https://kevesko.vn/20221003/nhat-phan-doi-trung-quoc-khai-thac-khi-dot-o-bien-hoa-dong-18288319.html
Nhật phản đối Trung Quốc khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông
Nhật phản đối Trung Quốc khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Nhật Bản phản đối Trung Quốc liên quan đến việc đơn phương phát triển mỏ khí đốt ở Biển Hoa Đông, hãng tin Kyodo đưa tin. 03.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-03T21:34+0700
2022-10-03T21:34+0700
2022-10-03T21:33+0700
thế giới
nhật bản
trung quốc
khí đốt
biển hoa đông
xung đột
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/16/9624982_0:3:3848:2168_1920x0_80_0_0_c360640bef20c2a5bc1efa00752be4d8.jpg
Có lưu ý Bộ Ngoại giao Nhật Bản phản đối các dấu hiệu của việc đốt khí đốt xuất hiện tại cơ sở được xây dựng bên phía Trung Quốc của đường phân giới. Takehiro Funakoshi, Vụ trưởng Vụ Châu Á và Châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đã chuyển lời phản đối thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản.Vào tháng 6, Nhật Bản cũng phản đối Trung Quốc về việc hoàn thành một giàn khoan ở Biển Hoa Đông qua ranh giới phân chia giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Thiết bị khoan đã được đưa vào lắp đặt.Khoan mỏ khí ở Trung QuốcTrung Quốc đang khoan các mỏ khí đốt tại các cơ sở ở Biển Hoa Đông, một khu vực mà hai nước chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về biên giới. Nhật Bản cho rằng đường này chạy dọc biên giới vùng đặc quyền kinh tế của mình, Trung Quốc khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của họ kéo dài đến rãnh Okinawa.Giàn khoan được Nhật Bản phát hiện vào tháng 5 năm nay đã là giàn khoan thứ 17 do Trung Quốc xây dựng trong khu vực. Tokyo cho rằng Trung Quốc đang đơn phương phát triển mỏ khí đốt nằm trên biên giới giữa hai nước và được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền bình đẳng.Năm 2008, Nhật Bản và Trung Quốc đồng ý cùng phát triển các mỏ nằm trong khu vực tranh chấp và bắt đầu đàm phán về việc thực hiện cụ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi một tàu đánh cá của Trung Quốc va chạm với một tàu an ninh hàng hải của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku vào năm 2010, các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn từ phía Trung Quốc.
https://kevesko.vn/20220906/nhat-ban-lo-lang-ve-quan-he-quan-su-giua-nga-va-trung-quoc-17616255.html
nhật bản
trung quốc
biển hoa đông
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/16/9624982_476:0:3372:2172_1920x0_80_0_0_328aa348a3dcca59216ad0aa27bfca61.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, nhật bản, trung quốc, khí đốt, biển hoa đông, xung đột
thế giới, nhật bản, trung quốc, khí đốt, biển hoa đông, xung đột
Nhật phản đối Trung Quốc khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông
MOSKVA (Sputnik) - Nhật Bản phản đối Trung Quốc liên quan đến việc đơn phương phát triển mỏ khí đốt ở Biển Hoa Đông, hãng tin Kyodo đưa tin.
Có lưu ý Bộ Ngoại giao Nhật Bản phản đối các dấu hiệu của
việc đốt khí đốt xuất hiện tại cơ sở được xây dựng bên phía Trung Quốc của đường phân giới. Takehiro Funakoshi, Vụ trưởng Vụ Châu Á và Châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đã chuyển lời phản đối thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản.
Vào tháng 6, Nhật Bản cũng phản đối Trung Quốc về việc hoàn thành một giàn khoan ở Biển Hoa Đông qua ranh giới phân chia giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Thiết bị khoan đã được đưa vào lắp đặt.
Khoan mỏ khí ở Trung Quốc
Trung Quốc đang khoan các mỏ khí đốt tại
các cơ sở ở Biển Hoa Đông, một khu vực mà hai nước chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về biên giới. Nhật Bản cho rằng đường này chạy dọc biên giới vùng đặc quyền kinh tế của mình, Trung Quốc khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của họ kéo dài đến rãnh Okinawa.
Giàn khoan được Nhật Bản phát hiện vào tháng 5 năm nay đã là giàn khoan thứ 17 do Trung Quốc xây dựng trong khu vực. Tokyo cho rằng Trung Quốc đang đơn phương phát triển mỏ khí đốt nằm trên biên giới giữa hai nước và được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền bình đẳng.
Năm 2008, Nhật Bản và Trung Quốc
đồng ý cùng phát triển các mỏ nằm trong khu vực tranh chấp và bắt đầu đàm phán về việc thực hiện cụ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi một tàu đánh cá của Trung Quốc va chạm với một tàu an ninh hàng hải của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku vào năm 2010, các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn từ phía Trung Quốc.