiện đại.
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, việc Mỹ đánh thuế cao các sản phẩm hàng hóa từ Trung Quốc có thể là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với 52 nền kinh tế, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần phối hợp với nhà chức trách, xác định rõ xu hướng thị trường, tìm kiếm các cơ hội mới để phát triển doanh nghiệp. Nếu thấy có cơ hội phải tranh thủ tận dụng, bởi các nước khác cũng đang cạnh tranh với những sản phẩm của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала