https://kevesko.vn/20220926/nguoi-dan-toc-thieu-so-lam-nong-vung-tay-bac-viet-nam-noi-khong-voi-bien-doi-khi-hau-18104712.html
Người dân tộc thiểu số làm nông vùng Tây Bắc Việt Nam ‘nói không’ với biến đổi khí hậu
Người dân tộc thiểu số làm nông vùng Tây Bắc Việt Nam ‘nói không’ với biến đổi khí hậu
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm qua do tác... 26.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-26T15:23+0700
2022-09-26T15:23+0700
2022-09-26T15:23+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
nông nghiệp
biến đổi khí hậu
dân tộc
sinh thái-môi trường
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/1a/18103195_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_f696a9b2303766eac8b809db0bb10538.jpg
Hành trình 3 năm thực hiện Dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc Việt Nam (VOF) triển khai tại hai tỉnh Sơn La và Lai Châu đã khép lại với nhiều kết quả khả quan.Lấy con người làm trung tâmDự án VOF hướng tới hỗ trợ đồng bào dân tộc tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của BĐKH tại vùng Tây Bắc thông qua thúc đẩy nông nghiệp thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định.Dự án do Hiệp hội Tổ chức Xã hội Dân sự Đan Mạch (CISU) tài trợ, thông qua Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) và do PanNature điều phối các hoạt động, phối hợp thực hiện cùng với Hội nông dân tỉnh Sơn La và Lai Châu. Trọng tâm của dự án là mô hình Làng nông nghiệp ứng phó (Làng NNƯP) với BĐKH.Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Đức Tố Lưu, Quản lý dự án VOF, Trung tâm PanNature, cho biết thành công của dự án đến từ các yếu tố sau:Các hoạt động của dự án đã từng bước tác động làm thay đổi nhận thức của người nông dân về ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất, chăn nuôi và nắm được các kiến thức về trồng cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp; nuôi bò thịt và bò đực giống; ủ thức ăn cho gia súc; ủ phân từ phân thải chăn nuôi và phế phẩm nông nghiệp.Chia sẻ với Sputnik, chị Hà Thị Bông, nhóm Nông dân ứng phó BĐKH bản Nà Khái, tỉnh Sơn La, cho biết trước khi tham gia, bà con canh tác theo tập quán địa phương. Qua nhiều năm canh tác, nền đất bị rửa trôi rất nhiều, gây hiện tượng xói mòn và khô cằn. Hơn nữa, thời tiết thay đổi thất thường lúc mưa như trút, lúc nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Chăn nuôi trước kia chăn nuôi thả nên tốn công lao động, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vì chất thải rơi vãi.Cũng theo chị Bông, trồng cỏ tới tháng 3 đã được thu hoạch nên đỡ hơn nhiều so với việc chăn nuôi gia súc thả rông. Chị Bông hồ hởi khoe thành quả lao động của mình.Chuyển đổi nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trườngTại Hội nghị Tổng kết dự án VOF diễn ra mới đây tại Sơn La, các chuyên gia đã đưa ra đánh giá cuối dự án sau 3 năm thực hiện, tỷ lệ nhận biết về vấn đề BĐKH của cộng đồng tại các Làng nông nghiệp ứng phó đạt 100%, trong đó trung bình 50% là thông qua các hoạt động mà dự án đã làm.Khi được hỏi về việc liệu bà con có quay lại phương thức canh tác cũ khi dự án kết thúc hay không? Ông Nguyễn Đức Tố Lưu giải thích:Ví dụ những chuyển đổi thành công của dự án như phát triển lúa đặc sản nếp tan ở Bản Lang, Phong Thổ, Lai Châu đạt danh hiệu OCOP; chuyển đổi trồng Chè theo tiêu chuẩn xuất khẩu đi châu Âu ở bản Nà Cà, Tam Đường, Bình Lư; di dời chuồng trại nuôi Bò ra khỏi gầm nhà sàn ở bản Phé A, Tông Cọ, Mộc Châu; phát triển nông lâm kết hợp và sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho cây ăn quả ở các bản tại Sơn La.Một khi những thay đổi đã được người nông dân lựa chọn, thực hành cùng với các bên, sản xuất tại cộng đồng không quay lại phương thức cũ nữa, mà phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay.Làng NNƯP - Chìa khóa cho bài toán BĐKH tại Việt NamDự án đã góp phần tăng cường vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể là việc chuyển đổi diện tích cây nông nghiệp ngắn ngày không hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp; đề xuất lồng ghép vấn đề định hướng sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap vào kế hoạch của bản, xã. Giờ đây mỗi nông dân là một tuyên truyền viên đắc lực của mô hình Làng NNƯP.Từ phía dự án, ông Nguyễn Đức Tố Lưu, Quản lý dự án VOF đề xuất rằng, trước hết cần có sự truyền thông rộng rãi và hiệu quả, chia sẻ các kết quả và bài học kinh nghiệm của mô hình ở địa phương cũng như qua truyền thông đại chúng. Các cấp chính quyền và các ban ngành chuyên môn ở địa phương cần nhân rộng mô hình, trước hết ngay ở những địa bàn đã thực hiện, sau đó là sự lồng ghép trong các chủ trương của địa phương về nông nghiệp tuần hoàn.Nhờ trau dồi các kỹ năng như thuyết trình, sử dụng internet, mạng xã hội, chụp ảnh, quay phim bằng điện thoại thông minh qua các hoạt động dự án, người nông dân Tây Bắc đã trở nên tự tin hơn để mang sản phẩm của mình quảng bá tới mọi miền tổ quốc.
https://kevesko.vn/20220810/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-ty-le-tu-tu-duoc-tiet-lo-16950425.html
https://kevesko.vn/20220915/nga-mo-gian-hang-tai-hoi-cho-trien-lam-nong-nghiep-quoc-te-2022-viet-nam-17841664.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/1a/18103195_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_38f68967198f315748ab31a8de5eee88.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, dân tộc, sinh thái-môi trường
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, dân tộc, sinh thái-môi trường
Người dân tộc thiểu số làm nông vùng Tây Bắc Việt Nam ‘nói không’ với biến đổi khí hậu
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm qua do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Không để "làm khó" mình, những nông dân tại các tỉnh khu vực Tây Bắc đã tìm ra nhiều cách để ứng phó.
Hành trình 3 năm thực hiện Dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc Việt Nam (VOF) triển khai tại hai tỉnh Sơn La và Lai Châu đã khép lại với nhiều kết quả khả quan.
Lấy con người làm trung tâm
Dự án VOF hướng tới hỗ trợ
đồng bào dân tộc tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của BĐKH tại vùng Tây Bắc thông qua thúc đẩy nông nghiệp thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định.
Dự án do Hiệp hội Tổ chức Xã hội Dân sự Đan Mạch (CISU) tài trợ, thông qua Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) và do PanNature điều phối các hoạt động, phối hợp thực hiện cùng với Hội nông dân tỉnh Sơn La và Lai Châu. Trọng tâm của dự án là mô hình Làng nông nghiệp ứng phó (Làng NNƯP) với BĐKH.
Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Đức Tố Lưu, Quản lý dự án VOF, Trung tâm PanNature, cho biết thành công của dự án đến từ các yếu tố sau:
“Điểm mấu chốt của mô hình Làng nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là đã tập hợp và phát huy nội lực cùng sự chủ động của cộng đồng người nông dân trong bối cảnh thay đổi mạnh mẽ của khí hậu, công nghệ, thị trường và chính sách. Một nhóm nông dân tiên phong được người dân lựa chọn làm hạt nhân cho các thay đổi và ứng phó trong nông nghiệp tại cộng đồng. Cách tiếp cận tổng hợp nhưng linh hoạt, lấy người dân làm trung tâm, bắt đầu bằng những hành động thực tế mà hướng tới sự phát triển của cả cộng đồng, là bài học quý nhất của dự án".
Các hoạt động của dự án đã từng bước tác động làm thay đổi nhận thức của người nông dân về ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất, chăn nuôi và nắm được các kiến thức về trồng cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp; nuôi bò thịt và bò đực giống; ủ thức ăn cho gia súc; ủ phân từ phân thải chăn nuôi và phế phẩm nông nghiệp.
Chia sẻ với Sputnik, chị Hà Thị Bông, nhóm Nông dân ứng phó BĐKH bản Nà Khái, tỉnh Sơn La, cho biết trước khi tham gia, bà con canh tác theo tập quán địa phương. Qua nhiều năm canh tác, nền đất bị rửa trôi rất nhiều, gây hiện tượng xói mòn và khô cằn.
Hơn nữa, thời tiết thay đổi thất thường lúc mưa như trút, lúc nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Chăn nuôi trước kia chăn nuôi thả nên tốn công lao động, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vì chất thải rơi vãi.
“Từ khi tham gia dự án, các chị cũng được tiếp thu định hướng của chương trình dự án nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, áp dụng mô hình trồng xoài tròn xen cỏ. Thứ nhất là làm đất theo đường băng chống rửa trôi, giảm dòng chảy. Trồng cây trên đường băng giúp giữ màu, chống xói mòn. Trong khoảng đường băng, chúng tôi trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi", chị Bông cho biết.
Cũng theo chị Bông, trồng cỏ tới tháng 3 đã được thu hoạch nên đỡ hơn nhiều so với việc chăn nuôi gia súc thả rông. Chị Bông hồ hởi khoe thành quả lao động của mình.
“Cũng không tốn nhiều công lao động như trước. Bây giờ chỉ cần một người đi cắt cỏ là đủ cho gia súc ăn cả ngày. Thứ hai là việc nuôi nhốt, phân thu gom được và xử lý qua ủ phân vi sinh. Dự án cũng cung cấp men vi sinh để ủ. Phân qua ủ cũng được xử lý và bón cho cây trồng rất tốt".
Chuyển đổi nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường
Tại Hội nghị Tổng kết dự án VOF diễn ra mới đây tại Sơn La, các chuyên gia đã đưa ra đánh giá cuối dự án sau 3 năm thực hiện, tỷ lệ nhận biết về vấn đề BĐKH của cộng đồng tại các Làng nông nghiệp ứng phó đạt 100%, trong đó trung bình 50% là thông qua các hoạt động mà dự án đã làm.
“Bà con các làng đều rất thích mô hình Làng NNƯP do nó đề cập đến những vấn đề thiết thực của bà con trong sản xuất và bà con hoàn toàn được chủ động trong việc quyết định những giải pháp áp dụng và được hỗ trợ một cách đa dạng từ kỹ thuật, phương tiện đến các mối quan hệ, liên kết công việc", ông Nguyễn Đức Tố Lưu, Quản lý dự án VOF, Trung tâm PanNature nhận định.
Khi được hỏi về việc liệu bà con có quay lại phương thức canh tác cũ khi dự án kết thúc hay không? Ông Nguyễn Đức Tố Lưu giải thích:
“Mô hình Làng NNƯP được xây dựng phát triển theo vòng xoáy ốc, những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp từ thấp đến cao trên các lĩnh vực từ nhận thức, kỹ năng thực hành đến thị trường tiêu thụ nông sản và quản lý kế hoạch sản xuất".
Ví dụ những chuyển đổi thành công của dự án như phát triển lúa đặc sản nếp tan ở Bản Lang, Phong Thổ, Lai Châu đạt danh hiệu OCOP; chuyển đổi trồng Chè theo tiêu chuẩn
xuất khẩu đi châu Âu ở bản Nà Cà, Tam Đường, Bình Lư; di dời chuồng trại nuôi Bò ra khỏi gầm nhà sàn ở bản Phé A, Tông Cọ, Mộc Châu; phát triển nông lâm kết hợp và sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho cây ăn quả ở các bản tại Sơn La.
“Xã bản có 13 bản nhưng chỉ có bản và 38 hộ trong bản đều tham gia. Bà con đời sống đều khá hơn 2-3 năm trước . Trước chưa có cán bộ kỹ thuật của dự án thì bà con nông dân mua nhiều giống, cấy nhiều mạ, chưa biết thu gom rơm rạ, lúa năng suất thấp. Từ 2019 có cán bộ kỹ thuật từ UBND tỉnh hỗ trợ từ phân, giống thì gia đình tôi trước chỉ thu hoạch được 3-4 tấn/ha. Hiện nay giống ít cấy mạ ít, nhưng năng suất cao. Ngoài ra nhà tôi còn chăn nuôi lợn”, ông Vàng Văn Chẻo, trưởng nhóm Nông dân ứng phó BĐKH tại bản Hợp 1, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, Lai Châu chia sẻ với Sputnik.
Một khi những thay đổi đã được người nông dân lựa chọn, thực hành cùng với các bên, sản xuất tại cộng đồng không quay lại phương thức cũ nữa, mà phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay.
“Theo đánh giá của tư vấn độc lập cuối dự án, doanh thu và lợi nhuận của các hộ gia đình tham gia vào dự án đã tăng hơn gấp 2 so với thời điểm trước dự án. Không chỉ là thu nhập bà con tốt hơn, mà nay bà con đã biết chủ động và tự tin hơn để xây dựng cuộc sống của mình trong bối cảnh biến động hiện nay đối với sản xuất nông nghiệp", ông Nguyễn Đức Tố Lưu cho biết thêm.
15 Tháng Chín 2022, 16:31
Làng NNƯP - Chìa khóa cho bài toán BĐKH tại Việt Nam
Dự án đã góp phần tăng cường vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể là việc chuyển đổi diện tích cây
nông nghiệp ngắn ngày không hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp; đề xuất lồng ghép vấn đề định hướng sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap vào kế hoạch của bản, xã. Giờ đây mỗi nông dân là một tuyên truyền viên đắc lực của mô hình Làng NNƯP.
“Sau khi tham gia, bà con mong muốn học hỏi thêm nữa mô hình này qua những buổi họp đoàn thể, họp bản. Tại đây, chúng tôi cũng tổ chức tuyên truyền, vận động về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi khép kín. Từ kiến thức tiếp thu được qua các buổi tập huấn mà mỗi hộ là một tuyên truyền viên, cũng tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi ở đồng ở chợ. Các bản khác cũng rất tâm đắc với mô hình của bản mình và mong muốn mô hình được nhân rộng hơn nữa", chị Hà Thị Bông, nhóm Nông dân ứng phó BĐKH bản Nà Khái, Sơn La chia sẻ với Sputnik.
Từ phía dự án, ông Nguyễn Đức Tố Lưu, Quản lý dự án VOF đề xuất rằng, trước hết cần có sự truyền thông rộng rãi và hiệu quả, chia sẻ các kết quả và bài học kinh nghiệm của mô hình ở địa phương cũng như qua truyền thông đại chúng. Các cấp chính quyền và các ban ngành chuyên môn ở địa phương cần nhân rộng mô hình, trước hết ngay ở những địa bàn đã thực hiện, sau đó là sự lồng ghép trong các chủ trương của địa phương về nông nghiệp tuần hoàn.
“Mô hình cũng có thể mở rộng hơn theo lĩnh vực, không chỉ là Làng nông nghiệp, mà là Làng sinh thái, Làng ứng phó với BĐKH... khi huy động sức mạnh cộng đồng để giải quyết những thách thức về môi trường đang đặt ra đối với các cộng đồng người dân miền núi. Theo khuyến nghị của tư vấn độc lập, Dự án hoàn toàn có thể mở rộng hơn các can thiệp kỹ thuật để áp dụng kinh nghiệm thực hiện vào Chương trình mục tiêu quốc gia", ông Lưu nhấn mạnh.
Nhờ trau dồi các kỹ năng như thuyết trình, sử dụng internet, mạng xã hội, chụp ảnh, quay phim bằng điện thoại thông minh qua các hoạt động dự án, người nông dân Tây Bắc đã trở nên tự tin hơn để mang sản phẩm của mình quảng bá tới mọi miền tổ quốc.